Thị trường tài chính rủi ro khó lường
Hệ thống tài chính được sự hỗ trợ tích cực từ sự phát triển của kinh tế toàn cầu và sự hồi phục của thị trường vốn. Tuy nhiên, hệ thống tài chính Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro khó lường. ĐTTC ghi ý kiến của ông VŨ BẰNG, nguyên Chủ tịch UBCKNN, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Những nỗi lo từ ngoài vào trong
Từ giữa năm 2017 đến nay, chúng ta gặp phải 4 thách thức lớn toàn cầu lẫn trong nước. Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, gây áp lực lên lãi suất và tỷ giá trong nước, gây ra sự dịch chuyển nguồn vốn trên thị trường tài chính toàn cầu.
Điều này sẽ tác động đến trung hạn trong 2-3 năm. Các chuyên gia kinh tế đánh giá trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ đi vào suy thoái, và sự sụt giảm của thị trường vốn sẽ tạo ra tác động điều chỉnh cao hơn.
Bộ Tài chính cần tính đến yếu tố thị trường, không nên vì lo rủi ro mà quy định pháp lý quá chặt chẽ không khơi thông được thị trường trái phiếu. Theo đó, cần tăng cường minh bạch mới khơi thông được dòng vốn.
Ông Vũ Bằng
Thứ hai, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ cũng tác động đến xu hướng toàn cầu hóa, đến chuỗi cung ứng giá trị, làm cho thương mại toàn cầu bị chậm lại. Điều này đặt ra nhiều bài toán chúng ta phải tính đến trong việc hoàn thiện hệ thống tài chính cũng như thị trường vốn của Việt Nam.
Thứ ba, nợ công toàn cầu, nợ công của một số nước kết hợp với biến động tỷ giá và thị trường vốn gần đây, cũng đặt ra thách thức rất lớn có thể dẫn đến sự lây lan sang hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và tỷ giá của từng nước.
Thứ tư, các nỗ lực cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây, cho thấy chúng ta rất quan tâm đến thị trường tài chính và thị trường vốn. Chúng ta đạt kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu, kiểm soát nợ công, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động (đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào GDP đã đạt 44%).
Đó là những nỗ lực rất cao để phát triển khu vực tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư, tái cấu trúc thị trường vốn, làm cho thế về tài chính và kinh tế có bước phát triển rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức rất lớn. Đó là giữa phát triển nhanh của nền kinh tế (khi phải duy trì tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 khoảng 6,7-6,8% và sau năm 2020 trên 7%) mới thoát bẫy trung bình. Giữa phát triển nhanh và phát triển bền vững là điều rất khó trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thứ năm, độ mở kinh tế rất lớn. Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 400-450 tỷ USD, danh mục đầu tư chứng khoán lên đến 38 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ khoảng 63 tỷ USD, mới đáp ứng được mức tối thiểu, trong khi khả năng chống chịu còn yếu.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải sử dụng công cụ tài chính, như trần lãi suất hay sử dụng các điều kiện, biện pháp kiểm soát đã gây khó khăn cho điều hành. Rồi những vấn đề của ngân hàng 0 đồng, nợ xấu… là thách thức Chính phủ đã nhìn nhận và quyết tâm cải cách.
Tái cơ cấu TTCK, quản trị doanh nghiệp
Đối với thị trường chứng khoán (TTCK), phương châm chung là tái cấu trúc kết hợp giữa phát triển chiều rộng với chiều sâu, giữa phát triển nhanh với bền vững. Những vế này bổ sung cho nhau và nền kinh tế đòi hỏi cả 2 yêu cầu này, nhưng buộc phải tôn trọng các quy luật và nguyên tắc thị trường.
Các giải pháp hành chính đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro, nhưng thiên về quản lý quá sẽ bóp nghẹt thị trường, cản trở khơi thông dòng vốn cho tăng trưởng. Tất nhiên, nói thì dễ vì trong quá trình hành động, các cơ quan quản lý thường hay bị rơi vào kiểu quá ngại, quá lo cho quản lý. Đây là điều hết sức lưu ý, nếu không khơi thông nguồn vốn phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân, chúng ta sẽ chậm chân và rơi vào chu kỳ đi xuống của thế giới.
Tái cấu trúc thị trường vốn trong tổng thể tái cấu trúc thị trường tài chính, cần phải mở rộng quy mô thị trường vốn để bớt rủi ro cho hệ thống ngân hàng, bớt đẩy lạm phát lên cao. Có rất nhiều giải pháp, như Chính phủ đang thúc đẩy cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTCK.
Song cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã niêm yết, để cải thiện quản trị và để giá CP thực sự thị trường. Đó là những yêu cầu để mở rộng hơn nữa thị trường CP.
Trong văn hóa Việt Nam, người dân, doanh nghiệp thường gửi tiết kiệm và đi vay nhiều hơn là đầu tư CP hay huy động vốn trên TTCK. Vì vậy, cần mở rộng thị trường trái phiếu với nhiều phân khúc, từ CP công chúng, CP riêng lẻ, đến chuyển đổi có tài sản đảm bảo.
Việc tiếp theo của tái cấu trúc các hệ thống thị trường là sớm thúc đẩy hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán, sớm cổ phần hóa các sở. Bởi lẽ trước đó chúng ta đã đề ra lộ trình đến năm 2020 tính toán việc cổ phần hóa nhưng nay hợp nhất vẫn chưa xong. Vì thế, việc tăng cường quản trị thông qua là vấn đề rất quan trọng hiện nay.
Chúng ta đã có những tổ chức đào tạo về vấn đề này và cơ quan quản lý cần có biện pháp khuyến khích lẫn cưỡng chế, để các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản trị công ty trên sở giao dịch chứng khoán. Bài học từ những ngân hàng 0 đồng cho thấy, dù thành viên quản trị không đứng tên nhưng quyền lực rất lớn, gây thất thoát làm sụp đổ các tổ chức này.
Hà My (ghi)
Theo saigondautu.com.vn
Thị trường căn hộ: Nhà đầu tư "bỏ tiền" như thế nào cho sinh lời?
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, đất nền hay căn hộ đều có sự hấp dẫn riêng. Nếu "bỏ tiền" không đúng chỗ thì đều gặp rủi ro. Vấn đề ở đây là sở thích, tài chính, cơ hội của nhà đầu tư (NĐT) phù hợp với dòng sản phẩm nào.
Dòng sản phẩm 1-2 tỉ đồng/căn vẫn hấp dẫn NĐT
Theo ông Phúc, nhìn tổng quan, hiện tại thị trường căn hộ trầm lắng hơn trước nhưng phân khúc giá 1-2 tỉ đồng/căn vẫn thu hút dòng tiền của NĐT.
Thị trường căn hộ chia làm 3 phân khúc giá, dưới 1 tỉ đồng, từ 1-3 tỉ đồng và trên 3 tỉ đồng. Trong đó phân khúc dưới 1 tỉ không có sản phẩm bán ra; 1-2 tỉ đồng/căn nhu cầu rất lớn nhưng nguồn cung khan dần; còn phân khúc trên 3 tỉ nguồn cung tương đối nhưng bán chậm hơn vì giá trị cao.
"Tuy nhiên, những dự án cao cấp có sự đầu tư khác biệt, giao nhà đúng tiến độ vẫn thu hút khách hàng. Loại hình trên 3 tỉ đồng/căn có đối tượng khách hàng riêng là những người nhiều tiền. Nhưng, lượng cầu của phân khúc này nhìn chung ít hơn căn hộ giá 1-2 tỉ đồng/căn, do đó yếu tố thanh khoản kém hơn ", ông Phúc khẳng định.
Ông Phúc cho rằng, phân khúc căn hộ giá 1-2 tỉ đồng/căn thu hút cả NĐT lẫn người mua ở thực bởi dễ mua - dễ bán - dễ cho thuê. Do đó, khi doanh nghiệp vừa tung hàng mới ra, NĐT vào giữ chỗ khá nhiều.
Về tỉ suất lợi nhuận của phân khúc này thì còn tùy thuộc vào lợi thế của mỗi dự án. Mức sinh lời tính trên vốn khách hàng bỏ ra (đóng tiền theo tiến độ) trung bình ở phân khúc 1-2 tỉ đồng/căn rơi vào khoảng 20-50%/năm. Ông Phúc dẫn chứng, nếu khách hàng mua dự án căn hộ giá 1.5 tỉ đồng, thanh toán 30% trong 1 năm, tức khoảng 450 triệu đồng thì có thể bán ra lời từ 100-150 triệu đồng.
Thậm chí, có những dự án bán giá 1.5 tỉ đồng, thanh toán 20%, tương ứng 300 triệu đồng. Nhiều NĐT mua trong vòng 5 tháng bán ra đã lời khoảng 100 - 120 triệu đồng/căn. Theo ông Phúc, hầu hết các sản phẩm có lợi tức tốt trên thị trường hiện nay đều rơi vào phân khúc giá từ 1-2 tỉ đồng/căn
Lúc thị trường biến động, NĐT nên chọn dòng sản phẩm phù hợp
"Đất nền hay căn hộ đều có sự hấp dẫn riêng, đồng thời đều có ưu và nhược điểm khi đầu tư. Vấn đề không phải là nên bỏ tiền vào phân khúc nào hơn mà là sự phù hợp của NĐT với mỗi dòng sản phẩm. Sự phù hợp ở đây phải dựa trên các yếu tố về tài chính, sở thích và cơ hội.
Nếu một sản phẩm căn hộ tốt đáp ứng được khả năng sinh lời cao thì vẫn "hot" như thường, còn 1 sản phẩm đất nền kém lợi thế thì cũng không thu hút dòng tiền đầu tư", ông Phúc nhấn mạnh và phân tích thêm, thực tế trên thị trường BĐS hiện nay, có dự án giá cao nhưng hiếm và thanh khoản tốt người ta vẫn mua ầm ầm, còn có dự án giá rẻ nhưng NĐT không mua vì không bán lại được cho ai.
Theo vị lãnh đạo Phú Đông Group, thực chất trên thị trường căn hộ hiện nay các chủ đầu tư cũng đã chứng minh được những ưu việt của căn hộ đối với khách hàng. Đã là NĐT thì họ lại không bận tâm nhất đến giá cả mà họ quan tâm là mua rồi có bán được không và là bao nhiêu. "Tuy vậy, vấn đề giá bán lại ảnh hưởng trực tiếp đến lực cầu của số đông trên thị trường, ảnh hưởng thanh khoản dự án. Do đó, vấn đề của thị trường nằm ở chỗ là doanh nghiệp cần đẩy mạnh những sản phẩm phù hợp với nhu cầu đầu tư lẫn túi tiền của người mua", ông Phúc nhấn mạnh.
Chủ đầu tư phải làm "khác biệt" mới đủ sức cạnh tranh
Ông Ngô Quang Phúc thừa nhận, hiện nay dự án đang gặp vấn đề về nguồn cung và sự lệch pha trong nguồn cung là vấn đề lớn của thị trường BĐS.
Thực tế, nguồn cung sản phẩm cao cấp vượt nhu cầu thực có khả năng thanh toán lớn hơn rất nhiều so với nguồn cung sản phẩm dành cho nhu cầu ở thực.
Vì thế, theo ông Phúc, các chủ đầu tư muốn bán hàng tốt hay thu hút sự chú ý của người mua thực lẫn NĐT thì không còn cách nào khác là làm cho sản phẩm của mình khác biệt, có tiềm năng gia tăng giá trị thực thụ. Như vậy, sự chỉn chu mới làm nên lợi thế cạnh tranh.
Bản thân các chủ đầu tư cần có giải pháp gia tăng nguồn cung sản phẩm ở phân khúc 1-2 tỉ đồng/căn để người mua có nhiều sự lựa chọn. Khi đó, giá cả thị trường sẽ ổn định và các phân khúc khác cũng không có nhiều cơ hội để làm giá, gây ra sự bất ổn trên thị trường.
Tuy vậy, ông Phúc cũng phải thừa nhận rằng, các chủ đầu tư dự án hiện nay đều biết phân khúc 1-2 tỉ đồng/căn rất tốt, tuy nhiên không có quỹ đất phù hợp để triển khai vì thực tế giá đất đã tăng chóng mặt những năm qua khiến chi phí đầu vào tăng lên.
"Theo tôi, chủ đầu tư phải cân đối và hi sinh lợi nhuận để bán được hàng bởi thực tế nếu giá cao quá khách hàng không mua là rủi ro cũng đến với chủ đầu tư. Đồng thời, nhà nước cũng cần khuyến khích, tạo quỹ đất và có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển đầu tư sản phẩm vừa túi tiền", ông Phúc cho hay.
Theo ông Phúc, từ giờ đến cuối năm thị trường căn hộ nhìn chung ổn định, nhu cầu ở thực và đầu tư dài hạn có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, các NĐT cần nhìn sâu rộng thị trường, nâng cao kiến thức đầu tư để nhìn ra lợi thế của từng dự án, bỏ tiền vào cho đúng và phù hợp.
Theo xaluan.com
Cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng: Tách hay giữ? Nếu tính gộp cho vay mua nhà, sửa nhà vào cho vay bất động sản thì tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng có thể lên tới 20%. Ảnh minh họa Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản là các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động...