Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền dùng để chia cổ tức hiện tại đang sụt giảm mạnh
VN-Index đảo chiều trong phiên ATC; Thời của vàng?; Bấp bênh sức nóng nhóm cổ phiếu chứng khoán; Chiến lược đầu tư hưởng cổ tức liệu còn phù hợp?; Thị trường chứng khoán sắp có hệ thống công bố thông tin 1 cửa; Chứng khoán châu Á chờ đợi GDP quý I của Trung Quốc; Ngành bán lẻ Mỹ có mức giảm lớn nhất kể từ khi ngành được “thống kê”…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 16/4 tăng 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 47,60 – 48,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 10,6 USD xuống 1.716 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhcihs dần lên và tiến gần 1.730 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng hơn 16 USD lên 1.746,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,35% lên 99,81 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.236 đồng, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.370 – 23.550 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,31 USD ( 1,56%), lên 20,18 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,81 USD ( 0,93%), lên 28,50 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index đảo chiều trong phiên ATC
Sau phiên sáng nỗ lực trở lại tham chiếu, thị trường đã tự tin hơn trong phiên chiều, khi vươn lên 780 điểm. Tuy nhiên, sau đó áp lực bán quay trở lại đẩy VN-Index xuống dưới sắc đỏ.
Mặc dù vậy, trong phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30F2004, đợt khớp lệnh ATC đã cho thấy lực mua áp đảo đã kéo chỉ số trở lại lên trên 780 điểm khi đóng cửa.
Nhóm VN30 tăng ấn tượng có SAB 3%; VJC 4,7%; PLX 2,8%; CTD 4,8%. Các mã GAS, VRE, HDB tăng trên dưới 1%.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu thị trường vươn lên sắc tím như ITA, PVT, HCD, LMH, TTB, BFC, TLH, FTM, VRC.
Một số mã đáng chú ý cũng tăng hết biên độ đi kèm giao dịch khá sôi động như FRT, DBC, HDG, BMI, CSV, C47 và LIX.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,6 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 215,43 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/4: VN-Index tăng 3,48 điểm ( 0,45%), lên 780,7 điểm; HNX-Index tăng 0,42 điểm ( 0,38%), lên 108,75 điểm; UpCoM-Index tăng 0,02 điểm ( 0,05%), lên 51,54 điểm.
Chứng khoán Việt Nam hòa nhịp cùng chứng khoán thế giới, bất chấp những quan ngại về việc kết quả của doanh nghiệp sụt giảm, đà tăng vẫn được giữ vững.
Chứng khoán Mỹ
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, kinh tế toàn cầu có thể phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể tử cuộc đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930 với dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ của Mỹ đã giảm 8,7% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất kể từ khi dữ liệu này được theo dõi năm 1992.
Về phía các doanh nghiệp, Bank of America, Citigroup theo chân JPMorgan Chase và Well Fargo báo cáo kết quả kinh doanh thất vọng trong quý I khi lợi nhuận sụt giảm mạnh.
Với các thông tin tiêu cực liên tiếp được đưa ra, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán đã đẩy mạnh bán ra, đẩy phố Wall giảm trở lại trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 15/4, chỉ số Dow Jones giảm 445,41 điểm (-1,86%), xuống 23.504,35 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 62,70 điểm (-2,20%), xuống 2.783,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 122,56 điểm (-1,44%), xuống 8.393,18 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm do chịu tác động từ phố Wall suy yếu phiên đêm qua, khi thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra trên toàn cầu đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư, với các cổ phiếu ngân hàng và nhà sản xuất ô tô dẫn đầu đà sụt giảm.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,33% xuống 19.290,20 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,82% xuống 1.422,24 điểm, với hai phần ba trong số 33 chỉ số phụ mất điểm.
Các ngân hàng giảm theo chân các đồng nghiệp tại phố Wall, với Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui và Tập đoàn tài chính Mizuho giảm từ 2,1% đến 3,3%.
Nhóm cổ phiếu ô tô cũng đồng loạt đi xuống với Toyota Motor giảm 2% sau khi cho biết sẽ cắt giảm sản xuất xe thành phẩm tại 18 nhà máy ở Nhật Bản do sự bùng phát Covid-19.
Các nhà sản xuất khác như Nissan Motor Co Ltd, Honda Motor Co Ltd và Mazda Motor Corp mất từ 3,8% đến 5,2%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, nhưng mức tăng khiêm tốn trước dữ liệu GDP quý I dự kiến sẽ cho thấy sự giảm tốc kinh tế lần đầu tiên sau gần 30 năm.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,31% lên 2.819,94 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,13% lên 3.802,38 điểm.
Trung Quốc dự kiến sẽ công bố GDP quý đầu tiên vào ngày mai. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào sự suy giảm đầu tiên kể từ ít nhất là năm 1992 trong quý I này.
Mặc dù vậy, Alex Wong, Giám đốc của Ample Finance ở Hồng Kông cho biết, các nhà đầu tư ít quan tâm đến dữ liệu GDP ở Trung Quốc hơn là liệu dịch bệnh có được kiểm soát trên toàn cầu hay không, điều này giải thích tại sao nhóm cổ phiếu A tương lai đã tăng cao trong phiên chiều.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần do những lo ngại về dữ liệu GDP quý I của Trung Quốc có khả năng là tồi tệ nhất trong gần 3 thập kỷ trở lại đây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,58% xuống 24.006,45 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,54% xuống 9.672,60 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi sau một ngày nghỉ giao dịch tổng tuyển cử hôm qua.
Hàn Quốc, đã báo cáo 22 trường hợp nhiễm mới Covid-19 trong hôm nay và đề xuất ngân sách bổ sung thứ hai cho năm nay trị giá 7,6 nghìn tỷ won (6,19 tỷ USD) các khoản thanh toán bằng tiền mặt dành các gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Kết thúc phiên 16/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 259,89 điểm (-1,33%), xuống 19.290,20 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,76 điểm ( 0,31%), lên 2.819,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 138,89 điểm (-0,58%), xuống 24.006,45 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul gần như không đổi tại 1.857,07 điểm.
Thạch Bắc
Nhờ khoản thu từ cổ tức được chia, Cao su Thống Nhất (TNC) báo lợi nhuận quý 1/2020 tăng gấp 17 lần cùng kỳ
Trong quý 1/2020, doanh thu thuần của Cao su Thống Nhất cũng tăng gấp đôi cùng kỳ lên hơn 12 tỷ đồng.
Công ty cổ phần cao su Thống Nhất (mã TNC) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 12,2 tỷ đồng tăng gấp đôi so với cùng kỳ, tuy nhiên chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng lên gấp hơn 2 lần nên lợi nhuận gộp đạt gần 1,4 tỷ đồng.
Đáng chú ý, quý 1 Công ty có khoản thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh từ 2,4 tỷ đồng lên 25,4 tỷ đồng. Phía công ty cho biết khoản doanh thu tăng mạnh là nhờ trong kỳ công ty có nhận được số tiền do Công ty cổ phần Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nông lâm sản và Phân bón Bà Rịa trả cổ tức thuộc các năm tài chính trước 2018.
Kết quả LNST trong quý 1/2020 đạt 24,8 tỷ đồng cao gấp 17 lần so với cùng kỳ 2019, EPS ghi nhận 1.287 đồng.
Kết thúc năm 2019 Cao su Thống Nhất ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 59,5 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ và chỉ hoàn thành được 55% kế hoạch năm. Tuy nhiên cũng nhờ có khoản thu từ cổ tức được chia tăng gấp hơn 2 lần năm 2018 nên lợi nhuận sau thuế của TNC tăng 40% so với năm 2018 và vượt hơn 55% kế hoạch cả năm.
Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán năm 2019 của TNC không có sự khác nhau về doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, nội dung chi tiết có một số điều chỉnh sau kiểm toán, theo đó, khoản mục thu nhập khác và chi phí khác đều điều chỉnh giảm hơn 266 triệu sau kiểm toán. Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán, tài sản ngắn hạn tăng gần 320,8 triệu đồng và ở phần nguồn vốn, nợ phải trả cũng tăng thêm số tiền tương ứng.
Mới đây Cao su Thống Nhất vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc dự kiến mang 64.470 cây cao su ra thanh lý với tổng giá trị khởi điểm cho toàn bộ lô cây cao su thanh lý rơi vào khoảng 11,3 tỷ đồng.
Vân Thu
VLA: Quý 1/2020 báo lỗ 2,2 tỷ đồng, sẽ trả cổ tức cả 2 năm 2018 và 2019 vào ngày 20/5 tới Mặc dù doanh thu tăng 25% nhưng kinh doanh dưới giá vốn cùng với chi phí QLDN tăng cao khiến VLA báo lỗ trong quý 1/2020. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang (mã CK: VLA) đã công bố BCTC quý 1/2020 với khoản lỗ 2,2 tỷ đồng ngay trong quý kinh doanh đầu tiên của năm...