Thị trưởng Washington muốn Trump rút quân khỏi thủ đô
Thị trưởng Muriel Bowser muốn các đơn vị quân đội và Vệ binh Quốc gia bang khác rút hết khỏi thủ đô, nhưng quyền lực của bà bị hạn chế.
“Chúng tôi muốn binh sĩ từ các bang khác rời khỏi Washington”, Thị trưởng Muriel Bowser, một thành viên đảng Dân chủ, nói trong cuộc họp báo ngày 4/6, đồng thời đang xem xét các lựa chọn pháp lý để ngăn Tổng thống Donald Trump điều động quân đội từ nơi khác tới triển khai ở thủ đô để ứng phó biểu tình.
Như nhiều thành phố khác của Mỹ, thủ đô Washington trải qua nhiều ngày biểu tình và bạo loạn sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Các cửa hàng cùng văn phòng tại Washington cùng những vùng lân cận bị cướp phá, buộc thị trưởng áp lệnh giới nghiêm sau 19h trong ngày 1-2/6.
Hàng trăm binh sĩ tiểu đoàn trực chiến thuộc sư đoàn dù 82 trước đó được điều tới Washington để hỗ trợ đảm bảo an ninh, song đã nhận được lệnh quay về căn cứ ở Bắc Carolina. Tuy nhiên, thủ đô Washington ngoài lực lượng Vệ binh Quốc gia và cảnh sát của mình đang có thêm khoảng 3.300 vệ binh quốc gia được huy động từ nhiều bang khác để bảo vệ các công trình trọng yếu tại đây.
Video đang HOT
Thị trưởng Muriel Bowser (áo hồng, chính giữa) đứng cùng các giáo sĩ trên phố gần Nhà Trắng, ngày 3/6. Ảnh: Reuters.
Tình hình an ninh tại Washington gần đây trở nên phức tạp, do chính quyền thủ đô không có quyền tự chủ hoàn toàn như các bang khác, nơi thống đốc là người duy nhất chịu trách nhiệm về an ninh. Thủ đô Washington không có đại diện trong quốc hội và chính phủ liên bang có thể ra các quyết định vượt quyền giới chức thủ đô.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia thủ đô Washington được huy động để ứng phó biểu tình, nhưng họ báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Donald Trump, không thông qua chính quyền của Thị trưởng Bowser.
Thị trưởng Bowser cũng đặt câu hỏi về sự xuất hiện của hàng trăm sĩ quan có vũ trang từ gần 10 cơ quan liên bang, gồm Cục Hải quan và Biên phòng, Cục Nhà tù và Cục An ninh Giao thông, những người được triển khai bên ngoài các tòa nhà chính phủ và trên đường phố Washington. Một số sĩ quan mặc đồng phục không có phù hiệu rõ ràng, làm dấy lên nghi vấn về danh tính và nhiệm vụ của họ.
“Chúng tôi quan ngại tình trạng quân sự hóa ngày càng tăng và sự thiếu minh bạch có thể làm tăng hỗn loạn”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi viết trong bức thư gửi Trump ngày 4/6.
Trump thực hiện thẩm quyền huy động Vệ binh Quốc gia thông qua Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper và điều họ tới đảm nhận các nhiệm vụ tại Washington. Tổng thống Mỹ cũng không loại trừ khả năng kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn để triển khai binh sĩ quân đội chính quy tới các bang và thủ đô để ứng phó biểu tình.
Trump không loại trừ khả năng điều quân đối phó biểu tình
Phát ngôn viên Nhà Trắng nói Trump vẫn có thể kích hoạt Đạo luật Chống nổi loạn và điều quân đối phó biểu tình nếu cần.
"An toàn và an ninh của dân chúng Mỹ là điều Tổng thống Donald Trump quan tâm hàng đầu trong thời kỳ này. Toàn bộ lựa chọn đều đang được cân nhắc", phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley trả lời trong cuộc họp báo ngày 4/6, khi được hỏi về khả năng điều quân đội tới thủ đô Washington đối phó biểu tình.
Khi phóng viên đề nghị bình luận việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper phản đối triển khai quân chính quy đối phó với biểu tình và bạo loạn, Gidley nói "kích hoạt hay không Đạo luật Chống nổi loạn là quyết định riêng của Tổng thống".
Đạo luật Chống nổi loạn, được thông qua năm 1807, cho phép tổng thống Mỹ triển khai quân đội và Vệ binh Quốc gia để trấn áp tình trạng mất an ninh trật tự, bạo loạn hoặc nổi dậy. Khi được kích hoạt, Đạo luật Chống nổi loạn sẽ vô hiệu hóa lệnh cấm quân đội Mỹ triển khai lực lượng trong nước hoặc thực hiện các chức năng hành pháp thay cảnh sát trên lãnh thổ Mỹ của đạo luật Posse Comitatus 1878.
Trump cầm kinh thánh đứng trước Nhà thờ St. John, Washington, ngày 1/6. Ảnh: Reuters.
Ý định điều quân đội đối phó biểu tình và bạo loạn của Trump bị nhiều người phản đối. Cựu bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis nói quân đội Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp, không nên bị điều động tham gia hoạt động vi hiến.
Phát ngôn viên Gidley nói tướng Mattis không nắm được những gì thực sự xảy ra tại các thành phố của Mỹ, hoặc "cố tình phớt lờ tình trạng bạo lực, vô pháp" trong những ngày gần đây. Trước đó, Trump chỉ trích gay gắt Mattis và nói cảm thấy hài lòng khi yêu cầu cựu bộ trưởng quốc phòng từ chức.
Biểu tình "tôi không thở được" nổ ra ở nhiều thành phố Mỹ để phản đối cảnh sát ghì chết George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Nhiều thành phố áp lệnh giới nghiêm và huy động Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật đối phó các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo động.
Bộ trưởng Quốc phòng Esper hôm qua đảo ngược quyết định triển khai một tiểu đoàn lính dù trực chiến đến khu vực thủ đô Washington. Esper khẳng định quân đội chỉ nên được điều động tại Mỹ "trong những tình huống khẩn cấp và nghiêm trọng nhất" và tình hình biểu tình hiện nay không rơi vào một trong số đó.
Lầu Năm Góc rút tiểu đoàn trực chiến khỏi thủ đô Trinh sát cơ quần thảo bầu trời thủ đô Mỹ Đạo luật cho phép Trump điều binh đối phó biểu tình Vệ binh Quốc gia - 'Cây gậy' Trump dùng ứng phó biểu tình 19
Trump từng định kiểm soát cảnh sát thủ đô Mỹ Chính quyền Trump từng đề xuất ý tưởng liên bang hóa lực lượng cảnh sát thủ đô Washington, nhưng sau đó chuyển sang triển khai binh sĩ quân đội. "Tôi nghĩ mọi người đều thấy Tổng thống tuyên bố muốn phô trương sức mạnh ở thủ đô Washington và chúng tôi biết họ đã xem xét nhiều phương án thực hiện", Thị trưởng...