Thị trường tài chính 24h: Lòng tham đang lấn át
VN-Index leo gần lên 880 điểm; CEO nhiều ngân hàng đề xuất nới room tăng trưởng tín dụng; Đón tháng 6 trong nỗi lo và hy vọng; Lòng tham tạm lấn lướt nỗi sợ hãi; Dòng tiền đầu cơ xoay vòng các trụ; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng mạnh; Giới nhà giàu Trung Quốc bắt đầu thu mua bất động sản hạng sang….là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 1/6 tăng 180.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 50.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 48,65 – 49,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 9,7 USD lên 1.728,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và leo lên trên 1.745/ounce nhưng đã hạ nhiệt sau đó và về 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 4,9 USD xuống 1.732 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,20% xuống 98,15 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.256 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.170 – 23.350 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,25 USD (-0,70%), xuống 35,24 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,07 USD ( 0,18%), lên 37,91 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng hơn 14 điểm
Dòng tiền tiếp tục chảy mạnh ngay khi nhập cuộc trong phiên sáng đầu tiên của tháng 6 giúp VN-Index dễ dàng vượt xa mốc 870 điểm. Trong đó, nhóm penny đua nhau tăng kịch trần.
Bước sang phiên chiều, tâm lý nhà đầu tư vẫn duy trì đà hưng phấn, giúp thị trường tiếp tục tiến bước, VN-Index tăng vọt hơn 14 điểm và tiến lên gần 880 điểm khi đóng cửa.
Trong các mã lớn, đáng kể nhất là VHM 3,3% khớp hơn 3,25 triệu đơn v, cùng giao dịch thỏa thuận gần 11,24 triệu đơn vị, giá trị 807,2 tỷ đồng.
Dòng bank hỗ trợ thêm với VCB 1,5%, TCB 2,9%, BID 3,4%, CTG 4,4%, VPB 5,1%, HDB 3,1%, MBB 3,8%, STB 4,4%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ROS có thêm một phiên thanh khoản khủng với hơn 82,21 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 2,9%.
Hàng loạt các mã penny giữ vững sắc tím cùng giao dịch tích cực như FLC, HAI, ASM, HAG, TSC, SJF, DRH, ITA…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3,71 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 35,13 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 1/6: VN-Index tăng 14,2 điểm ( 1,64%), lên 878,67 điểm; HNX-Index tăng 4,32 điểm ( 3,94%), lên 114,14 điểm; UpCoM-Index tăng 0,56 điểm ( 1,01%), lên 55,59 điểm.
Video đang HOT
Như vậy, trong tháng 5 này, hiệu ứng “Sell In May” đã không xảy ra đối với thị trường, khi VN-Index tăng từ 769,11 điểm lên 864,47 điểm, tương ứng tăng 95,36 điểm ( 12,4%).
Chứng khoán Mỹ
Chỉ trích ngày càng tăng từ Tổng thống Trump đối với Bắc Kinh đã khiến giới đầu tư lo sợ, đẩy mạnh bán ra trong phiên cuối tuần.
Tuy nhiên, vào cuối phiên,, ông Trump cũng không đề cập gì đến phải phá bỏ thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc. Điều này đã giúp các chỉ số hãm bớt đà rơi, thậm chí Nasdaq còn tăng khá.
Trong tháng 5, Dow Jones tăng 4,26%, S&P tăng 4,53% và Nasdaq tăng 6,75%.
Kết thúc phiên 29/5, chỉ số Dow Jones giảm 17,53 điểm (-0,07%), xuống 25.383,11 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 14,58 điểm ( 0,48%), lên 3.044,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 120,88 điểm ( 1,29%), lên 9.489,87 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi giới đầu tư ít lo ngại về quan hệ Mỹ-Trung leo thang và tình trạng biểu tình bạo lực tại Mỹ, mà tập trung vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu, khi nhiều nước dần chuyển sang mở lại nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,84% lên 22.062,39 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,32% lên 1,568,75 điểm.
Thị trường đón nhận tin tích cực từ việc Thủ đô Tokyo đã nới lỏng các biện pháp hạn chế xã hồi, bằng cách cho phép các phòng tập thể thao, các cơ sở kinh doanh thương mại như cửa hàng tạp hóa, trung tâm thương mại, trong khi các cửa hàng ăn uống tiếp tục được yêu cầu mở cửa đến 10 giờ tối.
Các công ty môi giới chứng khoán và các kim loại màu là 2 lĩnh vực hoạt động tốt nhất trên thị trường chính, với chỉ số phụ tăng lần lượt 1,6% và 1,3%.
Các cổ phiếu liên quan đến sản xuất chip cũng tích cực, sau khi chỉ số bán dẫn Philadelphia của Hoa Kỳ tăng 2,7% vào thứ Sáu tuần trước, với Screen Holdings tăng 4,7%, Tokyo Electron tăng 4,4% và Awesomeest tăng 5,8%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh, nhờ dữ liệu sản xuất tăng tốt hơn dự kiến trong tháng 5 vừa qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,21% lên 2.915,43 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,7% lên 3.971,34 điểm.
Thông tin kích thích thị trường là chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc ở mức 50,7 điểm trong tháng 5/2020. Chỉ số này trên 50 cho thấy sự mở rộng, ngược lại thì phát tín hiệu thu hẹp. Trước đó, theo thăm dò của Reuters thì chỉ số này chỉ ở mức 49,6 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt, nhờ tâm lý giới nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không ngay lập tức chấm dứt các đặc quyền đặc biệt dành cho Hồng Kông.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 3,36% lên 23.732,52 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,85% lên 9.833,83 điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đã ra lệnh cho chính quyền bắt đầu quá trình loại bỏ sự đối xử đặc biệt của Mỹ đối với Hồng Kông để trừng phạt Trung Quốc. Tuy nhiên, bằng cách dừng việc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức đối xử đặc biệt, các bình luận của Trump đã đến như một sự giải thoát cho nhiều nhà đầu tư.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng tăng tốt, khi giới đầu tư nhận thấy mức độ đe dọa chống lại Trung Quốc về luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông của ông Trump không quá đáng sợ.
Các nhà đầu tư đã tự tin rằng Mỹ sẽ không đi quá xa trong vấn đề Hồng Kông, nguy cơ có thể phá vỡ thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Kim Sung-no, một nhà phân tích tại BNK Securities cho biết.
Kết thúc phiên 1/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 184,50 điểm ( 1,84%), lên 22.062,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 63,08 điểm ( 2,21%), lên 2.915,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 771,05 điểm ( 3,36%), lên 23.732,52 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 35,48 điểm ( 1,75%), lên 2.065,08 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Chờ đợi bất ngờ trong quý II
VN-Index có phiên điều chỉnh khá mạnh; Ngân hàng tăng vốn, vẫn chờ Nghị định 91 sửa đổi; Dòng tiền tìm đến cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp; Sẽ có bất ngờ cho nhà đầu tư chứng khoán trong quý II; Những cái tên nổi bật sắp lên sàn "hậu Covid-19; Chứng khoán châu Á phân xóa giữa vòng xoáy căng thẳng Mỹ-Trung; Dow Jones: Công cụ cũ liệu có lỗi thời?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 27/5 giảm 130.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 20.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 48,32 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 16,4 USD xuống 1.710,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.705/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 6 USD xuống 1.699,6 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,09% xuống 99,82 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức là 23.260 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.230 - 23.410 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,23 USD (-0,67%), xuống 34,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,41 USD (-1,13%), xuống 35,76 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất gần 12 điểm
Trong phiên sáng, sau khi được kéo lên 875 điểm, áp lực chốt lời đã đẩy VN-Index về sát điểm xuất phát, nhưng sau đó nỗ lực có thêm một lần nảy trở lại gần mức giá trên.
Bước vào phiên chiều, lực cung chốt lời khá mạnh xuất hiện, đẩy VN-Index xuống dưới tham chiếu và tiếp tục lùi sâu đến khi đóng cửa, mất gần 12 điểm xuống 857 điểm.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, giảm mạnh nhất là BID -5,24%, VPB -4,76%, HPG -4,23%, VRE -3,77%, CTG -3,24%, GVR -3,05%. Các mã giảm từ hơn 2% đến gần 3% có VHM, VNM, BVH, POW, HDB, STB;
Nhóm cổ phiếu thị trường, ITA vẫn hút dòng tiền, tăng kịch trần, khớp 26,6 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,79 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 120,96 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/5: VN-Index giảm 11,65 điểm (-1,34%), xuống 857,48 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (-1,45%), xuống 108,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,72%), xuống 54,93 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong 3 ngày nghỉ lễ vừa qua đã chứng kiến cảnh tượng người dân Mỹ ồ ạt ra các bãi biển vui chơi, giải trí khi lệnh phong tỏa được nhiều bang dỡ bỏ.
Cảnh tượng này giúp giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh của nền kinh tế khi người dân sẽ đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng sau khoảng 1 tháng bị cách ly.
Với kỳ vọng trên, cùng với sự lạc quan về việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin chống Covid-19 khiến giới đầu tư hào hứng xuống tiền vào chứng khoán, kéo các chỉ số chính của phố Wall vọt tăng mạnh.
Tuy nhiên, vào cuối phiên, nguồn tin từ Bloomberg cho biết, chính quyền Trump đang cân nhắc một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức, doanh nghiệp và tổ chức tài chính Trung Quốc, củng cố các bình luận trước đó trong ngày từ cố vấn Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, khiến giới đầu tư giật mình bán ra, khiến đà tăng của thị trường bị hãm lại rất mạnh, ngoại trừ Dow Jones.
Kết thúc phiên 26/5, chỉ số Dow Jones tăng 529,95 điểm ( 2,17%), lên 24.995,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 36,32 điểm ( 1,23%), lên 2.9991,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,63 điểm ( 0,17%), lên 9.340,22 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng, với điểm sáng từ việc bật lên của nhóm cổ phiếu tài chính.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,7% lên 21.419,23 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,96% lên 1.549,47 điểm, với 28 trên 33 chỉ số phụ đóng cửa trên tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh như chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng nằm trong số các lĩnh vực hoạt động tốt nhất với Dai-ichi Life Holdings đã tăng 6,3%, Nomura Holdings tăng 5,7% và Mitsubishi UFJ (MUFG) tăng 3,6%.
Trái lại, cổ phiếu của các công ty liên quan đến chất bán dẫn chịu áp lực trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, với Tokyo Electron Ltd và Eclest Corp giảm lần lượt 3,6% và 2,7%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang chuẩn bị hành động chống lại Trung Quốc trong tuần này để đáp trả kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm khi căng thẳng quan hệ với Mỹ gia tăng và lo lắng kéo dài về thiệt hại nền kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến giới đầu tư chùn tay.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,34% xuống 2.836,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,7% xuống 3.845,61 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm do các cuộc biểu tình mới, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,36% xuống 23.301,36 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,29% xuống 9.567,43 điểm.
Thông tin kéo lùi tâm lý thị trường là việc cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đã bắn hơi cay để để giải tán những người biểu tình ở Thành phố, nơi Bắc Kinh, đề xuất luật an ninh mới đã làm hồi sinh các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Chứng khoán Hàn Quốc giằng co và đóng cửa gần như không đổi, khi chịu áp lực từ vấn đề Hồng Kông và căng thẳng Mỹ-Trung.
Giới đầu tư cũng dừng lại quan sát, chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Hàn Quốc vào thứ Năm, nơi dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,5%.
Kết thúc phiên 27/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 148,06 điểm ( 0,70%), lên 21.419,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,74 điểm (-0,34%), xuống 2.836,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 83,30 điểm (-0,36%), xuống 23.301,36 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 1,42 điểm ( 0,07%), lên 2.031,20 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Mặt bằng giá cổ phiếu đã không còn rẻ VN-Index áp sát 870 điểm; Sau giãn cách, ngân hàng tái khởi động mạnh mẽ bán nợ xấu; Thị trường không còn của rẻ; Cổ phần hóa, thoái vốn khởi động trở lại; Doanh nghiệp trông vào cổ đông hiện hữu để tăng vốn; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; 17 công ty dầu đá phiến ở Mỹ nộp đơn xin...