Thích ứng linh hoạt – mở cửa an toàn
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, vi-rút SARS-CoV-2 sẽ còn tạo ra các biến thể mới, với tốc độ lây lan nhanh chóng.
Do vậy, để có thể khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới, yêu cầu đặt ra cho các địa phương lúc này là tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hội thảo phát triển du lịch Thanh Hóa trước thời cơ và thách thức (tháng 1-2021).
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, song Thanh Hóa cũng đang có nhiều điều kiện thuận lợi để khôi phục hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong 2 năm 2020 và 2021, tỉnh ta đã thu hút được nhiều dự án đầu tư du lịch quan trọng. Trong đó phải kể đến dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En, Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương (đều thuộc Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời); Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại xã Quảng Nham (Công ty CP ORG); Flamingo Linh Trường Khu B (Công ty CP Flamingo Holding Group)… Các dự án trên nếu triển khai đúng tiến độ cam kết, thì từ cuối năm 2023 sẽ dần hình thành các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, thu hút mạnh khách du lịch kể cả phân khúc khách du lịch quốc tế và khách nội địa có thu nhập cao.
Năm 2022, tỉnh ta phấn đấu đạt 10 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 17.920 tỷ đồng. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã và đang chủ động chuẩn bị các điều kiện với phương châm “an toàn đến đâu mở cửa đến đó, mở cửa phải an toàn” và vừa làm vừa hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tích cực tham mưu cho tỉnh ưu tiên bố trí và huy động các nguồn lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; rà soát, bổ sung các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh (Sầm Sơn, Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En và Pù Luông) vào danh mục khu du lịch quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Cùng với đó, sở đã tham mưu các giải pháp mạnh mẽ, đột phá để khôi phục nhanh du lịch trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện chương trình kích cầu du lịch nội địa; định hướng các doanh nghiệp du lịch hình thành liên minh kích cầu với tiêu chí “Tăng tối đa chất lượng, giảm tối đa giá thành” và cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn dành cho du khách. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng bộ nhận diện du lịch; triển khai chiến dịch xây dựng “Thanh Hóa – điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”. Đổi mới cách thức, nội dung theo hướng chuyên nghiệp và thị trường mục tiêu; lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm trọng tâm; đẩy nhanh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ trong quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Thanh Hóa.
Ngoài ra, sở cũng tập trung đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với xu hướng và thị trường du lịch. Trong đó, chú trọng phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch di sản văn hóa, tâm linh. Tích cực phối hợp với các ngành đồng hành, hỗ trợ, giải quyết nhanh chóng vướng mắc, khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư vào du lịch Thanh Hóa. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao; tăng dần tỷ trọng lao động qua đào tạo; trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Phối hợp với các cấp, các ngành, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh huy động và tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật như các dự án giao thông kết nối các trọng điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; các dự án phục hồi, tôn tạo di tích văn hóa lịch sử; các dự án đầu tư kinh doanh du lịch… tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
Đặc biệt, Sở VHTT&DL cũng đã tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với lãnh đạo Tổng cục Du lịch và các vụ, viện chuyên môn của Tổng cục Du lịch; từ đó, đề xuất, kiến nghị về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch Thanh Hóa trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tổng cục Du lịch đặc biệt chú trọng giải pháp đưa du lịch Thanh Hóa vào các đề án, chương trình, nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch thuộc các khu vực động lực, các vùng trọng điểm du lịch của cả nước, phù hợp với Nghị quyết 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ Thanh Hóa thực hiện các chương trình phục hồi kinh tế sau COVID-19 như chuyển đổi số, truyền thông và xúc tiến du lịch; đào tạo, đào tạo lại nghề du lịch…
Trước yêu cầu phát triển du lịch trong trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, Sở VHTT&DL đã và đang tiếp tục quán triệt, bảo đảm tuyệt đối an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch. Theo đó, bên cạnh việc cập nhật thường xuyên, kịp thời tình hình dịch bệnh; tổ chức quán triệt, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch thực hiện nghiêm túc, triệt để, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; ngành cũng đang nhanh chóng hoàn thiện và ban hành bộ tiêu chí an toàn đối với khách du lịch, các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra và công nhận các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch “Bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19″ và được phép đón tiếp, phục vụ khách du lịch; công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền thông danh sách các khu, điểm du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch được công nhận bảo đảm an toàn đón tiếp, phục vụ du khách; xây dựng và công bố các “tuyến du lịch xanh” để chào bán, thu hút khách du lịch. Tích cực triển khai chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển du lịch. Cụ thể là triển khai các sản ph ẩm thực tế ảo, thực tế tăng cường tại các khu, điểm du lịch; khẩn trương thực hiện dự án Cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông tin trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa; nghiên cứu cập nhật, số hóa dữ liệu du lịch Thanh Hóa phục vụ công tác tuyên truyền trên không gian mạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế điện tử thông qua mã QR Code; đăng ký điểm đến, dịch vụ an toàn trên bản đồ ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”.
Tuổi trẻ Việt Nam - Lào - Campuchia chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch
Ngày 22/10, Chương trình "Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia" năm 2021 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chương trình là dịp để đại biểu thanh niên ba nước tăng cường hiểu biết về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia, chia sẻ về văn hóa và con người mỗi nước; về kinh nghiệm công tác thanh niên trong quá trình xung kích tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và tiến trình thích ứng với chuyển đổi số, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa thanh niên và nhân dân ba nước.
Dự chương trình có Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Ngọc Lương; Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many; Phó Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Lào Thoong Chăn Phu Mu Phăn, cùng các cán bộ trẻ của Đại sứ quán Lào và Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam; đại diện thanh niên, sinh viên tiêu biểu ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Phát biểu khai mạc, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương chia sẻ, dù trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng tổ chức Đoàn, Hội thanh niên ba nước đã khắc phục khó khăn, có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương thức liên hệ, trao đổi thông tin và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
"Các cuộc điện đàm cấp cao giữa lãnh đạo ba tổ chức thanh niên, các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau vì an sinh xã hội, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 và chương trình Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia theo hình thức trực tuyến là sự khẳng định cho mối quan hệ hữu nghị sắt son, bền chặt của tổ chức thanh niên ba nước chúng ta", Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đánh giá.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương mong muốn thanh niên ba nước tận dụng cơ hội giao lưu lần này để trao đổi, chia sẻ, thảo luận những kinh nghiệm thực tiễn, những cách làm hay, sáng tạo, có khả năng áp dụng thực tiễn nhằm nâng cao năng lực thích ứng của thanh niên, góp phần vào sự phát triển toàn diện của thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia; đồng thời bày tỏ tin tưởng, chương trình sẽ trở thành nhịp cầu gắn kết tuổi trẻ ba nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam - Lào - Campuchia.
Khẳng định Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào - Campuchia năm 2021 là dịp nâng cao tình đoàn kết, hiểu nhau hơn giữa thanh niên ba nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa thanh niên ba nước, từ đó góp phần phát triển mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao giữa ba nước.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại chương trình. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Thay mặt cho đại biểu thanh niên Campuchia, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia Hun Many cũng chia sẻ một số kinh nghiệm của thanh niên Campuchia trong quá trình tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19; những hoạt động đồng hành cùng Chính phủ, người dân, các doanh nghiệp và phối hợp với thanh niên các nước láng giềng nhằm nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Nhấn mạnh truyền thống hữu nghị và tinh thần đoàn kết giữa ba nước tài sản vô giá, hiếm có mà tuổi trẻ Việt Nam - Lào - Campuchia cần gìn giữ, phát huy, Phó Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào Thoong Chăn Phu Mu Phăn bày tỏ hy vọng tuổi trẻ ba nước sẽ tích cực vun đắp tình đoàn kết, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đầu tư, phát triển du lịch...
Trong khuôn khổ chương trình, chiều 22/10, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận ba chuyên đề: "Tuổi trẻ Việt - Lào - Campuchia chung tay vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết"; "Thanh niên Việt - Lào - Campuchia xung kích, tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19, vì an sinh xã hội" và "Nâng cao năng lực số cho thanh niên Việt - Lào - Campuchia, tự tin hội nhập quốc tế"; chia sẻ kinh nghiệm và những mô hình hay, cách làm sáng tạo của thanh niên ba nước trong quá trình chung tay đẩy lùi dịch COVID-19 tại mỗi nước.
Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn Quảng Ngãi đề xuất Thủ tướng cho phép xây dựng sân bay ở đảo Lý Sơn, phục vụ hoạt động bay dân dụng. Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký văn bản gửi Thủ tướng về việc đề xuất xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng...