Thị trường tài chính 24h: VN-Index có thể leo tới 1.800 điểm
VN-Index tăng hơn 15 điểm; Đìu hiu tín dụng tiêu dùng cuối năm; Tăng gần 100%, lãnh đạo SBS cảnh báo sức nóng của cổ phiếu; PYN Elite: VN-Index lên 1.800 điểm là thực tế; Chứng khoán châu Á đa số điều chỉnh; Chứng khoán Mỹ sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn vào đầu năm 2021…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/12 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,00 – 55,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 20,8 USD lên 1.885,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá giảm và về quanh 1.880 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,15% lên 89,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.138 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 – 23.220 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,13 USD (-0,27%), xuống 48,23 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,23 USD (-0,45%), xuống 51,27 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi phục mạnh
Lực cầu khá mạnh với tâm điểm hướng vào nhóm bluechip đã dẫn dắt VN-Index vượt qua mốc 1.060 điểm trong phiên sáng và tiếp tục nới rộng đà tăng ở phiên chiều, giúp VN-Index “đòi” lại những gì đã mất trong phiên hôm qua với mức tăng hơn 15 điểm và vượt xa ngưỡng 1.060 điểm.
Tiêu điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu chứng khoán với SSI, BSI và VND đua nhau tăng trần, HCM tăng 6%, AGR và TVS cũng tăng trên dưới 2%.
Nhóm cổ phiếu vua cũng đóng góp tích với VCB 3%, TCB 3%, MBB 4,5%, HDB 4,2% và VPB đã xác lập sắc tím khi tăng 6,9%.
Video đang HOT
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,61 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 49,27 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 18/12: VN-Index tăng 15,69 điểm ( 1,49%), lên 1.067,46 điểm; HNX-Index tăng 5,02 điểm ( 2,92%), lên 177,02 điểm; UPCoM-Index tăng 0,65 điểm ( 0,93%), lên 70,95 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall có phiên giao dịch tích cực trong phiên ngày thứ Năm (17/12), sau khi Lãnh đạo phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết, các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ đã tiến rất gần đến thoả thuận.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã thoả hiệp với gói viện trợ có quy mô ước tính khoảng 900 tỷ USD, cao hơn gói 500 tỷ USD mà đảng Cộng hòa ủng hộ đề xuất và thấp hơn rất nhiều so với quy mô gói 2.200 tỷ USD mà đảng Dân chủ đã thông qua tại Hạ viện vào năm nay.
Kết thúc phiên 17/12, chỉ số Dow Jones tăng 148,83 điểm ( 0,49%), lên 30.303,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,31 điểm ( 0,58%), lên 3.701,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 106,56 điểm ( 0,13%), lên 12.764,75 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm khi rủi ro gia tăng, sau khi số ca nhiễm mới Covid-19 tại thủ đô Tokyo bùng phát mạnh.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,16% xuống 26.763,39 điểm. Chỉ số Topix gần như đi ngang ở mức 1.793,24 điểm.
Trong tuần, Nikkei 225 và Topix tăng lần lượt là 0,41% và 0,63%.
Thủ đô Tokyo đã nâng mức cảnh báo dịch Covid-19 lên mức cao nhất khi số ca nhiễm bệnh mới tăng vọt lên mức cao kỷ lục hàng ngày là 822 ca.
Thị trường cũng cảnh giác khi đồng yên mạnh lên so với đồng USD ở mức 103,41 yên/USD. Trong khi đó, giới đầu tư gần như ít phản hứng với quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc mở rộng gói kích thích kinh tế nhằm.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi có thêm những dấu hiệu cảnh báo về quan hệ với Mỹ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,29% xuống 3.394,90 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,35% xuống 4.999,97 điểm.
Thông tin đáng chú ý nhất hôm nay là các nguồn tin của Reuters cho biết, Mỹ chuẩn bị thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này SMIC. Trước đó, SMIC đã bị liệt vào danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm, khi tâm lý thị trường trở nên u ám trước thông tin Mỹ chuẩn bị đưa hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,67% xuống 26.498,60 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,59% xuống 10.483,34 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng chịu sức ép từ tình trạng nhiễm mới Covid-19, nhưng đã nhích lên về cuối phiên nhờ sự tích cực của phố Wall đêm qua.
Hàn Quốc báo cáo đã có 1.062 số người nhiễm Covid-19 trong ngày hôm qua, mức cao thứ hai trong một ngày kể từ khi đại dịch xuất hiện.
Kết thúc phiên 18/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 43,18 điểm (-0,16%), xuống 26.763,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,98 điểm (-0,29%), xuống 3.394,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 179,78 điểm (-0,67%), xuống 26.498,60 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 1,75 điểm ( 0,06%), lên 2.772,18 điểm.
Big-Trends: Cơ hội vẫn còn cho các nhà đầu tư mạo hiểm
Tuần giao dịch vừa qua thể nói là tuần giao dịch buồn tẻ nhất kể từ khi VN-Index quay trở lại mốc 900 điểm và điều chỉnh.
Đây cũng là tuần điều chỉnh thứ 4 trong 1 xu hướng điều chỉnh lớn của thị trường tính từ ngày 11/6/2020.
VN-Index tiếp tục vận động men khu vực kháng cự quan trọng 860 - 875 điểm với thanh khoản không nổi trội thậm chí áp lực bán ra lại có xu hướng mạnh hơn ở một số phiên đặc biệt phiên cuối tuần 17/7.
Điều này đang phản ánh một điều, thị trường chưa thể sớm hồi phục tăng điểm mà trái lại có phần tiêu cực trong bối cảnh VN-Index nhiều khả năng điều chỉnh thêm 1 - 2 tuần.
Thực tế đang cho thấy rủi ro địa chính trị vẫn đang hiện hữu trên toàn thế giới chưa kể đến tình hình tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại và những khó khăn. Kinh tế vĩ mô quý III có thể khởi sắc hơn so với quý II nhưng còn xa mới được gọi là giai đoạn "phục hồi giai đoạn hậu Covid".
Nếu các đối tác lớn trên thế giới, các nước đang có những giao thương, quan hệ thương mại với Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 thì có lẽ khả năng kinh tế cũng ta vẫn chỉ trông cậy vào nỗ lực hoạt động đầu tư công, giải ngân các dự án lớn trong nước với kỳ vọng 700.000 tỷ đồng sẽ phần nào được đi vào đúng nơi đúng chỗ.
Hơn nữa, một số tín hiệu phục hồi từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, da giầy cũng khiến chúng ta tự tin hơn về quý III với tác chỉ tiêu kinh tế được cải thiện.
Nhưng dù nói thế nào đi nữa, mọi thứ vẫn còn những góc khuất, đầu tư công vẫn diễn ra chậm rãi, sự linh hoạt còn thiếu ở một số giai đoạn và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn nền kinh tế phục hồi nhanh.
Tất nhiên, các yếu tố ngoại cảnh là khách quan nhưng vận mệnh đất nước, sự bật dậy sau thảm họa có thành công và vượt được qua nghịch cảnh hay không lại phụ thuộc chính vào chính chúng ta.
Quay trở lại TTCK Việt Nam tuần giao dịch vừa qua, diễn biến thị trường đang phản ánh điều chúng ta đang lo ngại về triển vọng thị trường.
Giai đoạn điều chỉnh chưa kết thúc, thông tin tiêu cực nhiều hơn đang ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư và khiến dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường quan sát.
Cho dù câu chuyện cổ tức và tình hình kết quả kinh doanh quý II hay những cổ phiếu có câu chuyện riêng đang khiến một số doanh nghiệp thu hút được lực cầu mua lên rất tốt như SSI, HSG, GTN, CTD, CTR, PVB..., nhưng vẫn không thể phủ nhận phần tối vẫn đang còn bao trùm ở nhiều cổ phiếu còn lại.
Đại đa số các cổ phiếu trên 3 sàn vẫn đang tích cực điều chỉnh chưa kể đến các nhà đầu tư ngoại vẫn đang đẩy mạnh bán ròng trong 2 tuần trở lại đây. Điều này cũng sẽ khiến thị trường chung sẽ vẫn điều chỉnh đi ngang chưa muốn nói là có thể điều chỉnh kiểu sideway down 3 - 5 hoặc thậm chí 8% trong các phiên tiếp theo.
Điểm tích cực có lẽ đến từ các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dịch vụ tài chính, dệt may, điện như BID, VPB, SSI, TCM, NT2....
Thị trường cho dù tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới quanh giải 860 - 880 điểm nhưng không có nghĩa là không có cơ hội gì cho các nhà đầu tư hay kể cả các nhà đầu tư ưa thích giao dịch ngắn hạn.
Cơ hội đến từ số ít các cổ phiếu đang có kết quả kinh doanh khởi sắc hay có chính sách trả cổ tức tốt.
Chọn cổ phiếu bây giờ sẽ quan trọng hơn là việc dự báo thị trường đi đâu về đâu nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại.
Chờ đợi tái cơ cấu danh mục cổ phiếu Thị trường chứng khoán vừa có tuần giao dịch giằng co với khối lượng giao dịch cổ phiếu suy giảm. Ảnh Internet. Kết thúc tuần giao dịch chứng khoán 13-17/7, VNIndex có 3 phiên giảm điểm và 2 phiên tăng điểm trước khi đóng cửa tuần ở mức 872,02 điểm. Như vậy chỉ số tăng 0,81 điểm tương đương 0,09% so với cuối...