Thị trường tiền mật mã ảm đạm cuối năm
Thị trường tiền mật mã tiếp tục lao dốc, với khối lượng giao dịch ảm đạm trong bối cảnh các nhà đầu tư đã nghỉ lễ sớm. Đáng lưu ý, trong khi hình thức gọi vốn ICO suy thoái do quá nhiều vụ lừa đảo, thì một xu hướng mới có thể sẽ thay thế trong năm 2019.
Sắc đỏ tràn ngập ngày cuối năm
Đồng Bitcoin tiếp tục mất thêm gần 4% trong 24 giờ qua, hiện đã rớt xuống chỉ còn quanh 3.650 USD/BTC. So với đỉnh cao 4.200 USD/BTC gần đây, Bitcoin hiện đã lao dốc hơn 13%. Trong khi đó, các đồng tiền mật mã khác cũng giảm mạnh theo sau Bitcoin. Đồng Ether giảm gần 7% xuống 116 USD; đồng EOS rớt 6,3% xuống 2,36 USD; đồng XRP mất 5,2% chỉ còn 0,34 USD; đồng Litecoin rớt 5% xuống 28 USD và đồng Bitcoin Cash lao dốc 12,3% còn 146 USD.
Với sự điều chỉnh của hầu hết các đồng tiền lớn, tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường tiền mật mã rớt xuống chỉ còn 120,8 tỷ USD, giảm gần 6,5% so với mức hơn 128 tỷ USD gần đây. Trong đó vốn hóa Bitcoin còn 63,7 tỷ USD, vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ở 52,8%. Đồng tiền có vốn hóa lớn thứ 2 là XRP chiếm 11,74%, kế tiếp là Ether 10,0%, Bitcoin Cash 2,1% và EOS xếp thứ 5 là 1,7%. Các đồng tiền còn lại chiếm tỷ trọng 21,6%.
Khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua cũng giảm mạnh trong bối cảnh các nhà đầu tư đã nghỉ lễ sớm. Ngoài ra, với những nhà đầu tư còn bám trụ thị trường, thì sự điều chỉnh mạnh vừa qua theo sau đợt bứt phá lên mốc hơn 4.000 USD/BTC trước đó đã khiến nhiều người nghi ngờ về xu hướng hiện nay, khi cho rằng thị trường này vẫn đang trong một xu hướng giảm giá và những đợt phục hồi chỉ là bẫy tăng giá.
Thống kê kể từ đầu năm đến ngày 28/12, đồng Bitcoin đã mất hơn 80% giá trị, trong khi các đồng tiền lớn khác cũng đã mất từ 80 – 90% giá trị. Đáng kể nhất là sự lao dốc của đồng Bitcoin Cash và đồng Ether. Theo đó, đồng Ether cũng đã mất vị trí đồng tiền vốn hóa lớn thứ 2 thế giới vào tay đồng XRP.
Dù vậy, vẫn khá nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư kỳ vọng vào một diễn biến tốt hơn trong năm 2019, khi tin rằng việc các thị trường tài sản khác lao dốc sẽ thúc đẩy dòng vốn tìm đến những kênh đầu tư mới mẻ như tiền mật mã. Dù vậy, trong bối cảnh môi trường đầu tư còn quá rủi ro, các sàn giao dịch thiếu minh bạch, tình trạng thao túng giá tràn lan và không có biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, cũng như các hàng rào pháp lý cho thị trường này chưa được hoàn thiện cộng thêm một số Chính phủ ngăn chặn, hạn chế và cấm cửa, thì rõ ràng thị trường tiền mật mã vẫn khó có thể thay thế các kênh đầu tư truyền thống.
Video đang HOT
Sự suy thoái của hình thức gọi vốn ICO
Thật vậy, việc lừa đảo trong thị trường tiền mật mã thông qua các hình thức gọi vốn và phát hành tiền mật mã lần đầu (ICO) có thể nói đã nở rộ trong năm vừa qua. Sau một thời kỳ bùng phát mạnh mẽ việc gọi vốn, nhiều Chính phủ phải ra tay can thiệp và cấm cửa hình thức này, trong đó có không ít quốc gia phát triển và là mảnh đất màu mỡ trong suốt một thời kỳ dài đối với tiền mật mã như Hàn Quốc hay Trung Quốc.
HÌnh thức gọi vốn ICO sẽ nhường sân khấu lại cho STO trong năm 2019?
Theo nghiên cứu gần đây của Wall Street Journal (WSJ), hàng trăm dự án ICO chào bán tiền mật mã có dấu hiệu hoạt động lừa đảo, không hoàn thành doanh thu và đạo nhái sách trắng (whitepaper) từ các dự án khác. Trong quá trình nghiên cứu, WSJ đã tải xuống 3.291 whitepaper của các dự án tiền điện tử niêm yết trên 3 trang web – ICOBench.com, Tokendata.io và ICORating.com.
Whitepaper là một tài liệu thông tin mô tả về vị thế hoạt động của công ty, tiểu sử nhóm phát triển, các đặc điểm kỹ thuật của dự án và được thiết kế để sử dụng như một công cụ marketing cho các nhà đầu tư tiềm năng. Các báo cáo viên tại WSJ đã tiếp tục tiến hành phân tích các tài liệu, không bao gồm các whitepaper trùng lặp và không phải dưới dạng ngôn ngữ tiếng Anh.
Kết quả cho thấy 16% ( tương đương chiếm 513) trong số các whitepaper nói trên có dấu hiệu đạo nhái, trộm cắp danh tính và hứa hẹn những mức lợi nhuận bất khả thi. Whitepaper của hơn 2.000 trong số 3.291 dự án có các câu với các điều khoản hấp dẫn như “không mất gì, lợi nhuận được đảm bảo, lợi tức đầu tư, lợi nhuận cao nhất, lợi nhuận cao, lợi nhuận quỹ, không rủi ro và ít rủi ro”.
Ngoài ra, WSJ đã cố gắng xác định các thành viên giả mạo bằng cách tìm kiếm hình ngược ảnh của những người được liên kết với 343 dự án tiền điện tử mà không trích dẫn dữ liệu chính về các thành viên trong đội ngũ. Một số tài liệu hoàn toàn không liệt kê các thành viên trong nhóm, vì vậy tạp chí này đã tìm kiếm các tên xuất hiện trong danh sách hơn một triệu do Cục điều tra dân số Hoa Kỳ quản lý.
Với kết quả phát hiện mới trên càng củng cố xu hướng lừa đảo thông qua ICO, cũng như cho thấy sự suy thoái của hình thức gọi vốn này trong thời gian tới. Thực tế gần đây hàng loạt dự án ICO đã bán tháo đồng ETH có được nhờ gọi vốn trước đây để thu về tiền mặt, trong khi tiến độ dự án vẫn dậm chân tại chỗ và trì hoãn, khiến không ít nhà đầu tư nhận lấy trái đắng.
Chính vì vậy, giới quan sát cho rằng việc huy động vốn cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực blockchain thông qua các dự án ICO sẽ suy giảm dần, nhường sân khấu cho xu hướng gây quỹ qua hình thức Security Token Offering (STO) và hình thức này sẽ phát triển mạnh. Điểm khác biệt giữa STO và ICO là trong khi các nhà đầu tư ICO không nhận được bất kỳ quyền hoặc cổ phần nào từ công ty mà họ đầu tư, thì các nhà đầu tư STO không chỉ được sở hữu cổ phần của công ty mà còn có thể được nhận cổ tức hàng tháng hoặc có tiếng nói trong quá trình ra quyết định kinh doanh.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
PNJ kín room ngoại khi chớm "hở room"
Việc PNJ phát hành 4,86 triệu cổ phiếu cho người lao động khiến room ngoại bị hở 2,38 triệu cổ phiếu. Ngay lập tứ, khối ngoại đã mua trọn lô cổ phiếu này theo phương thứ thỏa thuận với giá cao hơn giá trên thị trường 10.000 đồng/cp.
Mới đây, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã phát hành 4,86 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) với mức giá 20.000 đồng/cp. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ PNJ nâng lên hơn 1.670 tỷ đồng, tương ứng số lượng cổ phiếu lưu hành là 167 triệu đơn vị.
Việc phát hành cổ phiếu ESOP này đã dẫn tới room ngoại "hở" 2,38 triệu cổ phiếu.
Ngay lập tức, trong phiên giao dịch hôm nay (18/12), khối ngoại đã lập tức mua vào số cổ phiếu này tại giá trần 106.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 253,2 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận giúp PNJ lập tức kín room ngoại 49%.
Hiện cổ phiếu PNJ đang giao dịch tại vùng giá đỉnh 99.500 đồng/cp (phiên ngày 18/12). Như vậy, mức giá khối ngoại bỏ ra để mua cổ phiếu PNJ cao hơn khoảng 10.000 đồng/cp so với thị giá PNJ trên sàn chứng khoán.
Cách đây ít ngày, PNJ đã ra thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận được 800 đồng). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền là 2/1/2019 và ngày thanh toán dự kiến là 14/1/2019.
Theo thuonggiaonline.vn
Vinamilk dành 1.740 tỷ đồng chi trả cổ tức đợt 2 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - HoSE: VNM) vừa ban hành Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2018 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt, tương ứng số tiền 1.740 tỷ đồng. Với hơn 1,74 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu nhận được 1.000 đồng. Trong số 1.740 tỷ đồng chi...