Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nóng và đầy rủi ro
Trong sáu tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) phát hành 42,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là một mức lãi suất cao và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố cho hay, trong sáu tháng đầu năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã phát hành tổng cộng 120,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 46,5% kế hoạch gọi thầu cả năm 2020. Kỳ hạn gọi thầu bình quân là 13,4 năm, xấp xỉ bằng bình quân 2019 nhưng lãi suất trúng thầu bình quân đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay, chỉ ở mức 2,93%/năm (so với bình quân 4,6%/năm của 2018 và 2019).
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nóng và đầy rủi ro
Cùng với đó, theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thì tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong sáu tháng đầu năm ước tính ở mức 159 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Trong sáu tháng đầu năm, các NHTM phát hành 42,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm. So với lãi suất tiền gửi thì đây là một mức lãi suất cao và có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, báo cáo đánh giá, do Việt Nam chưa tồn tại một tổ chức độc lập và uy tín để xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, sự nóng lên của thị trường trái phiếu có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh lãi suất, chất lượng TPDN không đồng đều, đẩy rủi ro về phía người mua phải tự thẩm định, đánh giá.
Những rủi ro được VEPR nêu rõ, trước mắt do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực đối với việc trả nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng sẽ bị đẩy lên cao hơn, làm tăng rủi ro vỡ nợ.
“Đặc biệt, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cùng lúc đó các công ty chứng khoán, MHTM đẩy mạnh việc phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân, khiến nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua TPDN. Từ đó gây nên việc thị trường TPDN tăng trưởng nóng, nguy cơ sụp đổ cao” – VEPR cảnh báo.
Gọi vốn không khó, cái khó là phải làm ra để trả
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được định hình, đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải khắt khe hơn với phương án trả nợ trước khi tính việc tận dụng dòng vốn dễ vay này.
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020.
Video đang HOT
Khát vốn, doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu
"Lượng TPDN các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020", đây là thông tin được Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra tại báo cáo "Tác động của kênh trái phiếu doanh nghiệp đến lãi suất tiền gửi" mới đây.
SSI Research cho biết, trong 6 tháng qua, tổng lượng TPDN phát hành ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thực tế, con số này có thể còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Tổng lượng TPDN lưu hành ước khoảng 783.000 tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến tháng 6/2020.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng rất sôi động.
Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (tại ngày 30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm; thanh khoản thị trường cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay, nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Giao dịch qua các đại lý (công ty chứng khoán, ngân hàng) vẫn chiếm đa số. Không chỉ làm trung gian phân phối, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng đáng kể số mở mới và cả tài sản quản lý.
Trong đó, đáng chú ý là xu hướng nhà đầu tư cá nhân tiếp cận ngày càng nhiều với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp địa ốc.
"Sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt quy mô, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận đã khiến TPDN từ chỗ là kênh đầu tư dành riêng cho tổ chức, đã dần trở thành một lựa chọn đầu tư mới cho khách hàng cá nhân", SSI Research nhấn mạnh.
Báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cho biết, TCBS chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HOSE, đã phân phối (bán lẻ) cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng TPDN trong năm 2019, tăng 47% so với năm 2018.
Ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân TPDN phát hành sơ cấp dao động từ 10,1 - 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm.
Khảo sát mức lãi suất của các công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại, lãi suất TPDN trên thị trường thứ cấp thường thấp hơn từ 2-2,5%/năm so với thị trường sơ cấp; nằm trong khoảng 7,5-10,5%/năm.
So với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm. Bản thân mức độ dao động của lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại cũng rất rộng, khi các ngân hàng thương mại nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước từ 1-2%/năm.
Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8-4%/năm tùy từng kỳ hạn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) từng nhấn mạnh, các doanh nghiệp bất động sản cần coi kênh phát hành trái phiếu, cổ phiếu là kênh huy động vốn quan trọng, giúp giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Điều này không chỉ phù hợp trong bối cảnh tín dụng bất động sản đang được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay, mà cả trong tương lai, theo kinh nghiệm phát triển của các thị trường đi trước.
Phát hành TPDN hay cổ phần còn giúp các công ty bất động sản có thể mở rộng tìm kiếm các đối tác ngoại có tiềm lực, từ đó vừa có được dòng vốn tốt, vừa học tập kinh nghiệm quản trị, phát triển sản phẩm...
Quan trọng là đảm bảo khả năng thanh toán
Để có vốn kinh doanh trong bối cảnh nhiều ngân hàng hạn chế dòng vốn tín dụng chảy vào bất động sản, các doanh nghiệp địa ốc tìm cách hút vốn mạnh qua phát hành trái phiếu.
Trong khi đó, quy định pháp luật có nhiều thay đổi mang tính cởi trói cho hoạt động huy động vốn bằng TPDN, giúp hoạt động này nở rộ.
Tuy nhiên, việc mở cơ chế mở cho việc gọi vốn qua trái phiếu đang khiến thị trường này đối mặt với nhiều rủi ro khi xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu mà không gắn với nhu cầu huy động vốn cho sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phát hành vượt quá quy mô vốn chủ sở hữu..., tiềm ẩn rủi ro lớn cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu.
Đó là chưa kể việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất quá cao cũng gây nguy cơ phá vỡ mặt bằng lãi suất trên thị trường.
Thực tế, chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, Bộ Tài chính đã liên tiếp "rút thẻ vàng" đối với hoạt động phát hành trái phiếu của nhiều doanh nghiệp.
Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua, đề xuất chỉ cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường TPDN của cơ quan này đã trở thành quy định chính thức.
Nỗi lo này xuất phát từ sự gia tăng đầu tư nhanh chóng của nhóm nhà đầu tư cá nhân, gồm cả nhà đầu tư không chuyên nghiệp, trong khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về đặc điểm của trái phiếu, mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành..., tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính họ và thị trường.
Do đó, cần thiết phải có quy định về phạm vi giao dịch TPDN riêng lẻ để đảm bảo hạn chế rủi ro.
Kinh nghiệm từ quốc tế là bài học đáng để Việt Nam tham khảo. Thống kê cho thấy, các vụ vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc đạt giá trị 21 tỷ USD trong năm 2019, đa phần số này là trái phiếu tại thị trường nội địa được phát hành bằng nhân dân tệ và do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ.
Theo đại diện CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR), thị trường trái phiếu được định hướng phát triển thành một trong những kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng.
Các doanh nghiệp niêm yết lựa chọn kênh huy động từ trái phiếu như một công cụ đắc lực để gia tăng vốn đầu tư và phát triển.
Không phủ nhận vẫn còn những "hạt sạn" trong việc phát hành trái phiếu, nhưng đó là với những doanh nghiệp chưa đủ năng lực tài chính, còn về cơ bản, với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững, minh bạch trong quản trị, điều hành..., việc chậm trễ thanh toán trái phiếu thường không gặp khó khăn gì.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý, điều quan trọng là đảm bảo an toàn hệ thống. Còn với doanh nghiệp, do khát vốn nên càng huy động được nhiều thì càng tốt, nhất là khi phát hành trái phiếu có nhiều ưu điểm, đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo và có thể sử dụng ngay nguồn vốn.
"Các chủ đầu tư cần có 30% vốn để thực hiện các dự án, còn lại 70% có thể huy động từ người mua, nên lượng trái phiếu huy động có thể gấp 3 lần nhu cầu. Tuy nhiên, việc huy động từ trái phiếu nên ở mức phù hợp với khả năng kinh doanh và phải tính đến yếu tố an toàn, đặc biệt trong trường hợp dự án bị đình trệ, phá sản. Để đảm bảo sự thành công, các công ty bất động sản cần phải có thực lực về tài chính, chứ không chỉ là kỹ năng lập dự án", ông Hiển nói.
Đã có những 'thảng thốt', nhưng trái phiếu doanh nghiệp là xu hướng tất yếu Đây còn là xu hướng phù hợp để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính. TPDN đang từng bước bóc tách bớt rủi ro ra khỏi bảng cân đối của các NHTM, trở thành một phân khúc mới theo khẩu vị của các chủ thể tham gia thị trường (Ảnh minh họa). Sở Giao dịch Chứng khoán...