Thị trường thép suy giảm, các ông lớn kinh doanh ra sao trong quý III/2019?
Trong 9T/2019, sản lượng sản xuất thép giảm hơn 5,2% so với tháng trước. Trước những diễn biến đó, bộ tứ ngành thép đều có những chiến lược kinh doanh riêng…
Thị trường thép suy giảm, các ông lớn kinh doanh ra sao trong quý III/2019?. Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2019, sản lượng sản xuất thép giảm hơn 5,2% so với tháng trước. Sản lượng bán cũng giảm 0,59% so với tháng trước và xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng xuất khẩu thép giảm mạnh nhất, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì tốc độ tăng trưởng sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đều xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2018.
Trước những diễn biến của ngành, bộ tứ ngành thép đều có những chiến lược kinh doanh khác nhau. Nếu như Hòa Phát lựa chọn hi sinh lợi nhuận để chọn mục tiêu thị phần thì Hoa Sen lại ưu tiên tập trung lợi nhuận. Còn Thép Nam Kim thì kết quả kinh doanh có phần chững lại với biên lãi gộp thấp. Và có lẽ ảm đạm nhất là Thép Pomina khi ghi nhận khoản lỗ tới hàng trăm tỷ đồng trong qúy III/2019.
Cụ thể, quý III/2019 Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) ghi nhận hơn 15.350 tỷ đồng doanh thu và hơn 1.794 tỷ đồng lãi sau thuế.
Tuy nhiên, trước diễn biến bất lợi của giá quặng sắt đã khiến giá vốn hàng bán của Hòa Phát tăng hơn 13% so với quý III/2018, bào mòn miếng bánh doanh thu của Hòa Phát trong quý III/2019.
Nguồn: NCĐT tổng hợp
Bên cạnh đó, Hòa Phát có chủ động giảm giá bán để kích thích sản lượng tiêu thụ, thực hiện mục tiêu chiếm lĩnh thị phần. Đây là một sự đánh đổi giữa lợi nhuận và thị phần của Hòa Phát.
Cuối quý III/2019, doanh thu của Hòa Phát tăng nhẹ hơn 6% so với cùng kỳ 2018, tuy nhiên lãi sau thuế giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Việc chi phí hoạt động tăng cao cũng là nguyên nhân lớn khiến lợi nhuận của Hòa Phát giảm mạnh.
Hòa Phát cho biết, trong thời gian tới Công ty tiếp tục dồn lực để hoàn thành dự án Dung Quất theo tiến độ đề ra. Theo dự kiến, đến cuối quý I/2020 Hòa Phát sẽ có ản phẩm thép dẹt cán nóng HRC cung cấp cho thị trường.
Xét về thị phần, Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu về thị phần với 25% trong quý III/2019. Sản lượng bán hàng khu vực miền Nam tăng mạnh, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Nếu như Hòa Phát lựa chọn chiến lược tập trung vào thị phần thì với Tôn Hoa Sen, lại là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu cho mục tiêu lợi nhuận.
Theo số liệu trên báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hoa Sen (HoSE: HSG), Công ty ghi nhận hơn 6.300 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp lại tăng tích cực từ mức 8,45% trong quý IV/2018 lên mức 13,09% trong quý IV/2019 đã khiến lợi nhuận gộp của Hoa Sen tăng hơn 14,8% so với cùng kỳ 2018.
Video đang HOT
Nguồn: NCĐT tổng hợp
Tổng kết quý IV/2019, Hoa Sen báo lãi sau thuế gần 84 tỷ đồng, tích cực hơn rất nhiều so với khoản lỗ hơn 101 tỷ đồng quý IV/2018.
Trong khi Hòa Phát tập trung vào tăng sản lượng để gia tăng thị phần, Hoa Sen tập trung cải thiện lợi nhuận thì tốc độ tăng trưởng của Thép Nam Kim có phần chững lại về kết quả kinh doanh.
Cụ thể, quy III/2019, Thep Nam Kim (HoSE: NKG) đat doanh thu thuân hơn 3.068 ty đông, giam gân 12% so cung ky năm trước. Nhơ cac khoan chi phi tai chinh va ban hang giảm so với cùng kỳ, Công ty ghi nhân kêt lai rong hơn 6 ty đông.
Nguồn: NCĐT tổng hợp
Để đạt được mức tăng đáng kể về lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, Nam Kim đã tiết giảm phần lớn các chi phí. Trong đó, chi phi tai chinh giam 44% ; chi phi ban hang giam hơn 39%. Tuy nhiên, biên lãi gộp của Nam Kim chỉ đạt hơn 3% trong quý III/2019. Điều này cho thấy việc quản trị chi phí giá vốn, đặc biệt là nguyên vật liệu của Nam Kim chưa thật sự hiệu quả.
Tổng kết quý III/2019, Nam Kim ghi nhân hơn 6.2 ty đông lãi sau thuế, tích cực hơn rất nhiều so với khoản lãi hơn 730 triệu cùng kỳ 2018.
Luy kê 9 thang đâu năm 2019, ngoài khoản thu nhập khác đạt gần 193 tỷ đồng tăng mạnh so với khoản 4,3 tỷ đồng cùng kỳ 2018 thì các chỉ tiêu tài chính khác đều sụt giảm.
Ảm đạm hơn nữa là trường hợp của Thép Pomina (HoSE: POM) khi doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ gần 119 tỷ đồng trong quý III/2019. Trong quý III/2019, doanh thu thuần của Pomina giảm 15% so với quý III/2018. Tuy nhiên, với biên lợi nhuận chỉ hơn 0,3% trong quý III/2019, lợi nhuận gộp của Pomina giảm tới 92% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận vỏn vẹn 9,2 tỷ đồng.
Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động của Thép Pomia tăng 56% trong quý III/2019 vừa qua (trong đó tăng mạnh nhất là chi phí lãi vay), đã khiến Thép Pomina lỗ tới 119 tỷ đồng trong quý III/2019.
Giải trình về kết quả kinh doanh quý III/2019, Pomina cho biết do Công ty đang triển khai 2 dự án trong đó dự án lò cao dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý II/2020. Dự án Tôn mới cũng dự kiến đi vào hoạt động quý II/2019 nên chi phí lãi vay tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.
Trong các nhà máy của group có một nhà máy ngưng sản xuất do sự có thiết bị đưa đến sản lượng bán giảm và Nhà máy đã khắc phục bắt đầu sản xuất lại từ đầu tháng 10.
Như vậy, có thể thấy trong bức tranh ảm đạm chung của ngành thì mỗi doanh nghiệp đều có cho mình những lựa chọn phù hợp với định hướng nội bộ của các doanh nghiệp.
Theo Nhipcaudautu.vn
Ngành thép lao dốc, bộ tứ 'ông lớn' xoay xở ra sao trong quý III/2019?
Nếu như Hòa Phát chấp nhận phương án hy sinh lợi nhuận để phục vụ mục tiêu tăng thị phần thì Hoa Sen lại ưu tiên lợi nhuận hơn. Trong khi đó, Thép Nam Kim hoạt động khá cầm chừng với biên lợi nhuận gộp thấp, còn Thép Pomina thì ghi nhận thua lỗ lên đến cả trăm tỷ đồng trong quý vừa qua.
Ngành thép đang lao dốc (Ảnh minh họa)
Quý III/2019, các doanh nghiệp ngành thép tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn khiến kết quả kinh doanh kém khả quan.
Trong số các doanh nghiệp ngành thép, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi ghi nhận doanh thu thuần quý vừa qua tăng so với cùng kỳ năm ngoái, dù mức tăng khá khiêm tốn là 6,3%.
Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của "vua thép" vẫn giảm tới 24%, xuống còn 2.160 tỷ đồng.
Diễn biến bất lợi của giá quặng sắt là nguyên nhân quan trọng khiến giá vốn của Hòa Phát tăng đáng kể (13% trong quý III/2019), bào mòn mạnh doanh thu.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác là Hòa Phát chủ động giảm giá bán để kích sản lượng tiêu thụ, điều này cũng làm giá vốn tăng nhưng đồng thời giúp doanh thu tăng - một sự đánh đổi để giành thị phần nhằm chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho khối lượng thép khổng lồ từ "siêu dự án" Dung Quất.
Bên cạnh các yếu tố liên quan đến giá vốn, chi phí hoạt động tăng cao cũng là nguyên nhân lớn khiến lợi nhuận của Hòa Phát giảm mạnh.
Tính toán cho thấy, tổng chi phí hoạt động (bao gồm chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) quý III/2019 của doanh nghiệp này tăng tới 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tất cả các chi phí đều tăng mạnh: chi phí lãi vay tăng 88%, chi phí bán hàng tăng 20% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 191%.
Sự gia tăng đồng loạt các chi phí hoạt động gắn liền với mục tiêu phục vụ "siêu dự án" Dung Quất, chẳng hạn chi phí lãi vay tăng mạnh do tăng vay nợ để làm dự án, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là chi phí dịch vụ mua ngoài) tăng đáng kể để kích sản lượng tiêu thụ.
Nếu như Hòa Phát chấp nhận phương án hy sinh lợi nhuận để phục vụ mục tiêu tăng thị phần thì nhiều doanh nghiệp khác lại ưu tiên lợi nhuận hơn, tiêu biểu là Tập đoàn Hoa Sen.
Quý III/2019, "vua tôn" ghi nhận doanh thu giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 6.349 tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá vốn lại giảm tới 30% đã khiến lợi nhuận gộp tăng tới 15%, trong bối cảnh lợi nhuận gộp quý vừa qua của các doanh nghiệp ngành thép đa phần suy giảm, thậm chí giảm rất sâu (chẳng hạn như Công ty Thép Nam Kim giảm 40% hay Công ty Thép Pomina giảm tới 92%, ngay như Hòa Phát cũng giảm 17%).
Bên cạnh đó, Hoa Sen cũng tiết giảm mạnh chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay. Cụ thể, tổng chi phí hoạt động trong kỳ của tập đoàn này giảm 16%, trong đó chi phí lãi vay giảm 21%.
Ngoài ra, việc không còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc đầu cơ thép nguyên liệu cũng giúp "vua tôn" tiết kiệm khoản chi phí tài chính cả trăm tỷ đồng.
Việc giảm chi mạnh hơn hẳn giảm thu giúp Hoa Sen ghi nhận 95,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III/2019, khác xa mức lỗ lên đến 106 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Nếu như Hòa Phát chấp nhận phương án hy sinh lợi nhuận để phục vụ mục tiêu tăng thị phần thì Hoa Sen lại ưu tiên lợi nhuận hơn
Trong khi Hòa Phát tập trung vào tăng sản lượng, Hoa Sen tập trung cải thiện lợi nhuận thì "ông lớn" Thép Nam Kim lại đang hoạt động khá cầm chừng.
Quý vừa qua, doanh thu thuần của Thép Nam Kim giảm 12% xuống 3.068 tỷ đồng, tuy nhiên, do giá vốn diễn biến kém thuận lợi nên lợi nhuận gộp của của doanh nghiệp này giảm tới 40% xuống còn hơn 100 tỷ đồng.
Biên lợi nhuận gộp giữ ở mức rất thấp, chỉ 3%, cho thấy mức độ "mong manh" của Thép Nam Kim trước sự thay đổi của giá vốn, đặc biệt là giá nguyên vật liệu.
Mặc dù đã mạnh tay giảm chi phí hoạt động với mức giảm 30% (chủ yếu là giảm chi phí lãi vay và chi phí bán hàng) nhưng lợi nhuận trước thuế của "ông lớn" ngành thép này cũng chỉ ở mức 13 tỷ đồng, dù sở hữu lượng tài sản lên đến trên 7.600 tỷ đồng.
Bi đát hơn Thép Nam Kim là trường hợp của Thép Pomina. Doanh thu thuần của doanh nghiệp này giảm 15% trong quý vừa qua (đạt 2.966 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận gộp giảm tới 92% xuống chỉ còn vỏn vẹn 9,2 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ở mức cực thấp, chỉ 0,3%.
Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động của "ông lớn" sở hữu tới hơn 11.000 tỷ đồng tổng tài sản này tăng tới 56% trong quý vừa qua (trong đó tăng mạnh nhất là chi phí lãi vay), đã khiến Thép Pomina lỗ tới 118 tỷ đồng, khác xa mức lãi 29 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh nhu cầu thế giới yếu cản trở việc phục hồi của giá thép, đặc biệt là thép cán nóng; giá thép dài cũng đang diễn biến kém khả quan; trong khi đó, giá nguyên vật liệu vẫn ở mức khá cao, giới chuyên gia dự báo rằng năm 2019 sẽ là một năm tái cấu trúc của các doanh nghiệp ngành thép.
Đồng thời, các nhà máy thép kém hiệu quả có thể bị đào thải khỏi ngành nếu tình trạng này kéo dài.
Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn với 45% lượng thép xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi phòng về thương mại, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép được dự báo sẽ tập trung khai thác thị trường nội địa vốn có dư địa tăng trưởng khả quan hơn thị trường nước ngoài, tạo ra cạnh tranh gay gắt hơn.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Thép Nam Kim báo lãi 40 tỷ đồng sau 9 tháng Công ty CP Thép Nam Kim vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với doanh thu bán hàng trong Quý đạt 3.068 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ 2018. Nhờ tiết giảm chi phí lãi vay (giảm 44%), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (giảm 31%), Thép Nam Kim bão lãi ròng 6,2 tỷ...