“Thiên đường” hàng lậu Tân Thanh: Lãnh đạo Hải quan Lạng Sơn nói gì
Khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn từ lâu đã trở thành điểm “ nóng” về buôn lậu. Trên tuyến biên giới Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, là nơi diễn ra các hoạt động thương mại, du lịch và dịch vụ, đi liền với đó là các loại tội phạm lợi dụng địa bàn để hoạt động.
Trước tình hình buôn lậu qua biên giới diễn biến ngày càng phức tạp, đại diện lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn đã có những chia sẻ với Báo Dân Việt.
Điểm “nóng” buôn lậu
Trong năm 2018, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại địa bàn các cửa khẩu có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lực lượng chủ động phối hợp với lực lượng Biên phòng chủ động chốt chặn tại các đường mòn lối tắt. Đội kiểm soát hải quan tăng cường công tác điều tra nắm tình hình phối hợp với các Chi cục Hải quan ngăn chặn, bắt giữ và xử lý hàng hóa nhập lậu.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Đức Thọ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho biết: Về phương thức thủ đoạn, địa bàn hoạt động của các đối tượng không có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn lợi dụng đêm tối, địa hình đồi núi hiểm trở để mang vác hàng hóa Trung Quốc (TQ) nhập lậu theo các đường mòn biên giới thuộc các khu vực Hang Dơi, Lọ Bon, Kéo Kham…
Các đối tượng lợi dụng chính sách thu gom hàng hóa của cư dân khu vực biên giới, hợp thức bằng việc xuất hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng để vận chuyển hàng vào nội địa nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là quần áo may mặc sẵn, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm, hoa quả: sầu riêng, chanh leo; hàng khô: hạt dẻ cười, hạnh nhân… thậm chí có cả hàng đông lạnh, hàng gỗ…, trong đó có nhiều mặt hàng là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng cấm như pháo, ma túy, tiền giả…
Nhập khẩu thực phẩm, gia cầm thịt, gia cầm giống, nông sản, gỗ quý thì có số lượng nhỏ lẻ diễn ra ở các lối mòn đường tắt qua biên giới.
“Trước đây 1 lô hàng xuất khẩu chính ngạch như thanh long, xoài, những mặt hàng có trong các hiệp định ký kết với phía TQ kiểm tra mất 2h/ xe container thì hiện tại thời gian trung bình phải mất 4h/xe mới xong các thủ tục. Trước đây lưu lượng thông quan 200 xe/ngày giờ chỉ còn 100 xe/ngày đối với hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch có đầy đủ máy móc, phương tiện hỗ trợ. Lượng xe thông quan giảm khiến hàng bị ùn ứ lại”, ông Thọ nói.
Đồng thời, phía TQ cũng có những chính sách nhằm kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu đặc biết đối với hàng nông sản của Việt Nam.
“Chính sách phía TQ không thay đổi, nhưng cách thức quản lý phía họ từng bước được nâng cao và đảm bảo yếu tố chặt chẽ hơn. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam muốn xuất được sang Trung Quốc giờ đây ngoài nằm trong danh mục hiệp định trao đổi đã ký kết còn phải đáp ứng được các điều kiện truy xuất nguồn gốc: Doanh nghiệp chỉ định, sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đóng gói bao bì, nhãn mác, phải kiểm tra về dư lượng an toàn thực phẩm…”, ông Thọ thông tin.
Hàng ngày người dân khu vực biên giới 2 nước vẫn thường xuyên đi lại thăm thân cho nên chính sách cư dân hai nước biên giới rất nhân văn. Với TQ người dân không mang, xách hàng có giá trị vượt quá 8 nghìn tệ, còn với Việt Nam 1 tháng không quá 4 lần với giá trị 2 triệu/lượt nhằm mụcc đích đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, thăm hỏi của người dân.
Đồng thời, chính sách cư dân biên giới được miễn thuế nếu tuân thủ đúng quy định về hoạt động thương mại biên giới, dẫn tới tình trạng các chủ đầu lậu lợi dụng vào việc thăm thân, sáng đi tối về của người dân vận chuyển, thu gom hàng hóa nhập lậu.
Hoat động XNK tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) những ngày cuối năm thông thoáng.
“Trước đây với phương thức đặt mua hàng rồi thuê cửu vạn vác, thì giờ chủ đầu lậu đưa ra 1 mẫu hàng hóa cần, người mang vác tự bỏ vốn ra mua hàng rồi có phương thức vận chuyển, chủ đầu lậu sẽ thu gom hàng ở 1 điểm nhất định, miễn người vận chuyển mang về đúng và đủ hàng”, ông Thọ nói.
Vì vậy, khi gặp cơ quan chức năng kiểm tra, những đối tượng vận chuyển này luôn manh động và sẵn sàng chống trả. Phương thức buôn lậu, thu gom vẫn kiểu truyền thống nhưng chủ đầu lậu không phải bỏ vốn, không phải đấu tranh với cơ quan chức năng.
Theo ông Thọ, cai hàng chủ yếu là các đối tượng có tiền án, tiền sự, nghiện ma túy tham gia bảo kê cho việc buôn bán, vận chuyển hàng lậu. Các chủ đầu nậu bao gồm người địa phương và người từ các tỉnh khác thường không trực tiếp tham gia buôn lậu mà thường thuê, khoán gọn cho các đối tượng lao động tự do.
Video đang HOT
Tăng cường kiểm soát
Ông Thọ thông tin: Thời điểm này mọi năm cửa khẩu Tân Thanh đã xảy ra tình trạng tắc đường ùn ú hàng nông sản nhưng năm nay lượng xe rất vắng. Hầu như hàng sản xuất của mình là không bán được vì những điều kiện TQ đưa ra với mục đích là họ ngăn dòng nông sản của mình sang.
“Trước đây thanh long, sầu riêng mang sang Pò Chài (TQ) bày ra bán, mua 8 nghìn tệ được miễn thuế. Giờ chính sách của TQ vẫn vậy nhưng có sự chặt chẽ hơn đó là phải đáp ứng đủ các điều kiện nhập khẩu, yêu cầu nguồn gốc xuất xứ, có địa chỉ rõ ràng có kiểm dịch động thực vật, có quy trình sản xuất được đóng bao bì…
Tuy nhiên người dân nước ta vẫn còn sản xuất theo kiểu “phong trào”, phương thức sản xuất, trao đổi…, còn theo kiểu truyền thống. Chính do vậy mà hàng nông sản của Việt Nam không xuất chính ngạch được vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn. Để trốn tránh việc kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ phía TQ đưa ra, họ (PV-chủ hàng) nhận hàng ở các lối mở, đường mòn nhằm chống lại chính sách phía bên TQ, trốn tránh kiểm soát về xuất xứ của TQ.
“Chủ hàng TQ sẽ có thỏa thuận mặt hàng, số lượng, vận chuyển lên đường mòn, sang đến họ sẽ tự chịu trách nhiệm về số hàng hóa đó vì hàng đó là hàng nhập lậu vào nước họ” ông Thọ nói.
Ông Thọ lý giải, sầu riêng của VN được chủ hàng vận chuyển qua đường mòn là để tránh sự kiểm soát về truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc.
Theo ông Thọ, việc TQ đưa ra những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ sẽ có tác động rất căn bản đến thói quen sản xuất của người nông dân nước ta. Trước thách thức này, chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất: Sản xuất những thứ họ cần chứ không phải mình có; Phương thức mua bán thay đổi theo chuỗi cung ứng hàng hóa, sản xuất theo đơn đặt hàng, hợp đồng, phương thức thanh tóan chính thống. Đây không phải là thách thức mà là cơ hội để chúng ta thay đổi.
Ông Thọ cũng khẳng định: “Hàng nhập lậu có sang, vì có đi phải có về. Mang hàng qua thì chắc chắc họ không thể đi người không về được”. Khi phía TQ có ý kiến không đi qua cửa khẩu mà qua mốc, đề nghị mở tờ khai nhưng Hải quan từ chối không thực hiện vì ngoài địa bàn hoạt động của Hải quan và gây khó khăn trong kiểm soát.
“Đúng là đề nghị đó phía TQ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản của nước ta nhưng người đi thì có người về, lượng người qua lại đông sẽ rất khó kiểm soát. Việc vác hàng qua đường mòn gây nhộn nhạo, lực lượng chức năng khó quản lý. Cùng với đó nhu cầu trước, trong và sau Tết nhiều đối tượng lợi dụng sang vận chuyển hàng tiêu dùng chăn chiếu, pháo, ma túy… Thủ đoạn các đối tượng ngày càng cao tay hơn. Những nơi thuộc địa bàn kiểm soát của Hải quan đó là cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ được kiểm soát rất chặt chẽ, còn đường mòn lối mở thì dài tới 231.54km đường biên, chỗ nào cũng là lối mòn, lối mở nên đó là cả 1 vấn đề trong giăng lực lượng kiểm soát” – ông Thọ cho hay.
Lạng Sơn là tỉnh có đường biên chưa phải là dài nhất, nhưng khó khăn nhất là đời sống người dân của nước tiếp giáp cao hơn người dân mình rất nhiều. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn tới giao thương, hàng lậu luôn luôn tồn tại và phức tạp.
“Hàng bên họ có đủ các loại mặt hàng mà nhu cầu về nguyên liệu thô là vô cùng lớn dẫn tới hàng thì giá rẻ mà nguyên liệu họ cần thì giá cắt cổ. Điều này dẫn tới xuất hiện dòng luân chuyển thương mại. Cái khó ở đây không phải chỉ liên quan đến vấn đề biên giới tiếp giáp mà còn liên quan đến thị trường tiếp giáp”, ông Thọ nói.
Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát đường mòn biên giới.
Thời gian các tháng cuối năm và chuẩn bị đón Tết nguyên đán hoạt động kinh doanh thương mại XNK hàng hóa diễn biến phức tạp, nguy cơ các đối tượng buôn lậu lợi dụng hệ thống thông quan tự động, lợi dụng các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.. để thực hiện các hành vi gian lận, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới có khả năng này sinh phức tạp nhất là các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu thuốc đông dược, bánh kẹo, đồ uống có cồn.. một số mặt hàng cấm như pháo, tiền giả, ma túy tổng hợp.., trong XNK hàng hóa như: Khai sai tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại..nhằm gian lận trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện nghiêm túc công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, kịp thời triển khai xây dựng văn bản chỉ đạo, bố trí lực lượng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại hàng giả để kịp thời ngăn chặn hoạt động buôn lậu, ổn định tình hình không để xảy ra hoạt động buôn lậu bùng phát trong địa bàn hoạt động hải quan.
Đồng thời tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như Biên phòng, Kiểm dịch động vật, kiểm dịch y tế, chính quyền địa phương khu vực biên giới trong ngoài địa bàn để chia sẻ thông tin, huy động tổng hợp lực lượng tổ chức ngăn chặn kiểm tra bắt giữ các vụ buôn lậu và xử lý nghiêm để răn đe. Tuyên truyền kịp thời, ngăn chặn triệt để các hoạt đông buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, phế liệu.. từ Trung Quốc qua địa bàn biên giới tỉnh Lạng Sơn để phòng tránh dịch bệnh lây lan, bảo vệ môi trường tổn hại đến sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế đất nước.
Theo Danviet
Cô gái trẻ đứng tim giây phút thoát khỏi 'ổ mại dâm' vùng biên
Có ngoại hình xinh xắn, Vũ Thị Anh mong muốn tìm được một công việc tốt thông qua sự giới thiệu của người quen. Tuy nhiên cô gái trẻ không ngờ rằng mình phải vội vã xách hành lý quay trở về.
Cái bẫy "việc nhẹ lương cao"
Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn được coi là "vùng đất hứa" khi có nhiều người hoàn cảnh khó khăn đổ về đây để mong kiếm tiền một cách nhanh chóng.
Trong quá trình tìm hiểu cuộc sống của cửu vạn ở khu vực này, chúng tôi gặp những trường hợp mang khoản nợ lớn từ việc xây nhà, chữa bệnh thậm chí do thua lô đề, cờ bạc...
Trong cảnh túng quẫn, họ đành chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, làm công việc nặng nhọc để kiếm tiền mong trả nợ.
Tâm lý kiếm tiền bằng mọi giá khiến không ít người dính vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Đó là những cô gái trẻ mong ước đổi đời theo những lời hứa hẹn từ vùng biên. Họ không ngờ, một cái bẫy đã được giăng ra để đợi họ ở phía trước.
Cửa khẩu Tân Thanh
Có mặt tại vùng biên từ cách đây 10 năm, chị Minh (SN 1980, Hải Phòng) chứng kiến nhiều chuyện chua xót ở đây.
Chị kể, đầu năm 2018, khi đang bán nước tại khu vực sát cổng cửa khẩu Tân Thanh, có một cô gái trẻ vào nghỉ chân tại quán của chị. Cô gái có vẻ ngoài xinh đẹp tên là Vũ Thị Anh, quê ở Thái Nguyên. Cô vừa tốt nghiệp THPT, muốn lên xin việc làm.
Bố mẹ cô có quen với một người phụ nữ kinh doanh buôn bán ở địa bàn này. Khi nghe gia đình Anh muốn tìm việc cho con, người này khuyên họ gửi con lên đây. Bà sẽ tìm cho cô công việc bán hàng với lời hứa hẹn "việc nhẹ lương cao".
Tin tưởng người quen, bố mẹ Anh mua vé xe cho cô từ Thái Nguyên đến Lạng Sơn. Nghe chuyện của cô gái, chị Minh biết Anh có khả năng bị lừa.
Chị Minh nói với cô gái về việc người đàn bà bố mẹ cô quen không có cửa hàng bán đồ nào. Thực chất bà ta là chủ một quán karaoke "tay vịn" có tiếng ở đây.
Tại quán này, ngoài việc xuất hiện và hát cùng khách, các cô gái có thể đi "tăng hai, tăng ba" nếu khách có nhu cầu ở những nhà nghỉ gần đó.
Thấy Anh có ngoại hình xinh đẹp, có thể bà muốn cô vào làm trong quán của mình.
Nghe chị Minh nói, cô gái trẻ giật mình. Cô vội vã gọi điện cho mẹ. Người mẹ này gặp chị Minh qua điện thoại. Biết chuyện, bà vội cảm ơn chị Minh sau đó hối thúc con gái quay về.
Cô gái trẻ đưa cho chị Minh 500 nghìn đồng và bày tỏ cảm ơn bởi nếu không có sự giúp đỡ của chị, cô có thể bị bán nhưng chị Minh từ chối số. Chưa uống xong cốc nước, cô gái gấp rút xách hành lý gọi xe ôm chở ra bến xe để quay trở về quê.
Cũng theo lời chị Minh, chỉ một lát sau, có 2 người đàn ông đi xe máy đến quán của chị.
"Họ miêu tả ngoại hình một cô gái và hỏi xem cô ta có ở quán tôi không. Nghe lời họ kể, tôi nhận ra là cô gái lúc nãy. Mặc dù lo lắng nhưng tôi nói dối là không biết cô gái nào như vậy. Nghe thấy thế, họ tiếp tục phóng xe đi tìm cô gái", chủ quán nước này cho biết thêm.
Theo lời chị Minh, cuối cùng cô gái trẻ cũng may mắn lên được một chiếc xe khách trở về nhà trước khi 2 đối tượng kia tìm đến nơi.
Tan vỡ
Mang giấc mộng đổi đời khi lên vùng biên nhưng nhiều gia đình lại lâm vào cảnh mất vợ, mất chồng, tan vỡ gia đình.
Nhà chị Hồng (1986, Hải Dương) là một trường hợp như vậy. Cuộc sống hai vợ chồng chị khó khăn khi chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng ở quê.
Nghe lời rủ của người bạn, anh Hải, chồng chị, lên vùng biên làm cửu vạn. Công việc vất vả, cuộc sống xa vợ con khiến anh thường xuyên cảm thấy cô đơn.
Một xóm trọ vùng biên.
Trong một lần đi ăn cơm, anh làm quen và trao đổi số điện thoại với chủ một quán cơm phở bình dân ở đây. Người phụ nữ này đã có 2 con nhưng ly hôn từ lâu. Họ nhanh chóng trở thành tình nhân.
Việc này diễn ra trong một thời gian dài. Anh Hải vẫn đều đặn gửi tiền về cho vợ con tuy nhiên những cuộc điện thoại thưa thớt dần. Các ngày lễ, Tết anh cũng không còn về quê thường xuyên.
Một lần nhớ chồng, chị Hồng bắt xe lên đây tìm. Không gọi được cho chồng, chị gọi cho người bạn làm cùng chồng. Lúc này, chị mới biết chồng mình chung sống với người đàn bà khác từ lâu.
Tuy nhiên khi bị phát hiện, anh Hải không còn muốn quay lại với gia đình. Anh nói, nếu chị muốn chồng chu cấp tiền để nuôi hai con thì chị phải chấp nhận cảnh chung chồng.
Nghe chồng tuyên bố, vợ anh bật khóc: "Cứ tưởng chồng đi làm cải thiện kinh tế gia đình, ai ngờ tôi mất chồng, còn con tôi mất bố...".
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo P.V (VietNamNet)
Bộ Quốc phòng mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả Để tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trên biển dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong toàn quân...