Thị trường thận trọng, thanh khoản thấp
TTCK Mỹ ghi nhận phiên giảm với S&P 500 (-0,015%), NASDAQ (-0,21%) và DJIA (-0,025%). TTCK châu Á cũng ghi nhận diễn biến tương tự với các chỉ số Shanghai (-0,71%), và Hang Seng (-1,38%), riêng chỉ số Nikkei 225 ( 0,97%) vẫn duy trì sắc xanh.
(TBKTSG Online) – TTCK Mỹ ghi nhận phiên giảm với S&P 500 (-0,015%), NASDAQ (-0,21%) và DJIA (-0,025%). TTCK châu Á cũng ghi nhận diễn biến tương tự với các chỉ số Shanghai (-0,71%), và Hang Seng (-1,38%), riêng chỉ số Nikkei 225 ( 0,97%) vẫn duy trì sắc xanh.
CPTPP: Xóa bỏ 97-100% số dòng thuế với hàng Việt Nam
TTCK Việt Nam khởi động phiên giao dịch đầu tuần với tâm lý thận trọng và thanh khoản thị trường ở mức thấp. Nhóm cổ phiếu giảm điểm gồm BVH, GAS, HPG, MWG… Ngược lại, nhóm thủy sản như MPC, VHC, CMX… và dệt may TCM, TNG… đồng loạt tăng điểm do ảnh hưởng của hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam.
Sự hồi phục dần trở lại vào cuối phiên chiều, tuy nhiên vẫn chưa xuất hiện dòng cổ phiếu mang tính dẫn dắt. Việc hồi phục của thị trường chủ yếu đến từ các nỗ lực “kéo” của các cổ phiếu như VNM ( 0,7%), VCB ( 0,2%), VHM ( 0,9%), VRE ( 1,5%), VJC ( 0,4%), POW ( 4,7%), FPT ( 0,7%), TPB ( 5,5%).
Ngược lại, GAS (-1,6%), MSN (-0,2%), TCB (-0,6%), NVL (-2%), MBB (-1,3%)… ghi nhận giảm kìm hãm đà tăng của thị trường.
Video đang HOT
Kết phiên, VN-Index giảm 0,91 điểm (-0,1%) chốt tại 901,8 điểm; HNX-Index giảm 0,28% chốt tại 101,58 điểm.
Thanh khoản giảm tại sàn HSX, 102,8 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt 1.930 tỉ đồng (-11,47%). Ngược lại, thanh khoản tăng tại HNX với 27,7 triệu cổ phiếu được giao dịch, tương ứng 293,8 tỉ đồng ( 7,86%).
Khối ngoại mua ròng với giá trị 39 tỉ đồng chủ yếu ở VNM ( 33,90 tỉ đồng), VRE ( 33,07 tỉ đồng), VCB ( 22,47 tỉ đồng), POW ( 16,24 tỉ đồng) và MSN ( 11,84 tỉ đồng). Ngược lại, HPG (-43,32 tỉ đồng), VIC (-20,02 tỉ đồng), CII (-9,72 tỉ đồng), SSI (-5,97 tỉ đồng) và HDB (-5,22 tỉ đồng) bị tập trung bán ròng.
Theo .thesaigontimes.vn
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2019: Năm của các nhà đầu tư giá trị
Để có góc nhìn đa chiều từ phía các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư Tập đoàn VinaCapital.
TTCK Việt Nam năm 2017 tăng trưởng tới 48%, nhưng năm 2018 gần như tăng trưởng âm, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Từ đầu năm 2018, chúng tôi đã dự đoán thị trường sẽ biến động nhiều hơn so với 2 năm trước do các vấn đề chính trị cũng như chính sách tài khóa của các nền kinh tế lớn và chính sách thương mại, đối ngoại gây nhiều tranh cãi của ông Donald Trump. Tuy nhiên, tôi cũng bất ngờ trước mức độ trồi sụt mạnh của TTCK Việt Nam và mối tương quan với các TTCK quốc tế trong thời gian gần đây.
Phân tích kỹ diễn biến của thị trường năm 2018 tôi cho rằng, sự trồi sụt của thị trường có liên hệ mật thiết với dòng tiền nước ngoài vào Việt Nam. Ví dụ trong 4 tháng đầu năm, khi dòng tiền đổ vào thị trường mạnh thì cổ phiếu tăng giá rất nhanh, VNIndex chinh phục đỉnh cũ (1.171) có từ năm 2007 và thiết lập đỉnh mới (1.204) vào ngày 9/04/2018. Từ giữa tháng 4/2018, khi lãi suất trong nước bắt đầu tăng và dòng vốn ngoại bắt đầu siết lại thì thị trường đã trải qua đợt sụt giảm mạnh, đưa VNIndex về dưới 900 điểm vào đầu tháng 7. Chỉ khi dòng vốn ngoại quay lại thị trường trong khoảng tháng 7 - 9/2018, thị trường mới bắt đầu hồi phục.
Chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam theo xu hướng nới lỏng tỷ giá, tăng nhẹ cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, tiến tới kiểm soát và siết cho vay ngoại tệ..., điều này sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam năm 2019, thưa ông?
Theo dự báo, lãi suất năm 2019 sẽ cao hơn mặt bằng chung của năm 2018, tăng trưởng tín dụng M2 sẽ giảm so với năm 2018 do nhu cầu vốn của nền kinh tế sẽ có phần chậm lại. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn nữa là mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việc Fed tăng lãi suất, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm cho đồng Việt Nam có nguy cơ bị yếu đi trước tác động bên ngoài. Việc điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý theo lộ trình cũng tạo sức ép lớn đến lạm phát. Tôi cho rằng năm 2019, nhà nước sẽ ưu tiên kiểm soát lạm phát trong đó có xử lý áp lực tỷ giá, và không ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Về việc NHNN siết cho vay ngoại tệ bắt đầu từ năm 2019 đang gây tranh cãi liệu có ảnh hưởng đến lãi suất VND hay không? Thực chất, cầu vay ngoại tệ quá nhiều khiến tỷ giá sẽ trở nên bất ổn, dễ dẫn đến việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, hoàn trả khoản vay ngoại tệ, từ đó kích hoạt sự phá sản hàng loạt doanh nghiệp theo kiểu dây chuyền và sự hoảng loạn của giới đầu tư mỗi khi có cú sốc tỷ giá. Do đó, việc siết chặt cho vay ngoại tệ luôn là điều có lợi, cần làm và cần sớm đạt được để giảm thiểu bất ôn vĩ mô. Tuy nhiên NHNN nên có lộ trình để tránh gây sốc cho doanh nghiệp có cầu về ngoại tệ cao.
Ông dự báo như thế nào về TTCK Việt Nam năm 2019? liệu Việt Nam có được MSCI nâng hạng thị trường từ cận biên sang mới nổi hay không? Việc nâng hạng đó sẽ tác động như thế nào đến TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Theo tôi, TTCK Việt Nam năm 2019 sẽ không tăng mạnh dù được khích lệ bởi tăng trưởng EPS nhẹ, khoảng 10% -12%.
Các nhà đầu tư nên tập trung vào các công ty có "sức khỏe" tài chính tốt
Việc nâng hạng thị trường, tôi nghĩ sẽ cần nhiều thời gian hơn, mặc dù Luật Chứng khoán sửa đổi dự kiến áp dụng từ quý III/ 2019 sẽ có nhiều thay đổi tích cực, dễ ghi điểm với MSCI, đặc biệt là điểm liên quan đến dỡ bỏ hạn chế sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài.
Các trường hợp nâng hạng trước đó như Qatar (2014), Arab (2014), Bangladesh (2010), Israel (2010), Pakistan (2009), Ai Cập (2001), Hy Lạp (2001), Morocco (2001), thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tích cực nhờ vào dòng tiền mới từ nước ngoài. Thống kê cho thấy, các thị trường được nâng hạng tăng trung bình 23,2% từ ngày được thông báo đến ngày có hiệu lực. Tôi cũng kỳ vọng điều tương tự nếu thị trường Việt Nam được MSCI nâng hạng.
Với kinh nghiệm đầu tư lâu năm, ông có lưu ý nào cho các nhà đầu tư nội địa vào TTCK Việt Nam trong năm 2019?
Năm 2019 sẽ là một năm của các nhà đầu tư giá trị vì các công ty vốn hóa lớn như ngân hàng và bất động sản đa phần có triển vọng tăng trưởng kém tích cực hơn so với năm 2018 do các lợi nhuận đột biến đã được ghi nhận sẽ không lặp lại trong năm 2019. Vì vậy các nhà đầu tư nên tập trung vào các công ty có sức khỏe tài chính tốt, tỷ lệ vay nợ ở mức hợp lý, có mức tăng trưởng lợi nhuận vừa đến cao. Một số công ty trong thị trường có tiềm năng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng sẽ là những lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, các công ty có tính chất bảo vệ như các công ty điện nước hay dược phẩm cũng sẽ là chỗ trú ẩn an toàn vì có lợi tức cao và tăng trưởng tuy không nhiều nhưng ổn định trong khi mức định giá hợp lý.
Xin cảm ơn ông!
Minh Long
Theo congthuong.vn
Chứng khoán Nhật mất 5% khi nhà đầu tư hoảng loạn Việc sụt giảm mạnh trong phiên ngày hôm nay khiến cho chỉ số chính thức rơi vào trạng thái giảm điểm - tức là giảm khoảng hơn 20% so với mức cao vào tháng 10/2018. Ảnh: LiveMint Phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật giảm sâu xuống mức thấp nhất trong 20 tháng sau...