Thị trường tài chính 24h: Cơ hội mua vào cổ phiếu trong tháng 7 này
VN-Index mất hơn 5 điểm; Ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro để “bao nợ xấu”; Chứng khoán tháng 7, cơ hội tích lũy cổ phiếu; Dòng tiền vào chứng khoán bị thử thách;Thị trường cuối năm: Lạc quan lớn hơn lo ngại; Chứng khoán châu Á đồng loạt điều chỉnh; Fed có tiếp tục bơm tiền ra thị trường?…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/7 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thay đổi nào, hiện niêm yết ở mức 50,25 – 50,72 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 6,6 USD xuống 1.802,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và leo lên gần 1.810 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 9 USD lên 1.812,8 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) không đổi ở mức 96,70 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.216 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 – 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,96 USD (-2,42%), xuống 38,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,88 USD (-2,08%), xuống 41,47 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index điều chỉnh nhẹ
Sau 5 phiên tăng thị trường bắt đầu gặp khó khi bước vào phiên sáng do nhà đầu tư thận trọng trở lại, khiến VN-Index gần như chỉ đi ngang quanh tham chiếu.
Sang phiên chiều, áp lực bán lan rộng, mặc dù không quá lớn, nhưng cũng đủ khiến VN-Index đánh mất hơn 5 điểm khi đóng cửa tại gần 870 điểm.
Một số lực cản đáng kể như VHM -1,7%, VCB -1,1%, TCB -2,4%, VRE -1,8%, GAS -1,2%..
Video đang HOT
Những điểm nóng HQC, ITA, FLC, AMD, SJF… hay GEX, DHC cũng không còn giữ được sắc tím, thậm chí quay đầu giảm điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,31 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 159,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/7: VN-Index giảm 5,25 điểm (-0,6%), xuống 871,21 điểm; HNX-Index giảm 0,5 điểm (-0,43%), xuống 115,66 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,16%), lên 57,25 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall suy giảm trong phiên thứ Năm (9/7), sau khi Florida báo cáo tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 cao kỷ lục.
Trên Dow Jones, Walgreens là cổ phiếu gây sức ép mạnh nhất, dốc 7,7% do báo cáo lợi nhuận yếu hơn dự báo trong quý trước.
Cổ phiếu các công ty được hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế cũng chìm trong sắc đỏ, với United Airlines, Delta và American đều giảm hơn 5%. Cổ phiếu Carnival Corp lùi 4,8% và cổ phiếu Royal Caribbean mất 5,9%. Cổ phiếu Kohl’s sụt 7,3%.
Kết thúc phiên 9/7,chỉ số Dow Jones giảm 361,19 điểm (-1,39%), xuống 25.706,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,89 điểm (-0,56%), xuống 3.152,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 55,25 điểm ( 0,53%), lên 10.547,75 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm ngay từ sớ, khi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong nước tăng vọt.
Đóng cửa, Nikkei 225 giảm 1,06% xuống 22.290,81 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,42% xuống 1.535,20 điểm.
Thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường là việc Thủ đô Tokyo thông báo đã có thêm 243 ca nhiễm mới Covid-19 mới trong một ngày.
Đáng chú ý, phiên hôm nay, Ryohin Keikaku giảm 5,38% sau khi cho biết, một công ty con của Tập đoàn ở Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.
Ở diễn biến khác, Sony Corp đã tăng 2,7% sau khi truyền thông đưa tin về việc đầu tư chiến lược trị giá 250 triệu USD vào Epic Games.
Chứng khoán Trung Q uốc gặp áp lực chốt lời, sau chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp trước đó.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,95% xuống 3.383,32 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,81% xuống 4.753,13 điểm.
Mặc dù vậy, trong tuần, SSEC đã tăng 7,3%, còn CSI300 tăng 7,5%, cả hai đều có tuần tăng tốt nhất trong hơn 5 năm qua.
Chứng khoán Hồng Kông cũng theo chân thị trường Đại lục, khi gặp áp lực chốt lời sau thời gian liên tục tăng gần đây.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,84% xuống 25.727,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,23% xuống 10.541,26 điểm.
Trong tuần, HSI tăng 1,4%, trong khi HSCE tăng 2,9%.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,4%, ngành CNTT giảm 1,89%, tài chính giảm 2,02% và bất động sản giảm 0,97%.
Chưng khoán Hàn Quốc giảm khi sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã khiến giới đầu tư chùn tay.
Kết thúc phiên 10/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 238,48 điểm (-1,06%), xuống 22.290,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 67,27 điểm (-1,95%), xuống 3.383,32 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 482,75 điểm (-1,84%), xuống 26.727,41 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 17,65 điểm (-0,81%), xuống 2.150,25 điểm.
Hàng loạt Công ty bị xử phạt vì vi phạm quy định lên sàn chứng khoán
Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh và Công ty cổ phần Trung Đô vừa bị xử phạt 350 triệu đồng vì chậm đưa cổ phiếu lên sàn. Ngoài hai công ty này, còn có 5 công ty khác cũng nhận án phạt với hành vi tương tự từ Uỷ ban chứng khoán (UBCK).
Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Trở thành công ty đại chúng trước ngày 1/1/2016 (thời điểm Thông tư 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực), nhưng đến nay, Công ty cổ phần Cảng Quảng Ninh chưa thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu...
Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng dính án phạt như Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần Trung ô, Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel...
Không chỉ phạt các công ty đến nay chưa đưa cổ phiếu lên sàn, UBCK còn mạnh tay xử phạt nhiều công ty vì lỗi đưa cổ phiếu lên sàn quá thời hạn theo quy định.
Cụ thể, Vietravel (mã chứng khoán VTR) vừa bị UBCK xử phạt 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng. VTR trở thành công ty đại chúng trước thời điểm Thông tư 180/2015/TT-BTC có hiệu lực, nhưng đến ngày 4/6/2019, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội mới nhận được hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty.
Chào sàn UPCoM ngày 27/9/2019 với giá 56.000 đồng/cổ phiếu, có thời điểm thị giá cổ phiếu VTR được đẩy lên mức 85.100 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/2, thị giá VTR rơi về 44.000 đồng/cổ phiếu...
ưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 20/5/2019, Công ty cổ phần 28 Quảng Ngãi (AQN) cũng bị xử phạt 70 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn từ trên 3 tháng đến 6 tháng. Chào sàn với giá 14.400 đồng/cổ phiếu, sau hơn nửa năm lên sàn, cổ phiếu AQN rơi vào chuỗi ngày không có thanh khoản.
Ngoài việc bị xử phạt vì không đưa hoặc chậm đưa cổ phiếu lên sàn, nhiều doanh nghiệp còn bị UBCK phạt vì những lỗi vi phạm khác.
Công ty cổ phần Xi măng Công Thanh, ngoài bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán, Công ty còn bị phạt 85 triệu đồng vì không báo cáo UBCK các tài liệu như Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2017, Báo cáo thường niên năm 2017; báo cáo không đúng thời hạn các tài liệu gồm: Nghị quyết ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018.
Tương tự, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, ngoài bị xử phạt do không đăng ký giao dịch chứng khoán, còn bị phạt vì không báo cáo UBCK các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018 đã kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2017, 2018; tài liệu họp và nghị quyết, biên bản họp ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, 2018. Công ty bị phạt 370 triệu đồng vì hai lỗi vi phạm này
Liên quan đến nguyên nhân khiến doanh nghiệp chậm đưa cổ phiếu lên sàn và bị phạt, UBCK ghi nhận nhiều lý do mà các doanh nghiệp nêu ra: sau cổ phần hóa do quy mô vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng (không đủ điều kiện là công ty đại chúng) nên không thể lên niêm yết; kinh doanh thua lỗ; chưa thực hiện xong quyết toán cổ phần hóa...
ể tiếp tục thúc đẩy các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ quy định về đưa cổ phiếu lên sàn, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành chủ quan rà soát, nêu rõ lý do các doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết, đồng thời gửi danh sách tới Bộ Tài chính để có giải pháp thúc đẩy thực hiện.
Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nếu cố tình trì hoãn, không chấp hành đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán theo quy định...
Do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp hậu cổ phần hóa về việc phải đưa cổ phiếu lên sàn chưa đầy đủ, UBCK đã đề xuất Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lồng ghép các nội dung về thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các hội nghị, cuộc họp với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng chủ trì để chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện.
Theo Thoidai.com.vn
MSCI Frontier Markets Index giữ nguyên số lượng cổ phiếu Việt Nam trong kỳ cơ cấu tháng 2 Theo ước tính của MSCI, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets Index sẽ tăng lên 25,2% và số lượng cổ phiếu lên con số 16 khi Kuwait được nâng hạng thị trường Emerging Markets vào năm 2020. Điều này có thể giúp hàng trăm triệu USD đổ vào thị trường Việt Nam. MSCI vừa công bố báo cáo...