Thiên đường ma túy, thác loạn trong nhà tù nghiêm nhất Philippines
Nhà tù an ninh nghiêm ngặt nhất Philippines lại là một trung tâm mua bán ma túy, nơi các bữa tiệc tùng thác loạn thường xuyên diễn ra.
Cựu thiếu tá cảnh sát Rodolfo Magleo làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Philippines. Ảnh: Inquirer
Cựu thiếu tá cảnh sát quốc gia Philippines Rodolfo Magleo hôm qua đã khiến dư luận nước này chấn động, khi khai nhận trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng nhà tù được xếp vào diện nghiêm ngặt nhất mà ông ta đang thụ án từng là một thiên đường ma túy, nơi các hoạt động buôn bán ma túy phi pháp diễn ra công khai, cùng những buổi tiệc tùng thác loạn thâu đêm suốt sáng, theo Inquirer.
Magleo bị kết án tù vào năm 2004 vì tội bắt cóc người khác, và thụ án tại nhà tù Tân Bilibid ở Muntinlupa. Ông này cùng một tù nhân khác được đưa ra trước Hạ viện để làm chứng về những sai phạm trong công tác quản lý nhà tù của cựu Bộ trưởng Tư pháp Leila De Lima, người vừa mở cuộc điều tra về chiến dịch chống tội phạm ma túy đẫm máu do Tổng thống Rodrigo Duterte phát động.
Theo lời kể của Magleo, nhà tù Tân Bilibid trực thuộc Bộ Tư pháp dưới thời quản lý của bà De Lima từ năm 2010 đến 2015, là nơi giam giữ những tù nhân khét tiếng nhất Philippines, nhưng lại được biết đến với tên gọi “Tiểu Las Vegas” bởi sự phổ biến của ma túy, cờ bạc, tiệc tùng và mại dâm bên trong nhà tù này.
“Đó là một trung tâm buôn bán ma túy của Philippines dưới thời bà De Lima, bởi các mạng lưới ma túy trên toàn quốc đều được điều hành từ nhà tù an ninh nghiêm ngặt này”, cựu thiếu tá Magleo khai nhận. Ước tính khoảng 80% tù nhân trong nhà tù sở hữu điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác.
Magleo cho hay các ông trùm ma túy từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Đài Loan, Malaysia và châu Phi bị giam giữ bên trong nhà tù này vẫn tiếp tục điều hành đường dây của mình, trong khi các trùm ma túy Philippines vẫn cung cấp shabu (ma túy đá) cho thị trường trong nước.
Ông này cho biết vào năm 2011, bà De Lima cùng một trợ lý an ninh và tài xế Ronnie Dayan tới thăm nhà tù Tân Bilibid và đề nghị ông giúp sức để duy trì trật tự trong tù. Bà này được cho là đã trao đổi số điện thoại với Magleo và ba tù nhân khác.
Theo lời khai, tài xế Dayan của bà De Lima có nhiệm vụ thu khoản tiền hối lộ khổng lồ từ các “thủ lĩnh” băng đảng trong nhà tù để làm ngơ cho họ tiếp tục thực hiện các hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, trong đó nổi bật là ông trùm Jaybee Sebastian “Biệt kích”. Những đại ca băng đảng nào không nộp đủ 50.000 peso (hơn 1.000 USD) mỗi tuần cho Dayan sẽ bị mất chức và chuyển đi nơi khác
Tháng 12/2014, nhóm trùm băng đảng có tên gọi là “Bilibid 19″ này bị chuyển từ Tân Bilibid sang nhà tù của Cục Điều tra Quốc gia. Sebastian cho biết chính hắn ta đã lên kế hoạch chuyển tù này, nhằm thao túng hoạt động buôn bán ma túy trong nhà tù Tân Bilibid, bởi hắn ta có quan hệ tốt với bà De Lima và Cục trưởng Cục Cải tạo Franklin Bucayo. Sebastian chính là người đã vung tiền tài trợ cho các hoạt động của Cục Cải tạo, sở hữu căng tin trong khu thăm nuôi của nhà tù, và sắm máy tính để cơ quan này thực hiện hình thức thăm nuôi trực tuyến.
Sau khi nhóm “Bilibid 19″ bị chuyển đi, Sebastian thu phục toàn bộ các trùm ma túy nước ngoài và trong nước tại nhà tù này để độc quyền điều hành tất cả mọi giao dịch ma túy trong nhà tù. Các trùm ma túy nước ngoài khi thực hiện giao dịch thường phải cống nộp cho Sebastian 10-100 kg shabu, và những ai phàn nàn về khoản cống nộp này sẽ bị chuyển nhà tù ngay lập tức.
Theo Magleo, Sebastian tự gọi mình là “người bất khả xâm phạm”, và tuyên bố đã trả cho bà De Lima cùng ông Bucayo hàng triệu peso. Ngoài khoản chi 10 triệu peso để tống khứ nhóm “Bilibid 19″, tên này cũng được cho là thường xuyên chuyển cho bà De Lima 1 triệu peso mỗi tháng, đồng thời tài trợ cho chiến dịch tranh cử ghế thượng nghị sĩ của bà hồi năm ngoái.
Video đang HOT
Bà De Lima (trái) trong một chuyến thăm tới nhà tù Tân Bilibib. Ảnh: GMA
Tù nhân này khai rằng đã nhìn thấy bà De Lima ngồi trong buồng giam của Sebastian suốt 2-3 tiếng đồng hồ, và cho rằng đây là điều rất “bất thường”. Ông ta quyết định đứng ra làm chứng chống lại bà De Lima vì muốn thể hiện sự ủng hộ đối với chiến dịch diệt trừ ma túy mà Tổng thống Duterte đang thực hiện.
Tiệc tùng thác loạn
Một nhân chứng khác xuất hiện trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Philippiens hôm qua là Herbert Colangco, kẻ cầm đầu một băng cướp khét tiếng đầu thập niên 2000, từng thực hiện nhiều phi vụ táo tợn, trong đó có vụ cướp ngân hàng ở Laguna năm 2008 khiến 10 người chết. Colanggo bị bắt năm 2009 và bị kết án chung thân tại nhà tù Tân Bilibid vào năm 2014.
Trước các nghị sĩ, Colangco xác nhận những lời khai của Magleo, đồng thời tuyên bố rằng ông ta là tù nhân VIP duy nhất có thể tuồn hàng xe tải bia vào trong nhà tù Tân Bilibid để bán lại với giá 200 USD một thùng.
Colangco nói rằng ông ta thường xuyên tổ chức các buổi tiệc tùng ngay trong khuôn viên nhà tù Tân Bilibid, và cơ thể mời tới 300 khách đến tham dự, trong đó có những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Vào những dịp đặc biệt, Colangco mời các người mẫu xinh đẹp đến nhà tù với chi phí 500 USD mỗi người, sau đó cho các tù nhân lắm tiền thuê lại với giá gấp ba lần.
Tên cướp khét tiếng một thời này nói rằng ông ta đã phải chịu nhượng bộ trước những đòi hỏi về tiền bạc ngày càng lớn của bà De Lima và tài xế Dayan để không bị chuyển đến nhà tù khác. Nhưng đến một ngày, ông ta rất ngạc nhiên khi bị quây lại vào sáng sớm và bị chuyển tới nhà tù của Cục Điều tra Quốc gia. Khi liên lạc với bà De Lima, Colangco được trấn an rằng đây chỉ là chuyển đi tạm thời, nhưng rốt cuộc ông ta phải ngồi đó tới 8 tháng.
“Lúc đó tôi rất đau, lòng tham của họ dường như vô đáy, khi tôi vẫn bị đá khỏi hoạt động kinh doanh ma túy trong tù dù đã trả rất nhiều tiền hối lộ”, Colangco nói.
Colangco tố cáo rằng Jonnel Sanchez, trợ lý an ninh của bà De Lima, chính là kẻ chuyên giao dịch và thu tiền của các tù nhân, đồng thời cho ông ta một số điện thoại để liên lạc. Bộ Tư pháp Philippines xác nhận số điện thoại này được đăng ký tại bộ, và Phó chủ tịch Hạ viện Gwendolyn Garcia khẳng định đó là số của bà De Lima.
Colangco khẳng định Sanchez đã ra lệnh cho ông ta thu thập 30-50 kg shabu từ các ông trùm Trung Quốc để làm chi phí phục vụ cho chiến dịch tranh cử của bà De Lima, và ông ta vẫn còn giữ một bản sao “giấy biên nhận” khoản tiền 100 USD từng chuyển cho Sanchez.
Các ngăn bí mật chứa đồ vật bị cấm trong nhà tù Tân Bilibid. Ảnh: Inquirer
Phát biểu tại quê nhà Davao, Tổng thống Duterte tuyên bố đã nghe cuộc điều trần và khẳng định bà De Lima không thể không biết tới hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp nở rộ trong nhà tù Tân Bilibid, dù ông không nói rằng bà De Lima có liên quan trực tiếp tới các hoạt động đó.
Bà De Lima là một trong những người chỉ trích dữ dội nhất chiến dịch diệt tội phạm ma túy mà ông Duterte đang thực hiện ở Philippines. Bà đã thành lập một ủy ban điều tra thuộc Thượng viện để xem xét các vụ giết người không qua xét xử trong chiến dịch này, và triệu tập một nhân chứng tố cáo ông Duterte điều hành các “biệt đội tử thần” khi còn là thị trưởng Davao.
Bà De Lima bị miễn nhiệm chức chủ tịch ủy ban này hồi đầu tuần, sau khi bị các thượng nghị sĩ cáo buộc bà “không công minh” trong cuộc điều tra.
Trí Dũng
Theo VNE
Dòng dõi quý tộc của nghi phạm ma túy Philippines bị bắn chết giữa phố
Cha của bà trùm ma túy là một nhà quý tộc Anh chạy trốn đến Philippines vào thập niên 70 để trốn tội lừa đảo.
Antony Moynihan bên cạnh một vũ nữ. Ảnh: Hulton
Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan, 45 tuổi, hôm qua bị bắn chết trên đường phố Manila. Moynihan là con gái của nam tước Anhchơi bời khét tiếng Antony Moynihan.
Ông Antony Moynihan sinh năm 1936, là con của ông Patrick Moynihan và bà Irene Helen Candy. Ông nội của ông Antony là người có công đưa găng tay phẫu thuật vào Anh, được phong nam tước và sau đó là thượng nghị sĩ năm 1929.
Năm 1955, Antony Moynihan cưới Ann Herbert, một nữ diễn viên kiêm người mẫu. Sau một vụ cãi vã trong gia đình và bê bối ngoại tình của Antony, ông đã rời Anh đến Australia, với dự định làm việc trên trang trại cừu của chú mình. Ở Sydney, ông gặp Shirin Berry, một vũ nữ người Malaysia.
Quay trở lại nước vào năm 1957, ông hòa giải với Ann nhưng mối quan hệ của họ chỉ suôn sẻ trong thời gian ngắn ngủi. Ông kết hôn với Shirin vào năm 1958 rồi cùng cô vợ mới đến Ibiza, Tây Ban Nha, để mở một hộp đêm. Tuy nhiên, việc kinh doanh thất bại, ông lại quay về Anh.
Ông sau đó lại mở một quán cà phê tên là El Toro tại Beckenham, Kent, Anh nhưng tiếp tục thất bại. Vì thế, Moynihan cùng vợ tổ chức một tour diễn múa bụng tại châu Âu và Viễn Đông.
Sau khi cha ông qua đời năm 1965, ông trở thành nam tước Moynihan thứ 3 và giữ một ghế trong thượng viện Anh. Tuy nhiên, ý kiến của ông trong các cuộc họp liên tục bị cho là ngớ ngẩn.
Năm 1968, ông kết hôn lần thứ ba, với một vũ công múa bụng người Philippines Luthgarda Fernandez. Gia đình người vợ mới này có một chuỗi phòng massage ở Manila.
Antony Moynihan và người vợ thứ ba Luthgarda Fernandez - mẹ của nữ trùm ma túy Aurora Moynihan. Ảnh: Express
Năm 1970, ông đối mặt với 57 cáo buộc - trong đó có lừa đảo, gian lận trong giao dịch và gian lận với một casino, mua một chiếc Rolls-Royce bằng séc giả. Để tránh "bão", ông lại rời Anh để đến Tây Ban Nha rồi sang Philippines.
Tại Tòa án Hình sự Trung Ương Anh và xứ Wales năm 1971, thẩm phán gọi ông là "thiên tài xấu xa" đằng sau một loạt các hành vi gian lận. (Antony không có mặt tại tòa).
Vào những năm 1970, ông Antony bắt đầu tham gia vào việc buôn ma túy, cũng như lừa đảo và mại dâm. Năm 1980, Ủy ban Hoàng gia Australia cho rằng ông có liên quan đến việc tuồn ma túy từ Manila vào Sydney.
Tuy nhiên, ông không bị khởi tố. Antony được cho là có sự bảo trợ của Tổng thống Phillippines Ferdinand Marcos, người ông miêu tả là "bạn nhậu". Có thời điểm ông còn làm chủ một nhà thổ cách nơi ở của đại sứ Anh tại Philippines chỉ 100 m.
Aurora (phải) và em gái Maritoni Fernandez. Ảnh: The Sun
Sau khi ông Marcos bị lật đổ năm 1986, Antony mất bình phong vững chắc. Năm 1987, ông bị cấm rời khỏi Philippines để chờ điều tra liên quan đến ma túy và mại dâm.
Ông Antony chết năm 1991 vì đau tim. Tổng cộng ông có 5 đời vợ và 5 người con. Tuy nhiên, con trai duy nhất của ông không được thừa hưởng tước hiệu nam tước.
Nữ trùm ma túy Aurora Moynihan là con của ông Antony và người vợ thứ ba. Khi hai người ly dị vào năm 1979, Aurora sống với cha mình và gia nhập thế giới tội phạm, tham gia một băng đảng Philippines. Aurora trở thành tay buôn ma túy đá với khách hàng chủ yếu là những người nổi tiếng ở Philippines. Bà ta từng bị bắt giữ năm 2013 trong một cuộc trấn áp của cảnh sát.
"Ông Antony là một tay tội phạm khét tiếng", một người bạn của gia đình Moynihan nói. "Vấn đề là Aurora học theo ông ấy".
Phương Vũ
Theo VNE
Tổng thống Philippines kêu gọi quân đội diệt tội phạm ma túy Ông Rodrigo Duterte hôm 17/9 kêu gọi quân đội tham gia cuộc chiến chống ma túy sau khi cảnh sát Philippines thừa nhận không thể hoàn thành nhiệm vụ trong 6 tháng. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer Phát biểu trước các binh sĩ tại trại elchor de la Cruz, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông có khả năng sẽ...