Thị trường Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ diễn biến tiêu cực của thị trường thế giới
Thị trường chứng khoán chỉ tăng nhẹ do diễn biến giằng co rung lắc liên tục trong tuần.
Tuần qua, VN-Index tăng 1,64 điểm (tương đương 0,18%) lên 909,91 điểm.
Kết thúc tuần giao dịch chứng khoán 28/9-2/10, trên sàn HSX, VN-Index tăng 1,64 điểm (tương đương 0,18%) lên 909,91 điểm. Chỉ số tăng điểm tại 3 trên 5 phiên giao dịch trong tuần.
Thống kê cho thấy, VNM, VIC và HPG là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho mức tăng của VN-Index, đóng góp lần lượt 1,58; 1,14 và 0,88 điểm.
Trong khi đó, VCB, VHM và VRE là 3 mã có tác động tiêu cực nhất cho chỉ số, lấy đi 2,08; 1,13 và 0,72 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình 5 phiên trên sàn HSX đạt 7.383 tỷ đồng/phiên, tăng 10,97% so với tuần trước. Khối ngoại bán ròng 1.777 tỷ đồng trên sàn HSX trong tuần này.
Video đang HOT
Còn trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng (3,39 điểm) tương đương 2,58%, đóng cửa ở mức 134,91 điểm.
Chỉ số tăng điểm tại 4 trên 5 phiên giao dịch trong tuần. ACB, NVB và VCS là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho HNX-Index, đóng góp 1,69; 0,28 và 0,24 điểm.
Mặt khác, DHT, SHN và OCH là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi 0,03; 0,02 và 0,02 điểm.
Giá trị giao dịch trung bình 5 phiên trên sàn HNX đạt 891 đồng/phiên, giảm 4,23% so với tuần trước. Khối ngoại bán ròng 79,79 tỷ đồng trên sàn HNX trong tuần này.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, VN-Index dự kiến sẽ dao động trong vùng được giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ 895- 900 điểm và ngưỡng cản quanh 920 điểm. Áp lực điều chỉnh của thị trường vẫn đang hiện hữu khi chịu ảnh hưởng từ biến động tiêu cực của thị trường thế giới.
Do đó, BVSC lưu ý rằng, nếu vùng hỗ trợ 895-900 điểm bị xuyên thủng, chỉ số có thể bước vào nhịp điều chỉnh mạnh và lùi về các vùng hỗ trợ sâu hơn trong ngắn hạn.
“Trong những tuần tới, thị trường sẽ bị chi phối nhiều hơn bởi các thông tin kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết và diễn biến thị trường cũng sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng nhóm cổ phiếu riêng lẻ”, BVSC phân tích.
Về chiến lược đầu tư, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng ở mức 25-50% cổ phiếu. Vùng kháng cự quanh 920 điểm vẫn làm một vùng cản đáng chú ý đối với chỉ số ở thời điểm hiện tại. Do đó, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao vẫn nên xem xét bán chốt lời một phần các vị thế ngắn hạn để tối ưu hóa lợi nhuận cho danh mục.
STB lại giao dịch khủng, thị trường giảm nhẹ ngày cuối tuần
Thị trường tiếp tục suy yếu thêm một chút với các đầu tàu blue-chips khá đuối. Điểm sáng chính là các cổ phiếu cá biệt vẫn thu hút được dòng tiền mạnh mẽ.
Hàng xả T 3 tại STB được mua sạch
Tâm điểm giao dịch hôm nay dĩ nhiên là cổ phiếu STB khi những ngày qua đang chiếm trọn chú ý của giới đầu tư với mức thanh khoản cực lớn. Kỷ lục hơn 45,7 triệu cổ phiếu được sang tay ngày 22/9 đã về tài khoản. Do đó hôm nay dự kiến sẽ là một phiên rất căng thẳng ở cổ phiếu này.
Không mấy bất ngờ, nhà đầu tư đã tung hàng ra bán khối lượng lớn. STB giảm nhẹ 0,4% đầu phiên xuống giá 12.400 đồng. Cũng nên lưu ý là giá cao nhất hôm 22/9 của STB là 12.550, điều đó nghĩa là một bộ phận hàng T 3 nếu chạy sớm đã bị lỗ nhẹ.
Tuy vậy phiên hôm nay là một bất ngờ lớn của STB khi lại xuất hiện lực cầu khổng lồ vào mua hàng T 3. Khoảng 39,3 triệu cổ phiếu đã được giao dịch trong phiên tương đương lượng tiền cần thiết tới 509,3 tỷ đồng. Mức giao dịch này là thấp hơn một chút so với khối lượng hàng T 3 tức là đã có nhà đầu tư giữ hàng lại. Điều này có thể hợp lý nếu những nhà đầu tư lớn tham gia mua vào hôm 22/9 sẵn sàng hấp thụ khối lượng bán T 3. STB ban đầu giảm, nhưng càng về sau càng mạnh lên. Cổ phiếu này thậm chí đạt giá kịch trần trở lại.
STB giao dịch rất lớn khiến riêng mã này chiếm tới 21,1% tổng giá trị khớp của rổ VN30 và chiếm khoảng 9,4% giá trị sàn HSX. Đáng lưu ý là cũng giống như phiên ngày 22/9, nhà đầu tư trong nước là đối tượng giao dịch chính ở STB.
Ngoài STB, thị trường cũng xuất hiện một số mã khác giao dịch ngược hướng thị trường chung và thu hút thanh khoản rất cao. OGC đã có thêm phiên kịch trần thứ hai với lượng giao dịch khoảng 5,4 triệu cổ phiếu và chưa kể vài triệu cổ dư mua ở hai giá cao nhất. TLD, một cổ phiếu ít được chú ý cũng bùng nổ thanh khoản với 2,34 triệu cổ ở giá kịch trần, mức kỷ lục 18 tháng.
Thực tế các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hôm nay không quá mạnh. Chỉ số Midcap thậm chí giảm 0,66%, chỉ số Smallcap giảm 0,13%. Tuy vậy vẫn có các cổ phiếu đơn lẻ được giao dịch rất nhiều và giá tăng tốt. Vì vậy thị trường đang rơi vào tình trạng tăng chọn lọc và hoạt động đầu cơ chỉ xuất hiện cá biệt. Chẳng hạn hôm nay có rất ít cổ phiếu tăng được trong khoảng 4-5% mà có thanh khoản tốt như FCN, DGC, VIP, PHC. Phần lớn các mã đầu cơ nếu tăng được cũng dưới ngưỡng 2%, mức tăng thấp nếu so với đặc tính đầu cơ.
Blue-chips tiếp tục suy yếu
Nhóm VN30 đóng cửa với chỉ 9 cổ phiếu tăng giá và 16 cổ phiếu giảm. Chỉ số VN30-Index vẫn tăng 0,18% chủ yếu do mức tăng kịch trần của STB. Mã này vẫn nằm trong nhóm 15 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất VN30-Index dù với VN-Index thì khá nhỏ.
Ngoài STB, không có cổ phiếu lớn nào tăng đáng chú ý. VNM chỉ tăng nhẹ 0,31% và CTG tăng 0,77%, HPG tăng 0,39%. Đó là 3 mã duy nhất nằm trong Top 10 vốn hóa. Còn lại VIC giảm 0,22%, VCB giảm 0,12%, GAS giảm 0,54%, BID giảm 0,24%, TCB giảm 0,22%, MSN giảm 0,55%.
Mặt khác thị trường nếu nhìn từ góc độ cổ phiếu thì hôm nay cũng vẫn là một ngày điều chỉnh: Sàn HSX cứ 1 mã giảm chỉ có 0,68 mã tăng. Khá nhiều mã đầu cơ cũng giảm sâu như VPG giảm sàn, TTA giảm 6,57%, VOS giảm 4,83%, PDR giảm 4,47%, CRE giảm 3,51%, HTN giảm 3,47%, SZL giảm 3,36%, TIP giảm 3,23%...
VN-Index để mất 0,31 điểm trong ngày cuối tuần không phải là biến động lớn và cả tuần chỉ số vẫn tăng 3%. Thị trường vẫn cho thấy đang chịu tác động từ giao dịch ngắn hạn nội tại hơn là yếu tố bên ngoài. Các thị trường quốc tế giao dịch bình thường hôm nay. Cổ phiếu giảm giá cũng không xuất hiện thanh khoản đột biến. Hai sàn khớp lệnh phiên này chỉ hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 2% so với hôm qua và là phiên thứ 3 liên tiếp duy trì quanh mốc này. Thanh khoản thể hiện cung cầu khá ổn định.
Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Cơ hội có thể sẽ khan hiếm hơn Theo một số chuyên gia chứng khoán, trong nửa cuối năm tác động của đại dịch sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh rõ ràng hơn nên việc lựa chọn nhóm cổ phiếu/ngành kỳ vọng tăng trưởng tốt sẽ khan hiếm. Tuần qua, với sự khởi sắc của nhóm ngân hàng và sự "năng nổ" của các ETF đã giúp giúp chỉ...