Thích ăn cơm và mì tôm, thanh niên quyết định cho cả 2 vào nồi nấu, không ngờ thành phẩm ngon “siêu cấp”
Đây thực chất là món ăn mà anh chàng này đột nhiên nghĩ ra nhưng kết quả thực sự không khiến anh thất vọng chút nào.
Không chỉ riêng Việt Nam, ở một số nước châu Á cũng dùng cơm là món chính trong các bữa ăn của gia đình, trong đó có cả Nhật Bản.
Tuy nhiên, không chỉ ăn cơm trắng cùng với các món ăn khác như thịt, cá, rau, củ, người Nhật còn có một kiểu ăn cơm trộn rất riêng và cũng rất đặc biệt, người ta gọi đó là cơm trộn Takikomi Gohan.
Thực tế, kiểu cơm trộn này đã xuất hiện ở Nhật Bản từ rất nhiều năm trước. Người Nhật xưa nấu cơm trộn Takikomi Gohan bằng nồi đất nhưng ngày nay, bạn có thể làm cơm kiểu này dễ dàng bằng cách sử dụng nồi cơm điện.
Cơm trộn Takikomi Gohan khá phổ biến ở Nhật Bản.
Takikomi Gohan bao gồm cơm và một số nguyên vật liệu trộn đều lên, mà các nguyên liệu đó cũng không quá khó tìm. Ai cũng biết người Nhật ăn uống tiết kiệm và tận dụng triệt để như thế nào mà, nên đôi khi chỉ là những nguyên liệu “cây nhà lá vườn” như nấm, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, ngô…
Để làm Takikomi Gohan, thứ quan trọng nhất là gạo, mềm và dẻo thì càng tốt, để dễ trộn đều, hòa quyện với các nguyên liệu khác, thành phần phụ thì tùy người nấu linh hoạt. Chẳng hạn, mùa xuân người ta thường nấu với măng, các loạt đậu, mùa hè thường nấu với nấm, hạt dẻ…
Video đang HOT
Cũng là một người thích ăn cơm trộn kiểu Takikomi Gohan như vậy, anh chàng người Nhật tên Sato mới đây đã nghĩ ra một kiểu nấu cơm trộn khác, tưởng không hay mà lại “hay không tưởng”.
Sato nghĩ rằng ăn cơm trắng không cũng ngon, ăn mì không cũng ngon, vậy thì nấu cả cơm và mì cùng một nồi thì liệu có ngon không.
Nghĩ là làm, Sato thực hiện luôn ý tưởng của mình để biến món cơm trộn thông thường lên “một tầm cao mới”.
Sato vo gạo sạch sẽ và đổ nước vào nồi cơm, rồi đặt nguyên con mì tôm lên trên. Anh phải áng chừng lượng nước sao cho hợp lý để cơm không bị khô hoặc nhão quá mà mì tôm cũng không bị nát. Sato bảo rằng đây là bước khó nhất.
Sau đó anh chàng cho thêm cả các loại gia vị trong gói mì tôm vào.
Đặc biệt là gói nước tương có sẵn trong gói mì tôm để giúp món cơm trộn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Tiếp đó là bật điện, nấu trong khoảng 30 phút là được.
Và đây là kết quả này!
Cơm không bị nhão quá và mì tôm thì cũng không nát, đặc biệt là nó có hương vị thơm lừng của các loại gia vị từ gói mì tôm.
Trông thì đơn giản nhưng đây thực sự là món ăn sẽ chiếm được cảm tình của rất nhiều người.
Theo soha.vn
Bố mẹ biệt tích, 2 con bơ vơ
Đó là hoàn cảnh của 2 chị em Hà Thị Thu Nhàn và Hà Anh Tuấn, trú bản Hăn, xã Mường Nọc, huyện miền núi - biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Hiện Nhàn đang học lớp 10 Trường THPT Quế Phong, còn Tuấn học lớp 6 Trường THCS Mường Nọc.
Không có bố mẹ ở nhà nấu cơm, trưa muộn hai chị em Nhàn phải tự lo cho mình
Mẹ bỏ đi biệt tích khi Tuấn mới 3 tuổi, mấy năm sau bố cũng bỏ đi không tin tức. Thời gian đầu 2 bên ông bà nội ngoại chăm nuôi 2 chị em, nhưng sau đó, do hoàn cảnh khó khăn nên ông bà không thể kham nổi. Từ đó, 2 chị em tự chăm sóc, nương tựa vào nhau sống trong căn nhà tồi tàn nằm chơ vơ bên rìa cánh đồng của bản.
Hai chị em sống trong cảnh "bữa đực bữa cái", nhiều bữa phải ăn mấy thứ củ quả hái được trong vườn, ngoài cánh đồng. Cứ một buổi đi học, một buổi Tuấn lại mang cần câu ra hồ gần nhà câu cá. Được cá to, có người mua em bán, còn lại mang về cải thiện bữa ăn. Nhiều hôm trong nhà không còn gạo và mì tôm, ngoài vườn không có củ quả gì ăn, chị em lại sang nhà bà nội "ăn chực".
Mặc dù phải sống trong cảnh bơ vơ, khốn khổ như vậy nhưng 2 chị em, đặc biệt là Nhàn học rất giỏi. Vì thế, bà nội và người chú ruột đã chung tay mỗi năm đóng hơn 2 triệu đồng tiền học để các cháu không phải bỏ học giữa chừng.
Căn nhà tồi tàn nơi chị em Nhàn sống với nhau
Từ khi biết hoàn cảnh khốn khổ của 2 em, các thầy cô giáo ở Trường THPT Quế Phong và THCS Mường Nọc đã chung tay giúp đỡ Nhàn và Tuấn rất nhiều. Mỗi dịp Tết các em được tặng quần áo mới, bánh kẹo,... Một số thầy cô ở cùng bản Hăn khi đi chợ về thường mang sang cho khi con cá, lúc miếng thịt. Các vật dụng như bàn ghế, bát đũa,... không dùng nữa thì mang đến "trang bị" cho chị em Nhàn. Các bạn cùng học với Nhàn lâu lâu lại góp mua cho chị em Nhàn thùng mì tôm. Các gia đình trong bản Hăn cũng thường giúp đỡ khi mớ rau, cân gạo,...
Vào mùa giáp hạt là lúc trong nhà chị em Nhàn có nhiều gạo nhất, vì được nhận gạo cứu đói. Trong nhà bây giờ, giá trị nhất và được 2 chị em quý nhất là chiếc xe đạp. Chiếc xe này là quà tặng học bổng cho Nhàn khi em học lớp 5.
Khi chúng tôi đến nhà thì Tuấn đang ngồi ngoài thềm đợi chị đi học về. Mặc dù học lớp 6 nhưng người Tuấn nhỏ oắt, gầy gò. Chúng tôi trêu sao không nấu cơm mà phải đợi bắt chị nấu, Tuấn lí nhí trong miệng "không còn gạo ạ". Xem trong nhà thì gạo hết, chỉ còn một gói mì tôm.
Đợi đến quá 12 giờ trưa mới thấy Nhàn lủi thủi về. Hỏi chuyện, bất ngờ cháu bật khóc nức nở: "Hôm nay cháu phải làm kiểm tra nên về muộn. Cháu ghen tị với các bạn cháu. Giờ ni các bạn cháu có bố mẹ nấu cơm đợi về ăn, còn chị em cháu phải đợi nhau. Mà cháu về muộn thì em cháu đói. Chị em cháu chỉ ước, chỉ muốn biết bây giờ bố mẹ đang ở đâu, bố mẹ về với chị em cháu!".
Mọi giúp đỡ xin gửi về Ban Công tác bạn đọc - Chương trình xã hội Báo Sài Gòn Giải Phóng, 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3 TPHCM. ĐT (028)22111263. Hoặc chuyển qua tài khoản của Báo SGGP: 310.10000.231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM.
DUY CƯỜNG
Theo sggp.org.vn
Mâm cơm cuối tháng của sinh viên Hết tiền là "ám ảnh" chung của nhiều người khi cuối tháng của sinh viên và các thanh niên độc thân. Hết tiền là "ám ảnh" chung của nhiều người khi cuối tháng. Bữa ăn đạm bạc. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Cố nhé, tháng sau có tiền mua bánh thật tặng lại cho. Lúc hết tiền món gì...