Thị trường vàng châu Á thận trọng trước thềm cuộc gặp Mỹ -Trung tại Hội nghị G20
Phiên chiều 30/11, giá vàng châu Á dao động trong biên độ hẹp khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát đi những tín hiệu trái chiều về khả năng đàm phán với Trung Quốc.
Thị trường vàng châu Á thận trọng trước thềm cuộc gặp Mỹ -Trung tại Hội nghị G20 . Ảnh minh họa: TTXVN
Trên thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,1% lên 1.224,21 USD/ounce vào lúc 13 giờ 46 phút (theo giờ Việt Nam).
Trong khi đó, chỉ số đồng USD – được coi là thước đo “ sức khỏe” của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này hầu như không biến động.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có trao đổi về vấn đề thương mại bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Argentina. Tại hội nghị lần này, các căng thẳng thương mại sẽ là một chủ đề trọng tâm trong nghị trình.
Tuy nhiên vào ngày 29/11, ngay trước khi rời Washington sang Argentina, ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra những tín hiệu trái chiều về khả năng giải quyết các tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Ông Trump cho biết hai bên sắp đạt được một thỏa thuận, nhưng cũng nói thêm rằng đây có thể không phải là mong muốn của ông
Nhà phân tích Sugandha Sachdeva của công ty môi giới đầu tư Religare Broking cho biết thị trường vàng sẽ theo dõi sát sao các cuộc họp của G20 trong tuần này. Bởi lẽ bất cứ diễn biến lạc quan nào cũng sẽ tác động tới đồng USD – vốn được coi là một kênh đầu tư “trú ẩn an toàn” trong năm nay – và hỗ trợ cho giá vàng.
Ngược lại, nếu căng thẳng leo thang, giá vàng có thể giảm sâu hơn.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc phiên này tăng 0,1% lên 14,32 USD/ounce và đang hướng đến mức tăng 0,7% cho cả tháng này.
Trong khi đó, giá bạch kim giảm 0,4% xuống 813,4 USD/ounce. Kim loại quý này đang trên đà đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp với mức giảm 3% tính từ đầu tuần tới nay.
H.Thủy (Theo Reuters)
Giá dầu quay đầu hạ tại thị trường châu Á
Thị trường dầu châu Á đánh mất động lực tăng trong phiên giao dịch ngày 20/11.
Giá dầu hạ tại châu Á. Ảnh: reuters
Triển vọng kém lạc quan của kinh tế thế giới và sản lượng dầu của Mỹ tăng "phủ bóng " lên nỗ lực cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là nhân
Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 23 xu Mỹ (0,4%), xuống 56,97 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng hạ 36 xu Mỹ (0,5%), xuống 66,43 USD/thùng.
Hiện giá dầu đã mất gần 25% so với mức đỉnh xác lập hồi đầu tháng 10/2018, chủ yếu do nguồn cung tăng, đặc biệt là Mỹ. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gần 25% trong năm nay, leo lên mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.
Tình hình này diễn ra giữa bối cảnh thị trường ngày càng gia tăng đồn đoán về triển vọng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, khiến Phố Wall liên tục đỏ sàn trong những phiên gần đây. Điều này khiến các nhà đầu tư thận trọng hơn với diễn biến của thị trường dầu mỏ trong thời gian tới, nhất là khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng cao. Trong bảy tuần qua, các nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đã bán ra khoảng 553 triệu thùng dầu và nhiên liệu, mạnh nhất trong 5 năm qua.
Như vậy, mối lo dôi dư nguồn cung như hồi năm 2014 đã quay trở lại, nhân tố khiến giá dầu giảm mạnh. Giới dự báo cho rằng, nhiều khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ cắt giảm sản lượng 1-1,4 triệu thùng/ngày vào cuộc họp ngày 6/12 tới.
Ngân hàng Pháp BNP Paribas dự báo năm 2019 giá dầu WTI và dầu Brent sẽ lần lượt dao động trong khoảng 69 USD/thùng và 76 USD/thùng.
Minh Trang (Theo Reuters)
Giá vàng đi ngang tại thị trường châu Á Vàng vững giá trong ngày 20/11 tại châu Á, sau khi dao động trong biên độ hẹp, giữa bối cảnh đồng USD chịu sức ép giảm do các số liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ và triển vọng nâng lãi suất "lu mờ". Giá vàng đi ngang tại châu Á. Ảnh minh họa: TTXVN Chiều phiên này, tại thị trường Bengaluru...