Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư chứng khoán toàn cầu giao dịch thận trọng
VN-Index vẫn gặp khó ở vùng quanh 900 điểm; Bị tước quyền tự quyết room ngoại, ngân hàng bị dồn vào thế khó – Bài 3; Giao dịch chứng khoán: Giới đầu tư “lướt sóng” theo động thái của ETF; Quỹ đầu tư từ Trung Quốc dồn dập đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam; Giá cổ phiếu nhảy múa với thông tin M Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng; Tỷ phú Bill Gates: COVID-19 vừa là trở ngại, vừa là động lực cho phát triển toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/9 giảm 100.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,25 – 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 2,6 USD xuống 1.953 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục khá mạnh lên gần 1.970 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt nhẹ về gần 1.967 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 10 trên sàn Comex New York tăng 8,7 USD lên 1.966,7 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,22% xuống 92,84 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.199 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 – 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,88 USD ( 2,30%), lên 39,16 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,85 USD ( 2,10%), lên 41,38 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giằng co nhẹ
Trong phiên sáng, nhà đầu tư trong nước thận trọng theo giới đầu tư quốc tế chờ đợi các thông tin từ cuộc họp của Fed và một số ngân hàng trung ương khác khiến thị trường lình xình trong biên độ hẹp.
Bước vào phiên chiều, không có nhiều thay đổi khi VN-Index chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu, Tuy nhiên, nhờ 3 VIC, VCB và VHM đảo chiều nhích nhẹ, nên VN-Index có sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Điểm nhấn thị trường là ASM khi tăng hết biên độ khớp hơn 7,6 triệu đơn vị và HSG, khi có thời điểm được kéo lên giá trần, trước khi đóng của 6,15%, khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 20,59 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,47 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 202,72 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/9: VN-Index tăng 1,21 điểm ( 0,14%), lên 897,47 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,04%), xuống 127,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,2 điểm ( 0,33%), lên 59,76 điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall nhích nhẹ trong phiên ngày thứ Ba (15/9) trong bối cảnh Fed bắt đầu cuộc họp trong 2 ngày, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung uơng Nhật Bản cũng sẽ đưa ra những quyết định quan trọng vào thứ Năm (17/9).
Bên cạnh đó, dữ liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 15/9 cho thấy, sản lượng của các nhà máy ở Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 8. Riêng, giá nhập khẩu của Mỹ tăng vượt dự kiến, hỗ trợ quan điểm rằng áp lực lạm phát đang gia tăng. Mức tăng trong tháng 7 cũng được điều chỉnh cao hơn.
Kết thúc phiên 15/9, chỉ số Dow Jones tăng 2,27 điểm ( 0,00%), lên 27.995,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,66 điểm ( 0,52%), lên 3.401,20 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 133,67 điểm ( 1,21%), lên 11.190,32 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, nhờ kỳ vọng về việc Fed sẽ tiếp tục củng cố cam kết giữ lãi suất thấp tại cuộc họp đang diễn ra, nhưng sự thận trọng cũng thấy rõ khi thanh khoản suy giảm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,09% lên 23.475,53 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,21% lên 1.644,35 điểm.
Thị trường cũng tập trung nghe ngóng quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào ngày mai, với dự kiến BOJ sẽ giữ nguyên quan điểm nới lỏng tiền tệ hiện tại.
Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng tốt nhất là ông lớn SoftBank Group Corp tăng 4,64%, tiếp theo là nhà sản xuất thuốc Daiichi Sankyo Co Ltd, tăng 2,6%.
Ở chiều ngược lại, Honda Motor Co Ltd giảm 2,59% do ảnh hưởng của đồng yên tăng lên mức cao nhất gần 3 tuần so với đồng USD.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, với nhóm cổ phiếu tiêu dùng và y tế dẫn đầu đà đi xuống, do các chuyên gia lo ngại về sự an toàn của các loại thuốc được sử dụng trong vắc-xin Covid-19 thử nghiệm ở nước này.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,36% xuống 3.283,92 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,66% xuống 4.657,36 điểm.
Thị trường dường như ít phản ứng với thông tin Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phán rằng, Mỹ vi phạm các quy định thương mại quốc tế khi áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc vào năm 2018.
Chứng khoán Hồng Kông giao dịch chủ đạo là đi ngang khi giới đầu tư thận trọng trước cuộc họp chính sách của Fed.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,03% xuống 24.725,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,17% lên 9.845,79 điểm.
Cổ phiếu Hàn Quốc giảm, do các cổ phiếu hóa chất và tài chính bị chốt lời, và giới đầu tư giao dịch thận trọng trước kết quả cuộc họp chính sách của Fed.
Kết thúc phiên 16/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 20,64 điểm ( 0,09%), lên 23.475,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 11,76 điểm (-0,36%), xuống 3.283,92 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 7,13 điểm (-0,03%), xuống 24.725,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 7,66 điểm (-0,31%), xuống 2.435,92 điểm.
Giao dịch chứng khoán: Giới đầu tư "lướt sóng" theo động thái của ETF
Động thái giao dịch của các quỹ ETF đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong nước, nhất là trong bối cảnh nhiều quỹ hiện vẫn còn nặng hầu bao.
Ảnh Internet
ETF "lên ngôi"
Các quỹ ETF lên ngôi đang là xu hướng chung trên toàn cầu. Các quỹ đầu tư toàn cầu tại các thị trường phát triển (ngoại trừ Mỹ) và các thị trường mới nổi đều đón nhận dòng tiền vào mạnh trong 2 tháng trở lại đây, đặc biệt là trong tháng 8. Dòng vốn vào các quỹ ETF ở Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, châu Âu, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam đều rất tích cực.
Tại Việt Nam, dòng vốn vào các quỹ ETF trong tháng 8 đạt 558 tỷ đồng, giảm so với tháng 7 nhưng duy trì xu hướng tích cực sang tháng thứ 4 liên tiếp.
Trong đó, dòng vốn chủ yếu chảy vào hai quỹ của VFM là VFMVN Diamond (195 tỷ đồng) và VFMVN30 (175 tỷ đồng), bên cạnh đó là quỹ ngoại VanEck Vectors Vietnam ETF (165 tỷ đồng). Hai quỹ ETF mới niêm yết là SSIAM VN30 ETF và VinaCapital VN100 ETF quy mô còn nhỏ và chưa có nhiều đóng góp về dòng vốn.
Lũy kế từ đầu năm, các quỹ ETF đã bổ sung nguồn vốn trị giá gần 1.400 tỷ đồng cho thị trường chứng khoán.
Đáng chú ý, CTBC Investments (Đài Loan) gần đây đã ra mắt CTBC Vietnam Equity Fund, quỹ đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam với tổng nguồn vốn huy động trong đợt đầu là 160 triệu USD (tương đương 3.790 tỷ đồng).
Số tiền này chạm ngưỡng giới hạn trong đợt 1 nên Quỹ đã phải thông báo tạm dừng nhận đăng ký mua chứng chỉ quỹ tới nhà đầu tư và sẽ có thông báo về đợt chào bán mới trong thời gian tới.
Dragon Capital, đơn vị tư vấn xây dựng danh mục cho CTBC Vietnam Equity Fund cho biết, quỹ này sẽ ưu tiên tìm kiếm cơ hội đầu tư liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng nội địa, tài chính và bất động sản. Phần lớn tỷ trọng tài sản được phân bổ vào các cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX, đặc biệt là các mã MWG, VCB, VIC và HPG. Ngoài ra, Quỹ sẽ giải ngân một phần vào VFMVN Diamond ETF.
"Lướt sóng" theo động thái tái cơ cấu danh mục
Hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF luôn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong nước và thường có tác động tới giá cổ phiếu. Thông thường, lực cầu đối với cổ phiếu sẽ tăng lên nếu được thêm vào danh mục và ngược lại. Đây được xem là cơ hội "lướt sóng" đối với những nhà đầu tư có chiến lược bám theo hoạt động của các quỹ ETF.
Ngày 4/9/2020, FTSE Rusell đã bổ sung mã GEX của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam vào rổ chỉ số FTSE Vietnam Index tại đợt cơ cấu danh mục quý III/2020. Dựa trên dữ liệu tính toán chốt ngày 31/8, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự đoán, FTSE ETF sẽ mua vào khoảng 4,4 triệu cổ phiếu GEX.
Đối với FTSE All-share Index, FTSE Rusell có thể thêm vào 5 mã cổ phiếu Việt Nam gồm CTD, VGC, KBC, DPM và HPX.
Sau đợt tái cơ cấu danh mục quý III, số lượng cổ phiếu trong danh mục chỉ số FTSE Vietnam Index và FTSE Vietnam All-share Index dự kiến đạt lần lượt 18 mã và 45 mã. Danh mục mới sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9 và chính thức giao dịch từ ngày 21/9.
Ngoài FTSE Rusell đã công bố danh mục, trong nửa đầu tháng 9, VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và DB x-trackers FTSE Vietnam ETF (FTSE ETF) cũng sẽ công bố danh mục cơ cấu định kỳ quý III/2020. Đây là hai quỹ ngoại lớn đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Trước đó, trong đợt tái cơ cấu danh mục quý III/2020, MSCI quyết định giữ nguyên các mã trong chỉ số MSCI Frontier Markets Index.
Như vậy, số lượng cổ phiếu thành phần của chỉ số tham chiếu cho Quỹ MSCI Frontier Markets Index ETF giữ ở mức 89 mã. Việt Nam vẫn góp mặt với 12 mã, bao gồm VIC, MSN, VCB, HPG, STB, BVH, GAS, BID, VNM, SAB, POW và HDB.
Những thay đổi trong kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF tạo ra cơ hội "lướt sóng" cổ phiếu, nhưng cũng kèm theo rủi ro, bởi có khả năng xảy ra những thay đổi bất ngờ.
Chẳng hạn, tại kỳ đảo danh mục quý I/2017, VNM ETF bất ngờ thêm vào cổ phiếu NVL khi chưa đủ tiêu chuẩn về thời gian niêm yết. Quỹ dành tới 7% danh mục cho NVL, giá trị mua vào khoảng 20 triệu USD.
Động thái này nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia, cũng như nhà đầu tư. Quỹ VNM ETF từng thông báo sẽ đưa cổ phiếu BID vào danh mục, nhưng vài ngày sau lại quyết định giữ nguyên danh mục cũ.
Hai nhóm quỹ ETF nội
Nếu như các quỹ ngoại thường xây dựng chỉ số riêng và dựa trên đó để đầu tư, thì nhóm quỹ ETF nội phải dựa trên các chỉ số do Sở Giao dịch chứng khoán (HOSE và HNX) xây dựng. Theo đó, có 2 nhóm quỹ nội hoạt động khá khác nhau.
Nhóm thứ nhất tập trung nắm bắt tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán, theo dõi các chỉ số như VN30 (ETF VFMVN30), VNX50 (ETF SSIAM VNX50), VN100 (ETF VinaCapital VN100)...
Nhóm thứ hai không nắm bắt tỷ suất sinh lợi của thị trường mà tập trung vào nhóm cổ phiếu riêng, theo dõi các chỉ số như chỉ số ngành tài chính chọn lọc Việt Nam (VNFin Select), chỉ số các cổ phiếu dẫn đầu ngành tài chính Việt (VNFin Lead), chỉ số các cổ phiếu kim cương Việt Nam (VN Diamond).
Hàng năm, HOSE công bố kết quả thay đổi các cổ phiếu thành phần của các rổ chỉ số VN30, VNFin Lead, VN Diamond... vào tháng 7 và tháng 1. Theo đó, các quỹ đầu tư theo các rổ chỉ số này sẽ tiến hành hoạt động tái cơ cấu danh mục tương ứng.
Mới đây, CTBC Vietnam Equity Fund thông báo đăng ký mua 21 triệu chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF (tương đương hơn 14% lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành), thời gian thực hiện từ ngày 7/9 đến 6/10/2020, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua hệ thống giao dịch của HOSE.
Những động thái mới từ các quỹ ETF phần nào đang tạo "sóng" trong giới đầu tư.
Một cổ đông lớn của Thalexim (TLP) muốn thoái toàn bộ 34,4 triệu cổ phiếu Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim, mã chứng khoán TLP - UPCoM) cho biết, một cổ đông lớn đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu. Cụ thể, Công ty cổ phần Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S đăng ký bán ra toàn bộ 34.422.600 cổ phiếu TLP, giao dịch dự kiến thực hiện...