Thị trường tài chính 24h: Kỳ vọng hiệu ứng tháng mới
VN-Index nhích nhẹ; Kiều hối về TP.HCM ước đạt 5,5 tỷ USD; Thị trường chứng khoán kỳ vọng “Hiệu ứng tháng Giêng”; Nhìn lại cú nhảy vọt trong mối tương quan lịch sử; Siết margin cuối năm ít ảnh hưởng tới chứng khoán; Chứng khoán châu Á lao dốc; Làn sóng đầu cơ đang càn quét Phố Wall… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 22/12 giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,05 – 55,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,3 USD xuống 1.876,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về dưới 1.870/ounce, trước khi hồi phục lên gần 1.875 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,03 % lên 90,32 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.154 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 – 23.220 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,84 USD (-1,75%), xuống 47,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,78 USD (-1,53%), xuống 50,13 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index nhích nhẹ
Trong phiên sáng, VN-Index gặp nhiều thử thách trước ngưỡng cản tâm lý 1.080 điểm, thậm chí giảm khá mạnh như vào cuối phiên.
Tuy nhiên, dòng tiền lớn vẫn ồ ạt chảy, và chuyển dần sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp độ rộng thị trường dần tích cực kéo VN-Index xanh trở lại, nhưng điểm nhấn vẫn ở trong phiên ATC, khi tình trạng nhiều lệnh mua bán không để đặt.
Giao dịch đáng chú ý nhất hom nay là dòng tiền giúp phần lớn nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch khởi sắc với hơn 50 mã tăng trần, trong đó có các mã giữ vững sắc tím từ đầu phiên như ITA, HQC, LCG, TDH, ASM, VOS, APG, GVR, TSC, BCG, EVG, TDC, IJC, JVC, TLD…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5,26 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 76,3 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 22/12: VN-Index tăng 2,37 điểm ( 0,22%), lên 1.083,45 điểm; HNX-Index tăng 5,73 điểm ( 3,15%), lên 187,85 điểm; UPCoM-Index tăng 1,18 điểm ( 1,65%), lên 72,82 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall biến động trái chiều trong phiên ngày thứ Hai (21/12) với S&P 500 và Nasdaq đi xuống, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại Anh, trong khi Dow Jones tăng nhẹ.
Video đang HOT
Các nhà quan sát nh ận định thông tin về biến thể mới đã làm lu mờ tác động tích cực từ gói kích thích kinh tế mới cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 21/12, chỉ số Dow Jones tăng 37,40 điểm ( 0,12%), lên 30.216,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,49 điểm (-0,39%), xuống 3.694,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 13,12 điểm (-0,10%), xuống 12.742,52 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm mạnh nhất trong ba tuần, khi áp lực chốt lời gia tăng sau những lo ngại về một chủng Covid-19 mới tại Anh có tốc độ lây lan nhanh.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,04% xuống 26.436,39 điểm. Chỉ số Topix mất 1,56% xuống 1.761,12 điểm.
Giao dịch đáng chú ý hôm nay tại Fujifilm Holdings, đã giảm 6% sau khi Bộ Y tế Nhật Bản kết luận rằng, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng để xác định hiệu quả của thuốc điều trị Covid-19 Avigan của Công ty chưa vững vàng.
Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về việc lây nhiễm Covid-19 trong nước gia tăng, khi Thống đốc Tokyo Yuriko Koike kêu gọi 14 triệu cư dân của thủ đô ở nhà trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.
Các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ đã bị ảnh hưởng khi giá dầu thô lao dốc với Inpex giảm 5%, trong khi Eneos Holdings mất 2,7%.
Chứng khoán Trung Quốc có phiên giảm sâu nhất trong gần 4 tháng qua, do căng thẳng với Mỹ kéo dài và chủng virus corona mới lây lan nhanh tại Anh cũng khiến tâm lý thị trường bị ảnh hưởng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,86% xuống 3.356,78 điểm. Chỉ số CSI 300 giảm 1,63% xuống 4.946,77 điểm.
Căng thẳng Trung-Mỹ tiếp tục gia tăng, sau khi Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/12 đã công bố danh sách các công ty được xếp vào nhóm “người dùng quân sự cuối” (MEU) bao gồm 58 doanh nghiệp Trung Quốc và 45 công ty Nga.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra một tuyên bố riêng rẽ về các hạn chế thị thực mới, mở rộng phạm vi trừng phạt đối với một số quan chức Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông đi xuống theo chân các thị trường lớn khác trong khu vực, khi những lo ngại về một chủng virus corona lây nhiễm nhanh ở Anh đã tác động đến tâm giới đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,71% xuống 26.119,25 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,17% xuống 10.384,18 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã có ngày giảm mạnh nhất trong hai tuần, cũng bởi áp lực bán chốt lời do lo ngại về chủng virus corona mới có khả năng lây lan nhanh ở Anh.
Tại Hàn Quốc, nước này đã tiến hành đóng cửa tất cả các khu trượt tuyết và các điểm du lịch mùa đông để hạn chế làn sóng thứ ba các trường hợp Covid-19 ở thủ đô.
Kết thúc phiên 22/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 278,03 điểm (-1,04%), xuống 26.436,39 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 63,79 điểm (-1,86%), xuống 3.356,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 187,43 điểm (-0,71%), xuống 26.119,25 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 44,97 điểm (-1,62%), xuống 2.733,68 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Tham lam hay sợ hãi
VN-Index vọt lên trên 1.080 điểm; Bancassurance, món ngon không dễ xơi; VN-Index lập đỉnh mới của năm: Tham lam hay sợ hãi?; Sóng trôi; Khối ngoại bán ròng và chỉ báo quá mua; Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều; Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế bổ sung trị giá 900 tỷ USD...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/12 tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội tăng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,25- 55,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giảm 4,9 USD xuống 1.881 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng vọt lên 1.900 USD/ounce, trước khi giảm nhanh không kéo, đổ đèo về dưới 1.886 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,15% lên 89,96 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.149 đồng, tăng 11 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.040 - 23.220 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,66 USD (-5,42%), xuống 46,44 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,72 USD (-5,57%), xuống 39,35 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index vọt lên trên 1.080 điểm
Thị trường bật tăng ngay từ sớm, nhưng đã quay đầu khi vừa chạm mốc 1.080 điểm bởi áp lực chốt lời xuất hiện.
Tuy nhiên, sang phiên chiều, dòng tiền chảy mạnh và lan tỏa mạnh đến nhiều nhóm cổ phiếu đã thúc đẩy VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.080 điểm khi đóng cửa.
Tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán với hàng loạt mã đua trần như SSI, VND, CTS, AGR, HBS, PSI, SHS, TVS, VIG, SBS, ART, còn VIX, BSI. IVS, MBS cũng tăng gần hết biên độ.
Nhiều mã thị trường và và nhỏ cũng bước vào đợt sóng mới với các mã FIT, KBC, ASM, TLD, EVG, QCG, VRC... cũng đọ sắc tím.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,1 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 150,1 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/12: VN-Index tăng 13,62 điểm ( 1,28%), lên 1.081,08 điểm; HNX-Index tăng 5,09 điểm ( 2,88%), lên 182,11 điểm; UPCoM-Index tăng 0,69 điểm ( 0,97%), lên 70,95 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Sáu (18/12), khi đón nhận thông tin hỗn độn.
Theo đó, Lãnh đạo đa số phe Cộng hoà tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết, ông lạc quan rằng sắp tới Quốc hội sẽ đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD.
Nhưng khi buổi chiều trôi qua, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và Cộng hòa được cho là vẫn tranh cãi và tìm cách kéo dài thời hạn đến tận nửa đêm thứ Sáu mới hoàn thành dự luật chi tiêu cho các hoạt động của chính phủ và tránh việc chính phủ đóng cửa.
Tính chung cả tuần, S&P 500 tăng 1,25%, Nasdaq Composite tang 3,05% và Dow Jones tăng 0,44%.
Kết thúc phiên 18/12, chỉ số Dow Jones giảm 124,32 điểm (-0,41%), xuống 30.179,05 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 13,07 điểm (-0,35%), xuống 3.709,41 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 9,11 điểm (-0,07%), xuống 12.755,64 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do lo ngại về sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm Covid-19 trong nước và sự xuất hiện của một chủng Covid-19 mới có tốc độ lây lan nhanh tại Anh.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,18% xuống 26.714,42 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,23% xuống 1.789,05 điểm.
Kiyoshi Ishigane, Giám đốc quỹ tại Mitsubishi UFJ Kokusai Asset Management cho biết: "Ngoài tình tình dịch bệnh trở nên phức tạp, thì một số nhà đầu tư đã chốt lời do lo lắng rằng thị trường đã rơi vào mức quá mua".
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư hoan nghênh việc Bắc Kinh cam kết có thêm các chính sách để hỗ trợ nền kinh tế.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,76% lên 3.420,57 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,94% lên 5.046,84 điểm.
Trung Quốc mới đây tuyên bố, sẽ duy trì chính sách hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế, nhưng cũng thận trọng, tránh sự thay đổi chính sách đột ngột để giúp duy trì tăng trưởng kinh tế trong phạm vi hợp lý trong năm 2021.
Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm, khi những lo lắng về căng thẳng Trung Quốc-Mỹ vẫn đeo bám tâm lý giới đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,72% xuống 26.306,68 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,78% xuống 10.401,83 điểm.
Thông tin khiến thị trường suy yếu đến từ việc các nhà lập pháp Mỹ thông báo, sẽ hỗ trợ 1,9 tỷ USD để tài trợ cho chương trình loại bỏ các thiết bị mạng viễn thông mà chính phủ cho rằng có nguy đối với cơ an ninh quốc gia, với nhiều ý kiến cho rằng nhắm vào các nhà mạng công nghệ của Trung Quốc.
Cổ phiếu SMIC niêm yết tại Hồng Kông giảm 3,8% sau khi cho biết, việc bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại sẽ gây ra tác động bất lợi đáng kể đến việc nghiên cứu và phát triển công nghệ chip 10 nm của họ.
Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên, nhờ sự trợ giúp của nhóm cổ phiếu dược phẩm sinh học.
Cổ phiếu ngành dược phẩm sinh học bao gồm Celltrion và Samsung Biologics tăng lần lượt là 3,09% và 2,62%, sau khi Hàn Quốc công bố, Seoul và các khu vực lân cận đã cấm tụ tập nhiều hơn bốn người trong kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới, do số lượng ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục gia tăng gần đây.
Kết thúc phiên 21/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 48,97 điểm (-0,18%), xuống 26.714,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,61 điểm ( 0,76%), lên 3.420,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 191,92 điểm (-0,72%), xuống 26.306,68 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 6,47 điểm ( 0,23%), lên 2.77865 điểm.
Thị trường tài chính 24h: VN-Index có thể leo tới 1.800 điểm VN-Index tăng hơn 15 điểm; Đìu hiu tín dụng tiêu dùng cuối năm; Tăng gần 100%, lãnh đạo SBS cảnh báo sức nóng của cổ phiếu; PYN Elite: VN-Index lên 1.800 điểm là thực tế; Chứng khoán châu Á đa số điều chỉnh; Chứng khoán Mỹ sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn vào đầu năm 2021...là những thông tin đáng...