Thị trường vàng chao đảo
Thị trường vàng đã trải qua một tuần biến động dữ dội, có phiên bật lên vùng đỉnh cao nhất trong vòng 9 năm nhưng ngay sau đó lại rơi về đáy thấp nhất của tháng.
Tính đến đầu giờ chiều ngày 4-7, giá vàng miếng lẫn vàng nữ trang chạm mốc 50 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 30.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên chiều qua, niêm yết giá vàng miếng mua vào bán ra ở mức 49,5 – 49,9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng tại ngân hàng TPBank tăng 140.000 đồng/lượng, giảm nhẹ 20.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, niêm yết giá mua bán ở mức 49,58 – 49,9 triệu đồng/lượng.
Đáng nói, Maritime Bank còn đẩy giá bán lên 50 triệu đồng/lượng, không đổi so với giá đóng cửa chiều qua. Lo ngại rủi ro khiến ngân hàng này kéo rộng biên độ giá mua – bán lên tới 1,1 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong khi đó, vàng miếng SJC tại các tổ chức lớn hiện chỉ nới rộng biên độ giữa giá mua – bán lên khoảng 400.000 đồng/lượng, niêm yết giá mua vào bán ra phổ biến ở mức 49,64 – 49,82 triệu đồng/lượng.
Trái ngược với xu hướng giá vàng nữ trang 24K, vàng nhẫn tròn trơn trong nhiều ngày qua thường đắt hơn nhiều so với vàng miếng thì giờ đây lại rẻ hơn.
Chẳng hạn như vàng nhẫn 24K của PNJ tăng 70.000 đồng/lượng so với chiều qua, đẩy giá mua bán lên mức 49,19 – 49,89 triệu đồng/lượng. Mức giá này rẻ hơn vàng miếng khoảng vài chục ngàn đồng/lượng song biên độ chênh lệch giá mua – bán nới lên tới 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước điều chỉnh tăng giảm sát với diễn biến của giá vàng thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay dừng lại ở mức 1.774 USD/ounce, không thay đổi nhiều so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong tuần qua, có thời điểm giá vàng thế giới đã bật lên vùng cao nhất trong khoảng 9 năm do nhà đầu tư đổ tiền vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn trước bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 còn phức tạp ở nhiều quốc gia.
Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới hiện đang dừng lại ở mức 49,8 triệu đồng/lượng, ngang với giá vàng trong nước.
Cuối tuần, giá vàng loạn nhịp, USD tăng giá
Phiên giao dịch cuối tuần ngày 23/5, giá vàng thế giới quay đầu tăng trở lại, trong khi đó, giá vàng trong nước tiếp tục giảm. USD đã chấm dứt chuỗi ngày giảm, quay đầu bật tăng.
Cuối tuần, giá vàng loạn nhịp, USD tăng giá . ảnh minh họa
Trên thị trường vàng trong nước, ngày 23/5, giá vàng miếng được Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức 48,45- 48,88 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 70.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 20.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.
Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 48,5- 48,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.
Sáng 23/5, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.734 USD/ounce, mức giá này tăng 5 USD/ounce so với phiên giao dịch hôm qua.
Trên thị trường tiền tệ, sáng 23/5, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.242 VND. Mức giá này giữ nguyên so với phiên giao dịch hôm qua.
Tại các ngân hàng thương mại, giá giao dịch USD có dấu hiệu tăng trở lại so với các phiên giao dịch trước đó.
Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết với mức 23.160 - 23.370 đồng/USD. Mức giá này tăng 10 đồng/USD ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch trước đó.
Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 23.180 - 23.390 đồng/USD. Mức giá này tăng 35 USD/ounce ở chiều mua vào và tăng 47 đồng/USD ở chiều bán ra so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá vàng hôm nay 28/3: Cuộc đua bung tiền, vàng chứng tỏ giá trị Giá vàng giảm nhẹ cuối tuần nhưng hướng tới tuần đầu tiên tăng giá sau hai tuần giảm liên tiếp. Giá vàng trong nước Mở cửa thị trường ngày 27/3, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 46,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 47,50 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 350 ngàn đồng ở...