Thị trường trái phiếu thứ cấp kém sôi động
Tổng giá trị giao dịch trái phiếu và tín phiếu trên thị trường thứ cấp năm 2015 thông qua các giao dịch thông thường (outright) và mua bán lại (reverse repo) đạt 930.495 tỷ đồng, chỉ tăng 3,5% so với năm 2014.
Cả năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.366 tỷ đồng trái phiếu và tín phiếu trên thị trường thứ cấp
Trong năm qua, giao dịch outright tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường thứ cấp, chiếm 67% tổng khối lượng giao dịch (623.523 tỷ đồng). Trong khi đó, giao dịch reverse repo chỉ chiếm 33%, đóng góp 306.971 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư trong nước không mấy tích cực mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp trong năm qua vì nhiều lý do.
Thứ nhất, tín dụng tăng mạnh cho thấy các ngân hàng đang dịch chuyển nguồn vốn từ đầu tư trái phiếu sang các hoạt động tín dụng. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm 2015 đạt 17,17% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Thứ hai, các nhà đầu tư trái phiếu thường quan tâm hơn tới trái phiếu ngắn hạn với thanh khoản cao và rủi ro thấp, nhưng trái phiếu này đã không được phép chào bán theo quyết định của Quốc hội. Nguồn cung trái phiếu dài hạn cao, nhưng cầu thì lại rất thấp, khiến thanh khoản thị trường trái phiếu thứ cấp thấp. Tháng 12/2015, trái phiếu ngắn hạn được chào thầu trở lại trên thị trường sơ cấp với nguồn cung lớn. Tuy nhiên, các thành viên của thị trường sơ cấp đã không bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
Video đang HOT
Xét về kỳ hạn các giao dịch thông thường cho thấy, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào trái phiếu ngắn hạn với kỳ hạn 5 năm trở xuống. Trong năm qua, giao dịch trái phiếu từ 1 đến 5 năm chiếm 75,9% tổng giao dịch kỳ hạn, trong đó, trái phiếu từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Trái phiếu trên 5 năm chỉ chiếm 24,1% tổng giá trị giao dịch.
Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp trong năm qua, đặc biệt là vào tháng 8 (5.506 tỷ đồng) và trong quý cuối năm 2015 (4.444 tỷ đồng), chủ yếu là vì lo ngại tiền đồng mất giá do việc mất giá của nhân dân tệ và tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Các nhà đầu tư đã bán tháo tài sản của các quốc gia mới nổi để trở lại với sự an toàn của USD và tài sản của Mỹ với mức lợi suất hấp dẫn sau khi lãi suất cơ bản đã được nâng lên.
Tính chung cả năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.366 tỷ đồng trái phiếu và tín phiếu trên thị trường thứ cấp thông qua các giao dịch outright và repo.
Lợi suất trái phiếu trong năm qua tăng khá mạnh tại hầu hết các kỳ hạn so với năm 2014, ngoại trừ trái phiếu dài hạn. Vì các nhà đầu tư chỉ tập trung giao dịch vào trái phiếu ngắn hạn trong khi nguồn cung rất hạn chế, nên giá của các trái phiếu ngắn hạn tăng lên. Do vậy, lợi suất trái phiếu tăng khá cao trong quý II và III. Lợi suất cao tiếp tục được duy trì cho tới cuối năm, khi trái phiếu ngắn hạn dưới 5 năm đã được phát hành trở lại. Tuy nhiên, không có quá nhiều trái phiếu ngắn hạn được giữ lại trên thị trường, nên thanh khoản không được cải thiện, lợi suất trái phiếu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Trong năm 2016, lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục tăng vì chịu áp lực phát hành trái phiếu để hỗ trợ ngân sách nhà nước. Có nhiều khả năng sẽ có một lượng lớn trái phiếu được chào thầu trong năm 2016, trong đó, 30% là trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm. Mặc dù nguồn cung lớn, nhưng cầu trái phiếu có vẻ khá thấp vì tín dụng và thiếu hụt nguồn vốn. Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng, tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 18 – 20% sau kỳ tăng trưởng ấn tượng năm 2015. Nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục các hoạt động tái cấu trúc, giải quyết nợ xấu, bán nợ xấu cho VAMC và tăng trích lập dự phòng nợ xấu. Bên cạnh đó, những lo ngại về tiền đồng tiếp tục mất giá trong năm 2016 cũng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu trái phiếu tiền đồng của cả các nhà đầu tư trong nước và thế giới. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập cơ chế mới để điều hành tỷ giá, nhưng vẫn còn những nghi ngại cho rằng, Fed sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất cơ bản trong năm 2016, khiến USD tăng giá hơn.
Theo Báo Đầu Tư
Ngân sách 'về đích' vào phút cuối
Thu ngân sách vượt dự toán trong bối cảnh giá dầu giảm thể hiện cố gắng rất lớn của ngành tài chính.
Cân đối ngân sách năm 2015 có lẽ là một năm căng thẳng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nghịch lý là, giá dầu thô liên tục giảm kéo hụt nguồn thu ngân sách, trong khi nhu cầu chi tiêu công vẫn tăng cao, trái phiếu Chính phủ phát hành khó khăn. Mất cân đối đó được đặt trong bối cảnh nợ công liên tục tăng nhanh trong mấy năm gần đây, đem đến nhiều quan ngại "vỡ trận" cân đối ngân sách.
Hôm trước lễ Noel, trong một cuộc trò chuyện với báo chí, ông Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tỏ ra lo lắng khi theo dõi tiến độ thu ngân sách, bởi thu của nhiều địa phương dự báo vượt dự toán, nhưng thu của trung ương hụt do giá dầu vẫn liên tục sụt giảm.
"Chắc đồng chí Bộ trưởng (Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng) bây giờ cũng giống tâm trạng của tôi hồi trước: ngóng kết quả thu ngân sách từng ngày, ngóng kết quả đấu thầu trái phiếu từng phiên", ông nói.
Thu ngân sách tính đến ngày 28/12/2015 đã vượt dự toán 5%
Nhu cầu chi ngân sách trong năm vẫn rất lớn, thu thì hụt trông thấy vì giá dầu, phát hành trái phiếu là để bù đắp bội chi nhưng cũng quá khó khăn, tính đến tháng 9 mới phát hành được 50% khối lượng trái phiếu dự định phát hành. Khi ông Huệ nói, là lúc chỉ còn 6 ngày là kết thúc năm 2015. Nhưng rốt cuộc, thu ngân sách tính đến ngày 28/12/2015 đã vượt dự toán 5%. Trong đó, số thu nội địa vượt dự toán 10%, còn thu từ dầu thô chỉ chưa được 80% dự toán.
Nhớ lại trước đó, hồi tháng 9/2015, khi thấy giá dầu liên tục sụt giảm, trên cơ sở đánh giá sơ bộ của 63 tỉnh, thành phố và các tập đoàn, tổng công ty lớn, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ để trình với Quốc hội tình hình thu ngân sách và ước năm 2015 thu địa phương vượt khoảng 16.400 tỷ đồng, nhưng ngân sách Trung ương hụt khoảng 31.300 tỷ đồng. Chính phủ đã xin Quốc hội cho sử dụng tối đa khoảng 10.000 tỷ đồng tiền bán cổ phần Nhà nước tại DN để bù giảm thu ngân sách Trung ương, số còn lại sẽ phấn đấu để tăng thu thêm trong điều hành để bù đắp.
Khi số liệu về ngân sách nêu trên được công bố tại Hội nghị ngành Tài chính hôm 30/12/2015 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã phát biểu: "Thu ngân sách vượt dự toán được giao, trong bối cảnh giá dầu giảm 50% so với dự toán đặt ra, thể hiện cố gắng rất lớn của ngành Tài chính".
Nhìn lại một năm 2015 kinh tế toàn cầu tiếp tục được cải thiện, nhưng thấp hơn kỳ vọng, thị trường tiền tệ thế giới biến động phức tạp, gây áp lực lên tỷ giá; giá dầu thế giới giảm sâu và khó dự báo đã khiến cân đối ngân sách Trung ương trở thành nỗi lo lớn. Và thu ngân sách, nợ công cũng trở thành câu chuyện lúc "trà dư, tửu hậu" của người dân. Nhưng rốt cuộc, huy động vốn đảm bảo theo yêu cầu kế hoạch, bội chi ngân sách cơ bản giữ được mức tương đương 5% GDP, cân đối ngân sách Trung ương và địa phương được đảm bảo.
"Nhưng quan trọng hơn cả là thu ngân sách Trung ương cơ bản đạt dự toán và chúng ta không phải sử dụng 10.000 tỷ đồng từ nguồn cổ phần hóa để bù đắp hụt thu như Quốc hội đã cho phép", Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng lưu ý thêm.
Để hoàn thành nhiệm vụ ngân sách năm qua, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại DN, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng chống chuyển giá, chống gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới, điều tra, khởi tố đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Các biện pháp được ngành Tài chính đưa ra đã phát huy hiệu quả, nhờ vậy thu ngân sách đã đạt khá hơn dự báo. Cụ thể, cơ quan thuế thanh tra 68.000 DN, tăng thu 10.200 tỷ đồng, đã thu về ngân sách 7.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ và giảm lỗ 20.700 tỷ đồng, thu về hơn 9.000 tỷ đồng số nợ thuế; kiểm tra 2.421 DN lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá và DN có hoạt động giao dịch liên kết, giảm lỗ trên 4,4 nghìn tỷ đồng, truy thu, truy hoàn, phạt 0,5 nghìn tỷ đồng, giảm khấu trừ 190 tỷ đồng...
Tuy nói như vậy, nhưng cũng phải nhìn nhận những điểm còn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh thu năm nào cũng vượt kế hoạch, thu năm sau cao hơn năm trước nhưng cân đối ngân sách rất khó khăn, căng thẳng. "Bội chi vẫn cao, chưa đạt mục tiêu cho cả nhiệm kỳ", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý và đặt vấn đề:"Chi ngân sách đã hợp lý chưa? Hôm trước tôi xem rất giật mình khi chi thường xuyên tăng nhanh quá, tăng nhanh hơn cả thu".
Phó Thủ tướng nhắc nhở: Qua phân tích điều hành vĩ mô, năm 2016 có thể còn khó hơn năm 2015. Thế giới thì biến động khó lường và tác động vào trong nước rất nhanh. Vì thế, điều hành tài chính ngân sách phải chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, giữ vững kỷ luật kỷ cương tài chính, cơ cấu lại nợ công, cơ cấu lại chi thường xuyên."Làm thế nào thu nội địa tăng 7-8%, phải cỡ đó mới bù được phần hụt thu của dầu và phải quản lý chi chặt chẽ ngay từ đầu năm", ông nhắn nhủ.
Theo Thời báo ngân hàng
Bà Nguyễn Thị Hồng: Hệ thống TCTD đã tránh được nguy cơ đổ vỡ Theo ông Kiyoshi Nishimura, thời kỳ này không còn là thời kỳ dễ kiếm tiền nữa, trong tình hình lãi suất như hiện tại, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cải thiện thị trường trái phiếu công ty. Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu, chủ đề phát triển các thị trường vốn, đại diện UBCK nhà nước, Ngân hàng nhà...