‘Thiên đường biển cả’ và nỗi lòng của người cha
Tác phẩm tâm lý hiếm hoi trong sự nghiệp Lý Liên Kiệt kể lại mối quan hệ đầy cảm động giữa người cha bị ung thư giai đoạn cuối với đứa con trai 22 tuổi nhưng mắc chứng tự kỷ.
Năm 2010, Lý Liên Kiệt bước sang tuổi 47. Anh góp mặt trong The Expendables – bộ phim hành động quy tụ nhiều cái tên hàng đầu Hollywood nhưng sự nghiệp đã bước sang buổi xế chiều như Sylvester Stallone, Dolph Lundgren hay Mickey Rourke.
Dấu ấn tuổi tác hằn sâu lên khuôn mặt họ và ngôi sao Hoa ngữ cũng không phải ngoại lệ. Anh hẳn ý thức được mình không còn có thể thi triển võ nghệ dẻo dai như cái thời còn sắm vai Hoàng Phi Hồng hay Phương Thế Ngọc, khiến nhiều thế hệ khán giả ngây ngất.
Thiên đường biển cả là bộ phim tâm lý đầu tiên trong sự nghiệp của Lý Liên Kiệt sau 25 năm. Anh không nhận bất cứ khoản cát-xê nào từ dự án điện ảnh.
Nhưng cũng trong năm 2010, Lý Liên Kiệt còn góp mặt trong Thiên đường biển cả, bộ phim Hoa ngữ và là tác phẩm tâm lý đầu tiên sự nghiệp sau gần ba thập kỷ lăn lộn trên các trường quay hành động ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Đúng như tựa đề đã gợi mở, Thiên đường biển cả bắt đầu bằng cảnh hai cha con Vương Tâm (Lý Liên Kiệt) và Đại Phúc (Văn Chương) ngồi bên nhau trên con thuyền nhỏ giữa biển xanh mênh mông. Vương Tâm nhìn cậu con trai mỉm cười, thắt chặt sợi dây thừng nối chân hai cha con với quả tạ lớn, nhẹ nhàng vỗ vai chàng trai để rồi cả hai nhảy xuống nước.
Họ tự tử.
Vương Tâm tự sát bởi ông biết mình chẳng còn sống được bao lâu nữa khi mà căn bệnh ung thư gan đã đến giai đoạn cuối. Nhưng nhân vật cũng không muốn Đại Phúc khôi ngô của ông phải tiếp tục tồn tại một mình trên cõi đời. Chàng trai 21 tuổi ấy mắc bệnh tự kỷ và chẳng thể tự lo lắng cho bản thân trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ – người đã chết đuối nơi biển cả khi Đại Phúc mới lên bảy.
Mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối và không nỡ để lại đứa con trai tự kỷ ở lại một mình, Vương Tâm đã đưa ra quyết định đau lòng ở ngay đầu phim. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như ông dự tính.
Song, số phận không để Vương Tâm và Đại Phúc chết dễ dàng như vậy. Như để bù lại khiếm khuyết về trí tuệ, Đại Phúc là một tài năng bơi lội. Nước, hay đại dương, đối với cậu giống như ngôi nhà thứ hai, như thiên đường màu xanh gần gũi mà cậu không thể có được trong cuộc đời thực. Đại Phúc đã tháo dây thừng cho cả mình lẫn cha để đưa cả hai trở về với cuộc sống.
Chẳng thể tự tử, Vương Tâm cực chẳng đã đành phải thực hiện công việc gian nan hơn gấp nhiều lần. Đó là “dạy” cho Đại Phúc cách sống tự lập, từ luộc trứng, thay quần áo cho tới đi xe buýt, phân biệt tiền bạc để mua hàng.
Đó chỉ là những việc rất đỗi đơn giản đối với người bình thường. Nhưng để Đại Phúc nhập tâm được hàng loạt điều tưởng chừng bình thường ấy, Vương Tâm đã phải dạy đi dạy lại chúng nhiều lần với sự kiên nhẫn và trìu mến chỉ có thể tìm thấy ở một người cha hết mực thương yêu và lo lắng cho con trai.
Để Đại Phúc có ngày đứng vững được trong cuộc đời, Vương Tâm còn nhận được sự giúp đỡ từ cô hàng xóm phúc hậu (Chu Viên Viên), cô hề Linh Linh nơi gánh xiếc rong (Quế Luân Mỹ), và rất nhiều những tấm lòng nhân hậu khác. Chỉ tập trung vào hàng loạt chi tiết đời thường ấy,Thiên đường biển cả thực sự là bộ phim giản dị và nhân hậu.
Thiên đường biển cả dựa trên những kinh nghiệm ngoài đời thực mà nữ đạo diễn Tiết Hiểu Lộ từng trải qua khi cô làm tình nguyện viên chăm sóc người tự kỷ.
Là bộ phim đầu tay dựa trên kinh nghiệm làm việc tình nguyện với người tự kỷ của nữ đạo diễn Tiết Hiểu Lộ, Thiên đường biển cả có kinh phí rất nhỏ, chỉ chừng 1 triệu USD. Tuy nhiên, tấm lòng của những nhà làm phim thì lớn hơn thế rất nhiều. Lý Liên Kiệt là ngôi sao lớn nhất, và anh quyết định không nhận bất cứ khoản cát-xê nào từ dự án.
Bên cạnh anh là người đẹp Quế Luân Mỹ đến từ Đài Loan, dựng phim Trương Thúc Bình và quay phim Christopher Doyle – những người cộng sự lâu năm của Vương Gia Vệ, nhà soạn nhạc thiên tài Joe Hisashi của Nhật Bản, thiết kế mỹ thuật Hề Trọng Văn… Chưa kể, ca khúc chủ đề trong phim chính là do Jay Chou sáng tác.
Nhưng một “đội hình trong mơ” chưa bao giờ là điều đảm bảo rằng phim sẽ hay, nếu như các ngôi sao trong đoàn không thể kết hợp với nhau để tạo ra thành phẩm xuất sắc. Thật may là trong Thiên đường biển cả, dường như tất cả những cái tên lớn kể trên đều chứng tỏ được khả năng của bản thân.
Video đang HOT
Doyle vẫn tiếp tục khiến người ta mê mẩn với những khung hình đẹp kiểu cổ điển trong tông xanh của biển cả. Hisaishi vẫn chứng tỏ mình là “ông hoàng” của những bộ phim đòi hỏi phần nhạc phim nhẹ nhàng, dung dị. Nhưng đặc biệt nhất là Lý Liên Kiệt bởi anh cho công chúng thấy rằng mình hoàn toàn có thể thoát khỏi cái mác “sao hành động”.
Hình ảnh người cha Vương Tâm được Lý Liên Kiệt khắc họa đầy thuyết phục qua từng ánh mắt, cử chỉ.
Từng ánh mắt, cử chỉ lóng ngóng vụng về của một người cha thương con đều được Lý Liên Kiệt thể hiện giàu tình cảm. Có lẽ đây là lối đi mới, đúng đắn dành cho anh khi “sân chơi” phim võ hiệp giờ gần như nằm toàn bộ trong tay Chân Tử Đan.
Nữ đạo diễn Tiết Hiểu Lộ cũng thành công trong việc đưa kinh nghiệm ngoài đời của bản thân vào tác phẩm theo cách chân thật nhất, “phụ nữ” nhất. Tuy chứa đựng rất nhiều mô-típ quen thuộc (tật nguyền, mồ côi, ung thư giai đoạn cuối, mối tình câm lặng….), nhưng Thiên đường biển cảkhông hề sướt mướt hay thừa mứa cao trào không cần thiết.
Tất cả đều diễn ra nhẹ nhàng, thấm đẫm tình người. Mọi tình huống xung đột đều được giải quyết theo cách giản dị nhất có thể. Cái cách mà nữ đạo diễn họ Tiết “bình thường hóa” bi kịch của Đại Phúc khiến người ta không khỏi nể phục. Bộ phim có lẽ không cần nước mắt từ người xem, mà chỉ cần sự thấu hiểu, sự đồng điệu về cảm nhận và tâm hồn.
Dĩ nhiên Thiên đường biển cả chưa phải là một bộ phim hoàn hảo, như chuyện cô hề Linh Linh được xây dựng ban đầu hấp dẫn nhưng rồi đột ngột biến mất khiến người ta không khỏi hụt hẫng, nhất là khi nhân vật do Quế Luân Mỹ thể hiện.
Song, một vài khiếm khuyết nhỏ chẳng thể gây ảnh hưởng nhiều tới toàn bộ chất lượng tác phẩm. Thiên đường biển cả xứng đáng với những lời khen ngợi vì tính nhân văn, và được thưởng thức vào mỗi dịp Ngày của Cha hàng năm nhờ câu chuyện cảm động giữa Vương Tâm và Đại Phúc.
Bởi như lời của Lý Liên Kiệt đã nhận xét: “Tôi hy vọng mọi người có thể hiểu mối quan hệ quan trọng nhất trong đời là giữa cha mẹ và con cái. Với tôi, đó luôn là điều tuyệt vời nhất trên trần gian”.
Perhentian - thiên đường biển cả Malaysia
Bờ biển dài, làn nước biển xanh trong cùng không khí trong lành sẽ đưa bạn ra khỏi những xô bồ của cuộc sống thường nhật.
Perhentian là một nhóm đảo nhỏ tuyệt đẹp nằm ở vùng biển phía đông bắc của Malaysia (gần biên giới Thái Lan) thuộc tỉnh Terengganu. Trong tiếng Malaysia cái tên Perhentian có nghĩa là "stopping point" (nghĩa là điểm dừng lại).
Có hai hòn đảo chính ở Perhentian là Perhentian Besar (đảo lớn) và Perhentian Kecil (đảo nhỏ). Kecil thu hút nhiều dân du lịch bụi hơn vì có nhiều hoạt động vui chơi giải trí. Chỗ ở cũng rẻ và đa dạng từ bình dân đến cao cấp, trong khi đó ở Besar đắt hơn, phù hợp với những gia đình đi du lịch, hoặc những người muốn được hưởng thụ sự yên tĩnh thư thái, tránh xa những bữa tiệc tùng của dân du lịch bụi bên bờ biển như trên đảo Kecil.
Giá một cặp vé khứ hồi từ bến cảng Kuala Besut ra đảo Perhentian là 70 RM.
Thời gian thích hợp để đi
Thời gian thích hợp nhất để đi du lịch đảo Perhentian là từ đầu tháng 3-4 đến cuối tháng 10. Từ tháng 11 đến cuối tháng 2 là thời điểm biển động, thời tiết xấu nên hầu hết các nhà hàng, khách sạn trên đảo đều đóng cửa không hoạt động.
Cách đi đến Perhentian từ Kuala Lumpur
- Bạn có thể book vé máy bay của hãng hàng không Air Asia từ Kuala Lumpur đến sân bay Kota Brahu, đặt trước một tháng khoảng 20 USD khứ hồi còn vé thường chỉ vào khoảng 30-40 USD khứ hồi.
- Khi tới sân bay Kota Brahu, bạn phải bắt Airport Taxi để đến bến cảng Kuala Besut (cách Kota Brahu 60 - 70km về phía nam). Giá vé của một taxi chở được tối đa 4 người đến Kuala Besut là 78 RM. Thời gian di chuyển khoảng một tiếng đồng hồ.
Ở sân bay chỉ có taxi 4 chỗ và không có loại 7 chỗ, vì thế để tiết kiệm chi phí nếu các bạn nên đi theo nhóm 4 người. Nếu chẳng may nhóm bạn bị lẻ người thì hãy đứng ở quầy bán vé taxi sau khi đáp chuyến bay xuống Kota Brahu để tìm những người cùng đi xuống Kuala Besut, thương lượng với họ cho đi cùng xe và chia sẻ chi phí taxi. Rất dễ kiếm những người như vậy vì nhiều người bay từ Kula Lumpur đến Kota Brahu là để đi Perhentian. Với chiều về từ Kuala Besut đến sân bay Kota Brahu bạn cũng áp dụng tương tự để giảm chi phí taxi.
Hàng ngày, có 3 chuyến đi từ Perhentian về Kuala Besut xuất phát lúc 8 giờ, 12 giờ và 16 giờ.
- Từ bến cảng Kuala Besut, các bạn vào văn phòng bán vé cano cao tốc để mua vé đi ra đảo Perhentian. Một cặp vé khứ hồi ra đảo là 70 RM. Vé này không có ngày giờ, bạn đi lúc nào thì người bán vé sẽ tự dẫn bạn đi. Chuyến tàu đi ra đảo sẽ có rất nhiều tuỳ thuộc vào lượng khách ra đảo là bao nhiêu người ta sẽ sắp xếp tàu. Khoảng cách di chuyển từ đất liền đến Perhentian khoảng 19km và mất từ 30 đến 45 phút đi cano.
Nếu bạn dừng ở Long beach - Perhentian Kecil thì bạn phải mất thêm 2 RM mỗi người để đi lên một thuyền nhỏ từ vị trí cano đỗ để vào bờ, lý do là biển ở Long Beach nông và cũng không có cầu cảng nên cano không thể tiến sâu vào được bờ. Nếu bạn không muốn mất chi phí 2 RM này thì bạn có thể bảo người lái cano cho dừng lại ở Coral Bay, sau đó đi bộ xuyên rừng theo đường mòn đến Long Beach. Bạn mất khoảng 10 phút đi bộ và đường không quá khó khăn.
Chiều về từ Perhentian về Kuala Besut có 3 thời điểm xuất phát là 8h, 12h và 16h. Các bạn chú ý giờ của chuyến bay để sắp xếp thời gian quay lại đất liền. Quy trình quay về cũng tương tự như lúc đi ra tuỳ vào vị trí bạn xuống. Bạn nên chuẩn bị trước 20 phút thời điểm xuất phát trên để có thể bắt đầu hành trình.
Chỗ ở tại Perhentian
- Dân du lịch bụi thường chọn Long Beach tại Perhentian Kecil để ở vì bãi biển này đẹp, sôi động với nhiều quán bar bên bờ biển và chỗ ở cũng rất phong phú. Sunrise Guest house ngay chính giữa và sát mặt biển Long Beach có giá thuộc loại rẻ nhất, với giá 100 RM mỗi đêm, có thể ở 5 người. Thời gian có điện từ 6h tối hôm trước đến 9h sáng hôm sau, phòng tắm dùng chung. Phòng không sạch sẽ lắm nhưng vị trí tuyệt vời, ở trung tâm, ban công nhìn thẳng ra biển. Tuy là guest house nhưng bạn hoàn toàn có thể thanh toán bằng credit card với 5% phụ phí.
- Ngoài chỗ ở bình dân thì các bạn có thể chọn chỗ tốt hơn như Tropical Inn Resort, Bubu Resort ở Long Beach hay Shangrila Resort ở Coral Bay.
Đừng quên bôi thật nhiều kem chống nắng ở vùng lưng và cổ trước để không bị đau rát khi kết thúc tour bởi ánh nắng ở đây rất khắc nghiệt.
Hoạt động vui chơi giải trí
- Nước biển ở Perhentian rất trong, xanh và sạch. Thêm vào đó, vùng biển này được bảo tồn bởi lệnh cấm đánh bắt cá cũng như các loài sinh vật biển nên hệ sinh thái ở đây hết sức phong phú và sinh động, rất thích hợp cho các trò chơi lặn biển (ping) hay snokerling (lặn với ống thở trên mặt nước).
- Tour ping cho người mới chơi chưa có chứng chỉ hay chưa từng lặn có giá từ 120 đến 200 RM một người tùy số lượng người. Tốt nhất là bạn nên đi theo nhóm 4 người thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê người hướng dẫn, người thứ 5 sẽ phải thêm một giáo viên với giá khá đắt.
- Tour snokerling quanh đảo có 2 lựa chọn, giá khoảng 40 RM một cho tour ngắn 2-3h và 50 RM một người cho tour dài 5-6h. Với tour này, bạn có thể ngắm san hô, các loài cá nhiều màu sắc, ngắm rùa biển và thậm chí là cá mập loại nhỏ dưới làn nước trong xanh.
- Khi đi tour này, bạn nên chuẩn bị máy ảnh chống nước để không phải tiếc nuối những khoảnh khắc tuyệt vời dưới đáy biển. Và đừng quên bôi thật nhiều kem chống nắng ở vùng lưng và cổ để không bị đau rát khi kết thúc tour bởi ánh nắng ở đây rất khắc nghiệt.
Ăn uống
Ăn uống tại Long beach tại nhà hàng bình dân cho món cơm rang rơi vào khoảng 79-120 RM một người. Rẻ nhất là ăn tại Mama shop, thuộc Fishing Village trên đảo nhỏ. Đồ ăn chỉ 6-10 RM một món nhưng rất ngon. Đặc biệt bạn nên thử món Pataya Fire Rice (trứng tráng cuộn cơm rang ở bên trong) được nhiều thực khách ưa chuộng.
Một RM hiện quy đổi khoảng 6.800 đồng.
Hình ảnh quần đảo Perhentian:
Bến cảng Kuala Besut, nơi mua vé.
Bạn sẽ mất khoảng 30 - 45 phút ngồi cano để ra đến đảo.
Nước biển xanh trong rất thích hợp có các hoạt động bơi lội, lặn biển.
Các trò chơi lặn biển đều có người hướng dẫn.
Món Pataya Fire Rice (trứng tráng cuộn cơm rang ở bên trong) ngon tuyệt hảo.
Ảnh: Hải Nam
Theo ngôi sao