Thị trưởng Trung Quốc bơi sông chứng minh nước sạch
Hình ảnh một thị trưởng bơi ở con sông từng ô nhiễm để chứng minh nước đã sạch được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc.
Hình ảnh được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Bức ảnh có tiêu đề “ Lý Trung Hoa, thị trưởng Vĩnh Thành bơi ở sông ô nhiễm” được nhiều người chia sẻ trên mạng hôm 1/8. Trong ảnh có 7 người đàn ông đang bơi giữa dòng nước trong xanh, trên bờ là người đứng xem và chụp ảnh, theo Xinhua.
Cơ quan tuyên truyền thành phố hôm 2/8 xác nhận thị trưởng Lý Trung Hoa cùng các cán bộ thành phố khác đã bơi ở đoạn sông Hộ Thành, tỉnh Hà Nam, chảy qua khu vực phố cổ. Một năm trước, ông Lý cam kết với người dân khu vực sẽ làm sạch con sông này, đồng thời đích thân xuống bơi kiểm tra.
Thị trưởng Lý Trung Hoa (giữa, mặc áo đen). Ảnh: News123.
Sông Hộ Thành dài 3.800 mét, rộng gần 30 mét, có lịch sử hơn 1.300 năm. Qua nhiều năm, con sông bị lấn chiếm, vứt rác thải, ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền thành phố đã cho phá dỡ 135 nhà lấn chiếm, nạo vét lòng sông, đắp kè, xử lý nước ô nhiễm.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo VNE
Giếng trữ nước ngọt gần 100 tuổi trong căn nhà ở Sài Gòn
Nằm trong căn nhà ở công viên Gia Định (TP HCM) là cụm giếng cạn được người Pháp xây dựng gần trăm năm trước để cấp nước cho thành phố.
Ở văn phòng của đội thi công tu bổ của Công ty cấp nước Trung An (thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn), nằm trong công viên Gia Định có một hệ thống giếng cổ do người Pháp xây dựng từ gần 100 năm trước.
Đầu những năm 1900 đến 1930, để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng, người Pháp đã cho xây dựng thêm một số captage. Captage là cụm gồm nhiều giếng cạn dùng để trữ nước, sau đó bơm lên các đài đem đi phân phối cho người dùng.
Lối xuống giếng ở trong văn phòng, thường ngày được che đậy bằng tấm bê tông, vừa đủ một người chui xuống
Hệ thống cung cấp nước cho Sài Gòn - Chợ Lớn có 6 cụm giếng cạn. Mỗi cụm có 10 - 20 giếng cạn, được bố trí theo vòng tròn, bán kính cách giếng trung tâm khoảng 200 m. Cụm giếng cạn Gò Vấp được xây dựng năm 1923. Lối xuống giếng trung tâm này là những bậc thang làm bằng xi măng.
Mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6 m đến 2,2 m, riêng giếng trung tâm đường kính khoảng 7 m, sâu 13 m - 20 m. Vách giếng lúc trước xây gạch, sau dùng ống bêtông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng.
Trong lòng giếng có đặt ống bằng gang, phía dưới cùng của ống nối với trụ lọc đặt gần đáy giếng, phía ngoài trụ lọc là lớp sạn lọc. Phía dưới lớp sạn lọc (đáy giếng) là các lớp cát, cách làm này giúp nước sạch hơn.
Từ giếng trung tâm nước sẽ được khử trùng rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng qua hệ thống máy bơm.
Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp một lượng nước trung bình 30.000 m3 một ngày cho vùng Sài Gòn - Chợ Lớn với số dân khoảng 300.000 người.
Các giá đỡ hệ thống đường ống nước nằm trong giếng đã được tháo bớt ra.
Hiện phần lớn các cụm giếng cạn ở Sài Gòn đều bị vùi lấp hoặc phá bỏ. Trong đó, giếng trung tâm ở Gò Vấp là một trong số ít giếng còn khá nguyên vẹn. Nhưng theo thời gian, các kết cấu của giếng đã bị gỉ sét.
Để phục vụ cấp nước an toàn, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn có kế hoạch cải tạo sử dụng mặt bằng của giếng cạn để xây dựng các bể chứa lớn, trạm bơm trung gian nhằm dự trữ nước sạch, phòng cháy chữa cháy...
Quỳnh Trần
Theo VNE
Đường ống nước sạch sông Đà lại gặp sự cố Đường ống nước sạch sông Đà lại vừa gặp sự cố lần thứ 21, vị trí xảy ra sự cố lần này tại Km30 60 Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Ngày 18.6, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã gửi thông báo đến khách hàng về việc đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố, phải tạm dừng cấp...