Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động
Theo tổng hợp của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam ( VBMA), trong tháng 8/2019 có 39 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, tăng so với con số 22 đợt của tháng 7/2019 và toàn bộ là phát hành riêng lẻ.
Đợt phát hành thu về lượng vốn lớn nhất là của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( SCB) với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 6,8%/năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Mặt bằng lãi suất cố định của các đợt phát hành trái phiếu trong tháng 8/2019 phổ biến từ 8-11%/năm. Đợt phát hành ghi nhận mức lãi suất cao nhất là của CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR).
Theo đó, ngày 1/8, PDR huy động được 70 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm với lãi suất cố định 13,5%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo.
Video đang HOT
Đối tượng phát hành nhiều trái phiếu riêng lẻ trong tháng 8/2019 tiếp tục là các ngân hàng, các công ty bất động sản như VPBank, SCB, SeABank, ABBANK, VIB, HDBank, CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển bất động sản NOVA Tân Gia Phát, CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An, CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản Thuận Phát…
H.Hòe
Theo tinnhanhchungkhoan
Ngân hàng SCB giảm 97% chi phòng rủi ro
Quý I, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SCB chỉ 22,2 tỷ đồng, giảm 97,04% so với con số 725,1 tỷ đồng cùng quý năm trước.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2019 với thu nhập lãi thuần - nguồn thu từ lãi cho vay - giảm 95% so cùng kỳ năm trước, chỉ đạt gần 48 tỷ đồng.
Trong kỳ, lãi từ mảng dịch vụ bất ngờ tăng mạnh 42%, từ 231 tỷ đồng lên 328 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai mảng kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh vẫn tiếp tục thua lỗ lần lượt 7,8 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng. Mảng mua bán chứng khoán đầu tư tuy không lỗ nhưng giảm lãi 27%, còn 138 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong kỳ là 671,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so cùng kỳ 2018.
SCB giảm chi dự phòng rủi ro tín dụng tới 97,04% trong quý I/2019.
Lợi nhuận thuần giảm mạnh 85% so cùng kỳ chỉ còn 122 tỷ đồng. Nhưng do ngân hàng SCBgiảm đến 97% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với cùng kỳ nên lãi trước và sau thuế trong quý tăng lần lượt 30% và 21%, đạt 99,8 tỷ đồng và 85,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SCB vẫn duy trì ở mức 0,42%.
Đến 31/3, theo báo cáo tài chính, SCB có 1.335 tỷ đồng nợ xấu, tăng 5% so hồi đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 là 164 tỷ đồng, nợ nhóm 4 là 164 tỷ đồng, nợ nhóm 5 là 1.006 tỷ đồng.
Thời điểm hiện tại, tổng tài sản của SCB gần 523.233 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng tăng 4% so với đầu năm, đạt hơn 315.287 tỷ đồng, tiền gửi của khách hàng đạt hơn 411.847 tỷ đồng, tăng 7%.
Theo VTC News
Cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ ngân hàng bắt đầu Sau hiện tượng Techcombank mở màn, thị trường bắt đầu đón thêm những ngân hàng thương mại tham gia cuộc chiến 0 đồng phí dịch vụ. Đây là cuộc chiến cạnh tranh có lợi cho khách hàng, và dĩ nhiên ngân hàng cũng có lợi lớn. Tuần qua, lần lượt Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) công...