Thị trường thời trang xa xỉ cho thú cưng
Với 88 triệu hộ gia đình ở châu Âu sở hữu vật cưng, không có gì lạ khi các thương hiệu xa xỉ đang nhắm đến tầng lớp thượng lưu của thị trường để bán phụ kiện cao cấp và quần áo thời trang cao cấp cho thú cưng.
Gucci, Prada, Versace, Missoni, Louis Vuitton, Ralph Lauren, Hermes, hầu hết các nhà mốt sẽ phân bổ một bộ sưu tập nhỏ cho người bạn bốn chân của con người. Một số nhà mốt thậm chí còn thiết kế các mặt hàng dành riêng cho một giống chó cụ thể, để biểu thị tầm quan trọng của sự phù hợp.
Đồ mặc sang trọng cho thú cưng mang lại lợi nhuận. Số liệu của PEDIAF, Cơ quan Công nghiệp Thức ăn cho Vật nuôi Châu Âu, cho thấy dịch vụ và các sản phẩm phi thực phẩm trị giá đáng kinh ngạc 21,2 tỷ euro mỗi năm. Ở châu Âu, 5 quốc gia có nhiều thú cưng nhất trên đầu người là Nga, Đức, Ý, Anh và Ba Lan. Nghiên cứu từ eMarketer ước tính thị trường vật nuôi toàn cầu sẽ phát triển trị giá 270 tỷ USD vào năm 2025, trong đó phân khúc xa xỉ trị giá 27 tỷ USD.
Trong thời tiết lạnh giá, bé chó cưng nhà bạn có thể muốn được mặc áo khoác dành cho chó Moncler Genius, áo len dệt kim Missoni intarsia hoặc áo khoác denim thời trang cao cấp dành cho chó Dsquared2 x Poldo. Loại thứ hai hiện có sẵn tại FarFetch với giá 320 euro.
Công ty Poldo Dog Couture có trụ sở tại Milan đã hợp tác với các nhà mốt sang trọng, gồm Moncler và DSquared2. Người đồng sáng lập Riccardo Gardoni của Poldo Dog Couture cho hay, thương hiệu này được sinh ra từ nhu cầu trang bị cho chú chó cưng Poldo của anh ấy những sản phẩm chức năng và hơn hết là chất lượng.
“Làm việc trong lĩnh vực thời trang, chúng tôi đã quyết định sau khi phân tích kỹ thị trường thú cưng và nhận thấy tiềm năng lớn để đầu tư trước những người khác. Điểm mạnh của chúng tôi là tập trung vào sản xuất tại Ý và hợp tác với các thương hiệu cao cấp đã cho phép chúng tôi làm cho thương hiệu được khán giả quốc tế biết đến gần như ngay lập tức, đồng thời bán bộ sưu tập của chúng tôi qua các kênh online của riêng chúng tôi”.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, Poldo Dog Couture đã đạt doanh số bán hàng tăng 207% so với cùng kỳ năm 2020.
Sự chú ý đến chi tiết
Video đang HOT
Chiếc vòng đeo cổ cho chó cưng bằng nylon của Prada được làm với kỹ thuật tương tự như túi xách và phụ kiện cầm tay. Logo hình tam giác của thương hiệu được may nổi bật. Mẫu áo mưa dành cho cún cưng hiệu Prada thể hiện sự chú ý đến từng chi tiết giống như một chiếc áo khoác dành cho người, nhưng đi kèm với khóa đóng mở để giúp việc mặc quần áo trở nên nhanh chóng và dễ dàng.
Chiếc vòng đeo cổ cho chó cưng bằng nylon của Prada
Mẫu áo mưa dành cho cún cưng hiệu Prada
Tại Versace, chỉ những gì tốt nhất được dành cho người bạn lông lá của bạn. Bạn có thể đa dạng hóa cuộc sống của thú cưng bằng những chiếc đệm có kích thước khác nhau (Đệm nằm cho thú cưng từ Versace in những họa tiết đặc trưng của thương hiệu có giá 1,045 euro). Một bộ dây xích có biểu tượng Medusa nạm vàng sẽ khiến bạn phải chi 545 euro, nhưng thú cưng của bạn sẽ là niềm ghen tị của công viên.
Đối với giới nhà giàu không ngại chi tiền để mua những món phụ kiện sang chảnh cho thú cưng, chiếc túi đựng thú cưng của Louis Vuitton bằng vải canvas in họa tiết monogram với giá 2.230 euro sẽ hoàn hảo cho những động vật nhỏ thích du lịch và đầy phong cách. Chiếc túi vừa có khả năng chống nước, vừa chống xước và được trang bị cửa sổ lưới thoáng khí và khóa kéo xung quanh.
Túi đựng thú cưng của Louis Vuitton
Bên cạnh đó, Fendi, Armani, Hermes và Valentino đều có những phụ kiện dành riêng cho người bạn thân nhất của con người. Valentino cung cấp dịch vụ custom như một phần của dòng túi Rockstud Pet. Theo đó, túi xách sẽ được cá nhân hóa với hình ảnh thú cưng của bạn, được làm thủ công bởi Riccardo Cusimano với chi phí 1.600 euro.
Những trang phục thi đấu đẹp nhất tại Olympic Tokyo
Đội tuyển Úc gây ấn tượng với mẫu áo khoác kaki được thiết kế riêng, trong khi trang phục của các vận động viên Nhật Bản gợi nhớ hình ảnh tiếp viên hàng không từ những năm 1980.
Sau hơn 1 năm bị trì hoãn, Olympic Tokyo sẽ chính thức khai mạc vào tối 23/7. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch COVID-19, chính phủ Nhật Bản sẽ cấm người hâm mộ đến các sân vận động theo dõi trực tiếp.
Khán giả không được phép đến sân đồng nghĩa với việc mọi sự chú ý, ánh đèn sân khấu sẽ đổ đồn vào các vận động viên và quần áo họ mặc. Với tính chất quan trọng của Thế vận hội, đồng phục của các nước đều được chú trọng thiết kế riêng bởi đây là cách để các quốc gia tham dự thể hiện sức mạnh không chỉ trên sân đấu mà còn trong lĩnh vực thời trang.
Mỹ : Ralph Lauren, được biết đến với những bộ cánh sang trọng, đã trở thành người đảm nhận thiết kế trang phục cho đội tuyển Olympic Mỹ. Các vận động viên sẽ khoác lên mình mẫu trang phục lấy cảm hứng từ lá cờ tổ quốc có tông màu trắng làm chủ đạo, với áo blazer màu xanh nước biển và sơ mi sọc polo. Bên trong trang phục còn được trang bị công nghệ làm mát điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp các vận động viên đối phó với cái nóng của Tokyo.
Pháp: Pháp đã tuyển dụng 2 thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng nhất của mình để thiết kế đồng phục cho các vận động viên thi đấu tại Olympic Tokyo là Lacoste và Le Coq Sportif. Trang phục đơn giản nhưng nổi bật với các khối màu đỏ, trắng và xanh lam, tượng trưng cho màu cờ Pháp.
Ý: Giorgio Armani là nhà thiết kế trang phục của đội Olympic Ý tại Thế vận hội Tokyo. Bộ trang phục có hình lá cờ được in ở mặt trước áo khoác jersey và sơ mi. Ngoài ra, phần cổ áo khoác còn có dòng chữ "Fratelli dItalia" trong bài quốc ca của đất nước.
Úc: Được thiết kế bởi Sportscraft, nhà cung cấp đồng phục chính thức cho Đội tuyển Olympic Úc từ năm 1996, bộ trang phục gồm áo khoác kaki được may riêng, quần đùi khỏe khoắn và mẫu váy màu xanh đậm. Tất cả đều được lồng ghép các hoa văn đẹp mắt lấy cảm hứng từ ánh đèn điện và màu sắc rực rỡ của Giao lộ Shibuya ở Tokyo.
Malaysia: Hãng quần áo thể thao Nhật Bản Yonex đảm nhận vai trò sản xuất trang phục cho đội Olympic Malaysia với những họa tiết sọc hổ nổi bật. Đây không phải là lần đầu tiên các vận động viên Malaysia khoác lên mình mẫu áo hổ vằn nhưng sự phối màu tinh tế giữa 3 mảng màu chủ đạo cam, vàng và đen giúp trang phục thêm phần ấn tượng.
Nhật Bản: Đồng phục của các vận động viên được thiết kế bởi Aoki, bao gồm một chiếc áo khoác ngoài màu trắng kết hợp với váy hoặc quần màu đỏ, gợi nhớ đến đồng phục của các tiếp viên hàng không sử dụng từ những năm 80. Các thiết kế mang màu sắc chủ đạo của quốc kỳ Nhật Bản, được làm bằng sợi thực vật thân thiện với môi trường và có khả năng chống nóng.
Hàn Quốc: Nhà sản xuất áo khoác ngoài The North Face, gần đây hợp tác với nhà mốt sang trọng Gucci, đứng sau đồng phục của đội tuyển Hàn Quốc tại Thế vận hội Tokyo. Áo khoác ngoài được thiết kế riêng với màu xanh ngọc và trắng, hai trong số những tông màu chính được sử dụng trong đồ sứ truyền thống ở Hàn.
Trung Quốc: Ye Jintian đảm nhận khâu thiết kế trang phục cho đội Olympic Trung Quốc. Bộ đồng phục "rồng vô địch" gây ấn tượng với chất liệu vải cao cấp kết hợp cùng hai tông màu đỏ và trắng chủ đạo, được tô điểm thêm bằng lá cờ Trung Quốc và biểu tượng của hãng đồ thể thao khổng lồ Anta, nhà sản xuất trang phục.
Kỳ quặc món đồ trang sức làm đẹp cho cằm có một không hai Một công ty ở Đức sáng tạo ra món đồ trang sức độc đáo dành riêng cho cằm. Vòng đeo cổ, bông tai, nhẫn vàng, từ lâu đã là những món đồ trang sức phổ biến. Nhưng mới đây, công ty MYL Berlin của Đức đã sáng tạo ra món đồ trang sức mới có thiết kế độc đáo để làm đẹp cho...