Thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã xây dựng kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội (Cuộc thi).
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: TLĐLĐ.
Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu, mục đích của Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và các cấp công đoàn về những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội.
Thông qua Cuộc thi, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ trong công tác thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ đề của Cuộc thi là “Phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội”.
Theo Ban tổ chức, tác phẩm dự thi tập trung vào hai nội dung: Một là những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội thông qua giáo lý, giáo luật, lễ nghi, kiến trúc cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng truyền thống (chú trọng khai thác các chủ đề mang tính tổng hợp từ quan điểm của các tôn giáo và từ những câu chuyện, sự kiện, nhân vật, tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử tôn giáo). Vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn trong việc phát huy giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo.
Video đang HOT
Hai là các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân, như hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc…), hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Vai trò của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đồng bào có đạo.
Đối tượng tham dự cuộc thi là cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đang công tác, sinh hoạt trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước.
Các tác phẩm dự thi được viết bằng tiếng Việt, mỗi tác phẩm tối thiểu 500 từ (khuyến khích hình ảnh minh họa kèm theo); các tác phẩm dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, trình bày rõ ràng trên một mặt giấy khổ A4; tác phẩm dự thi ghi rõ: Tác phẩm tham dự “Cuộc thi công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội”. Thông tin về tác giả kèm theo gồm: họ tên tác giả, bút danh (nếu có), năm sinh, nghề nghiệp, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại.
Tác phẩm dự thi phải là những bài viết mới, chưa được sử dụng, chưa được công bố trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào, chưa đưa lên các websites, blogs, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… của các tổ chức, cá nhân. Tác giả dự thi cam kết chịu trách nhiệm pháp lý đối với tác phẩm của mình, đảm bảo về tính chân thực, chính xác về nội dung bài dự thi.
Về cơ cấu và giá trị giải thưởng, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ trao 11 giải thưởng cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương tổ chức tốt cuộc thi và có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt. Trong đó: 1 giải Nhất: 7.000.000 đồng; 2 giải Nhì: 5.000.000 đồng/giải; 3 giải Ba: 3.000.000 đồng/giải; 5 giải Khuyến khích: 2.000.000 đồng/giải
Về Giải cá nhân: Ngoài Giấy chứng nhận giải thưởng Cuộc thi của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Tổ chức sẽ trao: 1 giải Nhất: 5.000.000 đồng; 3 giải Nhì: 3.000.000 đồng/giải; 5 giải Ba: 2.000.000 đồng/giải; 30 giải Khuyến khích: 1.000.000 đồng/giải.
Tổng giá trị giải thưởng bằng tiền mặt là 90.000.000 đồng. Giải thưởng dự kiến được trao vào cuối năm 2022.
Theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm nhưng phải thống nhất họ tên hoặc bút danh.
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 1/10/2022 đến 17h00 ngày 30/10/2022 (theo dấu bưu điện).
Tác giả gửi tác phẩm dự thi qua LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Bắc Ninh tạm dừng tổ chức các lễ hội dịp Tết Nguyên Đán
Tỉnh Bắc Ninh vừa ra văn bản yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, để tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; chủ động dự báo, đánh giá nguy cơ; xây dựng và thực hiện kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các phương án phòng, chống dịch bệnh.
Đền bà Chúa Kho ở phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, thờ tự, tiến hành các nghi lễ do các chức sắc tôn giáo tại cơ sở đó thực hiện. Đặc biệt, đối với các địa phương được tổ chức nghi lễ tâm linh, tại phần lễ không quá 10 người có mặt và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong tỉnh hạn chế di chuyển khi không thực sự cần thiết. Trường hợp do nhu cầu phải đi/về địa phương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm dịch Covid-19 đối với bản thân, người thân và cộng đồng; khuyến khích người dân và người lao động chủ động tự xét nghiệm SARS-CoV-2 sau ăn Tết trở lại làm việc.
Sở Y tế thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình để chủ động đề xuất Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường năng lực y tế cơ sở, không để quá tải hệ thống y tế. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế phân công ứng trực, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, vật tư y tế, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở, nhất là Tổ Covid cộng đồng và nhân dân trong việc theo dõi y tế, giám sát việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch, cách ly theo dõi tại nhà. Duy trì chế độ thường trực phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị vật tư y tế theo phương châm "4 tại chỗ" để đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cũng nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, vui xuân, đón Tết, sinh hoạt tôn giáo, gặp mặt, mừng thọ, đám cưới, đám tang... theo đúng quy định; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Ban Tôn giáo Chính phủ kiến nghị tổng điều tra về tín ngưỡng, tôn giáo Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) kiến nghị giao Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì, phối hợp với cơ quan này tiến hành tổng điều tra về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), năm 2021 các hoạt động tôn giáo diễn ra cơ bản ổn...