Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư nước ngoài gây bất ngờ
VN-Index điều chỉnh phiên thứ 2 liên tiếp; “Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa biết vay vốn để làm gì”; Chênh lệch số liệu kiểm toán gây lộn xộn thị trường; Doanh nghiệp bất động sản chiếm 49,1% tổng dư nợ trái phiếu; Mùa đại hội 2020, vết sai cũ lộ diện; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm sau phát biểu của Chủ tịch Fed; Ông Trump tuyên bố đã “dành cả đời” để chờ đợi mức lãi suất âm…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 14/5 tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 48,17 – 48,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 13,9 USD lên 1.715,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp và lên trên 1.720 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 10 USD lên 1.726,4 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,12% lên 100,37 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.253 đồng, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.460 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,33 USD ( 5,26%), lên 26,62 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,25 USD ( 4,28%), lên 30,44 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index điều chỉnh phiên thứ 2 liên tiếp, cổ phiếu MSN được thỏa thuận khủng
Sau phiên sáng giảm nhẹ, thị trường tích cực hơn trong phiên chiều, thậm chí VN-Index trồi lên tham chiếu, nhưng áp lực bán trở lại sau đó, mặc dù không quá lớn nhưng cũng đủ khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ.
Giao dịch đáng kể nhất tại MSN, khi 3,32% và khối ngoại mua ròng gần 39 triệu cổ phiếu, giá trị 2.335 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu thị trường giữ sắc tím có TTF, JVC, TLH, HDG, DIC, HAR, LMH, TGG, DHM, VRC…
Đáng chú ý, GEX cũng tăng kịch trần 6,8%, khớp lênh 6,04 triệu đơn vị, cao nhất trong gần 2 năm rưỡi qua.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 40,77 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 2.418,49 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/5: VN-Index giảm 1,81 điểm (-0,22%), xuống 832,4 điểm; HNX-Index giảm 0,52 điểm (-0,46%), xuống 111,34 điểm; UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,45%), xuống 53,48 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phát biểu trong ngày thứ Tư, ông Powell bất ngờ đánh giá lạc quan về triển vọng nền kinh tế Mỹ, đồng thời bác khả năng Fed sử dụng lãi suất âm để hỗ trợ nền kinh tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Mỹ cũng cảnh báo kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với suy thoái kép và cho rằng, mình Fed hỗ trợ là không đủ, mà phải cần có sự ra tay của Quốc hội.
Bài phát biểu của ông Powell, cùng với những cảnh báo trong ngày trước đó của các chuyên gia y tế về khả năng đợt bùng phát đại dịch Covid-19 mới khi Chính phủ Mỹ vội vàng mở cửa nền kinh tế khiến giới đầu tư lo lắng, đẩy mạnh bán ra, kéo các chỉ số chính của phố Wall giảm mạnh.
Kết thúc phiên 13/5, chỉ số Dow Jones giảm 516,81 điểm (-2,17%), xuống 23.247,97 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 50,12 điểm (-1,75%), xuống 2.820,00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 139,38 điểm (-1,55%), xuống 8.863,17 điểm.
70,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 189,79 điểm (-2,06%), xuống 9.002,55 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản chịu ảnh hưởng tiêu cực từ phiên giảm mạnh đêm qua của phố Wall, sau khi chủ tịch Fed nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ có thể đối mặt với suy thoái.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,74% xuống 19.914,78 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,91% xuống 1.446,55 điểm, với 32 trên 33 chỉ số phụ chốt phiên dưới tham chiếu.
Phiên hôm nay, hàng loạt các công ty đã ước lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2020 suy giảm so ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đáng kể như Sony Corp, giảm 3,9% sau khi cho biết lợi nhuận hoạt động có thể sẽ giảm ít nhất 30% xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Yamada Denki Co Ltd giảm 6,1% khi hủy bỏ kế hoạch mua lại cổ phần giữa chừng, với lý do môi trường kinh doanh xấu đi nhanh chóng do đại dịch gây ra.
Các nhà đầu tư cũng theo dõi tình trạng căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc, sau khi Tổng thống Donald Trump gia hạn thêm một năm nữa lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư lo lắng về tốc độ phục hồi kinh tế sẽ chậm lại.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,96% xuống 2.870,34 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,08% xuống 3.925,22 điểm.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã và đang đảm bảo thị trường chứng khoán và nền kinh tế vận hành ổn định, bằng các chính sách tích cực hơn, nhưng các nhà đầu tư đang chờ đợi các biện pháp cụ thể để hỗ trợ niềm tin của họ, ám chỉ rằng cần thêm các gói hỗ trợ mới, Zhang Gang, một nhà phân tích của Central China Securities cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông giảm, do dự báo kinh tế ảm đạm từ người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã dội gáo nước lạnh vào kỳ vọng về một sự phục hồi kinh tế nhanh chóng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,45% xuống 23.829,74 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,51% xuống 9.687,10 điểm.
Mặc dù vậy, thị trường vẫn có những điểm sáng như Semiconductor Manufacturing International Corp, tăng gần 10% lênlên mức cao nhất kể từ tháng 12/2004 nhờ kết quả quý đầu tiên trong năm nay khởi sắc.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng chị ảnh hưởng từ bài phát biểu của chủ tịch Fed về viễn cảnh nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái.
Kết thúc phiên 14/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 352,27 điểm (-1,74%), xuống 19.914,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 27,71 điểm (-0,96%), xuống 2.870,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 350,56 điểm (-1,45%), xuống 23.829,74 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 15,46 điểm (-0,80%), xuống 1.924,96 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Đã tới lúc mua cổ phiếu?
VN-Index mạnh phiên cuối tuần; Ngân hàng đón "gió" quý II; Cái bẫy tại những cổ phiếu hưởng lợi nhờ giá đầu vào giảm; Nhà đầu tư tạm dùng vốn tự có để kiếm lãi; Sắc thái mới trong cuộc đua margin; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; Nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới nói đã tới lúc mua cổ phiếu....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 8/5 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 47,95 - 48,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 33,9 USD lên 1.718 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và lên 1.721 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 6,6 USD lên 1.732,4 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,15% xuống 99,74 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 8/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.262 đồng, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 - 23.450 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,55 USD ( 2,34%), lên 24,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,39 USD ( 1,32%), lên 29,85 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng hơn 17 điểm
Tâm lý hưng phấn sau quyết định giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán đã kích hoạt dòng tiền mạnh, hấc VN-Index bay cao tăng hơn 22 điểm trong phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, lực cầu tiếp tục tăng mạnh giúp VN-Index nhanh chóng leo lên mốc 825 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán chốt lời đã xuất hiện khiến thị trường hạ nhiệt sau đó, khiến chỉ số chỉ còn tăng hơn 17 điểm khi đóng cửa.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà tăng với VCB 5,5%, VPB và HDB nới rộng biên độ tăng 5-6% và cũng có thời điểm khoác áo tím. Còn lại BID, CTG, MBB, STB đều tăng trên dưới 2%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, khá nhiều mã chịu áp lực bán đã quay đầu điều chỉnh như ITA, HSG, HAG, HQC, AMD, OGC...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ 037 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 61,89 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 8/5: VN-Index tăng 17,19 điểm ( 2,16%), lên 813,73 điểm; HNX-Index tăng 1,65 điểm ( 1,55%), lên 108,31 điểm; UpCoM-Index tăng 0,54 điểm ( 1,03%), lên 52,91 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall chịu áp lực khi Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo thị trường việc làm tháng 4. Theo dự báo, thị trường lao động Mỹ sẽ mất hơn 20 triệu việc làm trong tháng 4 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 15%, từ mức 4,4% trong tháng 3.
Tuy nhiên, một tích cực là thông tin cho rằng, các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau vào tuần tới.
Bên cạnh đó, dữ liệu xuất khẩu tích cực của Trung Quốc và kết quả kinh doanh, cũng như triển vọng kinh doanh khả quan của một số doanh nghiệp vừa công bố đã giúp phố Wall đảo chiều tăng trở lại trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 7/5, chỉ số Dow Jones tăng 211,25 điểm ( 0,89%), lên 23.875,89 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,77 điểm ( 1,15%), lên 2.881,19 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 125,27 điểm ( 1,41%), lên 8.979,66 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, khi có tin các đại diện thương mại hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ đã có một cuộc điện đàm nhằm giảm căng thẳng quan hệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei tăng 2,56% lên 20.179,09 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,2% lên 1.458,28 điểm.
Thị trường được thúc đẩy bởi tin các đại diện thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽthảo luận về thỏa thuận Giai đoạn qua điện thoại vào thứ Sáu.
Nhóm cổ phiếu có thị trường lớn tại Trung Quốc theo đó hưởng lợi với Fanuc Corp tăng 3,7%, Komatsu Ltd tăng 2,9% và Hitachi Construction Machinery tăng 3,9%.
Nhóm cổ phiếu sắt và thép có tính chu kỳ cao, kim loại màu và vận tải đường biển là ba lĩnh vực hoạt động hàng đầu trên thị trường chính với Nippon Steel Corp và JFE Holdings Inc lần lượt tăng 7,1% và 7,5 Nippon Yusen KK tăng 3,7%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi giới đầu tư kỳ vọng Bắc Kinh mở cửa thị trường tài chính rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và căng thẳng thương mại với Mỹ dịu xuống.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,83% lên 2.895,34 điểm. Chỉ số CSI300 của blue-chip tăng 0,99% lên 3.963,62 điểm. Trong tuần, SSEC tăng 1,2%, còn CSI300 tăng 1,3%.
Trung Quốc đã hoàn thiện các bộ quy tắc nhằm cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài đủ điều kiện tham gia mua bán không giới hạn cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc.
Các công ty tiêu dùng dẫn đầu tăng điểm trên thị trường, với chỉ số phụ tăng 2,8% sau khi Trung Quốc cho biết doanh số bán hàng tiêu dùng lâu bền như ô tô và đồ gia dụng đã tăng trở lại đáng kể trong kỳ nghỉ vừa qua.
Chứng khoán Hồng Kông đã tăng theo chân thị trường Đại lục, khi các nhà đầu tư hoan nghênh việc Bắc Kinh mở cửa thị trường tài chính hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,04% lên 24.230,17 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,07% lên 9.868,34 điểm. Mặc dù vậy, cả tuần cả 2 chie số này đều giảm 1,7%.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng tăng nhờ tin tích cực từ cuộc điện đàm giữa các nhà đàm phán thương mại Mỹ-Trung.
Đáng chú ý, cổ phiếu của LG Chem giảm hơn 0,42% sau khi cảnh sát Ấn Độ đệ đơn khiếu nại công ty con này của LG về vụ rò rỉ khí độc tại nhà máy hóa chất ở miền nam Ấn Độ khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Kết thúc phiên 8/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 504,32 điểm ( 2,56%), lên 20,179,09 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,82 điểm ( 0,83%), lên 2.895,34 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 249,54 điểm ( 1,04%), lên 24.230,17 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 17,21 điểm ( 0,89%), lên 1.945,82 điểm.
Sagri bị buộc thoái vốn khỏi công ty con Kết luận thanh tra đối với dự án Khu sinh thái văn hóa hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM mới đây đã hé lộ những lùm xùm liên quan đến việc góp vốn vào công ty con của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri). Theo kết luận do Thanh tra TP.HCM công bố đầu tháng 5/2020, về pháp lý, dự...