Thị trường tài chính 24h: Cơ hội làm giàu từ chứng khoán
VN-Index leo lên trên 765 điểm; Rút tiết kiệm mua vàng không phải là lựa chọn tốt; Triển vọng thị trường chứng khoán không còn quá u ám; Trong nguy có cơ…làm giàu; Tiền mới kỳ vọng chảy tiếp vào thị trường; Chứng khoán châu Á điều chỉnh; Trung Quốc không thể phục hồi một mình…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 13/4 tăng 50.000 so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,55 – 48,42 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, chốt phiên giao dịch gần nhất ngày 9/4 tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 39,1 USD lên 1.685,6 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng mạnh, có thời điểm chạm 1.700 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt đôi chút vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York giảm 12 USD xuống 1.727 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,03% lên 99,54 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.216 đồng, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.350 – 23.530 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,08 USD ( 0,35%), lên 22,84 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,31 USD (-0,98%), xuống 31,17 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lên trên 765 điểm
VN-Index giao dịch tích cực ngay khi mở cưa và có thời điểm đã tăng vọt 20 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh, và áp lực bán có dấu hiệu gia tăng sau đó đã khiến thị trường hạ nhiệt.
Bước vào phiên chiều, sự chững lại thấy rõ của thị trường và tâm lý thận trọng quay trở lại đã thêm một lần kéo chỉ số đi xuống, nhưng may mắn đóng cửa vẫn tăng khá và vượt lên mốc 765 điểm.
Dòng bank đã hồi phục khi VCB, TCB, STB, MBB, BID, CTG, HDB đều tăng nhẹ trên dưới 1% và riêng VPB tăng kịch trần 6,7%.
Nhóm cổ phiếu hàng không nổi bật nhất với 2 ông lớn VJC 6%, HVN tăng trần 6,8%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài ã bán ròng 8,42 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 271,66 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/4: VN-Index tăng 7,85 điểm ( 1,04%), lên 765,79 điểm; HNX-Index tăng 1,15 điểm ( 1,1%), lên 105,08 điểm; UpCoM-Index tăng 0,23 điểm ( 0,45%), lên 50,86 điểm.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch trong phiên cuối tuần 10/4
Video đang HOT
Kết thúc phiên trước đó 9/4, chỉ số Dow Jones tăng 285,8 điểm ( 1,22%), lên 23.719,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 39,84 điểm ( 1,45%), lên 2.789,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,67 điểm ( 0,77%), lên 8.153,58 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm khá sâu, khi các nhà đầu tư ngày trở nên bi quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp do tác động của dịch Covid-19.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,33% xuống 19.043,40 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,69% xuống 1.405,91 điểm.
Khối lượng giao dịch trên bảng điện tử xuống thấp, chỉ khoảng 1,65 nghìn tỷ Yên (15,3 tỷ USD), mức thấp nhất trong gần 3 tháng, phần lớn là do các nhà đầu tư nước ngoài gần như không mua bán do các ngày lễ trong tuần lễ Phục sinh.
Chứng khoán Trung Quốc cũng lùi bước, do các trường hợp nhiễm mới Covid-19 trong một ngày của nước này bất ngờ gia tăng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,49% xuống 2.783,05 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,42% xuống 3.753,26 điểm.
Tỉnh Hắc Long Giang của giáp Nga đã trở thành điểm nóng Vovid-19 mới, khi nhà chức trách báo cáo số ca mắc mới hàng ngày cao nhất trong gần 6 tuần, do những du khách bị nhiễm bệnh từ nước ngoài.
Số liệu mới cho thấy, các khoản cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc đã tăng mạnh lên 2,85 nghìn tỷ nhân dân tệ (405 tỷ USD) trong tháng 3, khi ngân hàng trung ương bơm thêm thanh khoản và cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế bị virus corona tàn phá.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch trong tuần lễ Phục Sinh.
Chứng khoán Hàn Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong hơn một tuần, do thỏa thuận cắt giảm sản lượng mang tính bước ngoặt của OPEC đã không thể làm dịu các nhà đầu tư trong bối cảnh lo ngại về cuộc khủng hoảng Covid-19.
Thông tin tiêu cực đến thị trường là việc Hàn Quốc đã báo cáo 25 trường hợp nhiễm mới virus corona mới trong hôm nay, đưa tổng số ca nhiễm lên 10.537.
Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc trong 10 ngày đầu tháng 4 đã sụt giảm khi cuộc khủng hoảng Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như đơn hàng suy giảm trên toàn cầu.
Kết thúc phiên 13/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 455,10 điểm (-2,33%), xuống 19.043.40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,58 điểm (-0,49%), xuống 2.783,05 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 34,94 điểm (-1,88%), xuống 1.825,76 điểm.
Thạch bắc
Thị trường tài chính 24h: Đáy 650 điểm chưa thực sự vững chắc?
VN-Index ngắt chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp; Tỷ giá giảm phù hợp với thực tế thị trường; Nghi ngờ về đáy; Cẩn trọng trước bẫy giá trị khi chứng khoán bật tăng; Môi giới quý I: Ngã rẽ của thị phần; Chứng khoán châu Á nhìn chung phản ứng tích cực với gói hỗ trợ 2.300 tỷ USD của Fed; Mexico khiến mọi cố gắng cắt giảm sản lượng dầu của Nga và Ả Rập Xê-út bị lu mờ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 10/4 tăng 200.000 so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,40 - 48,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ tăng 39,1 USD lên 1.685,6 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,10% xuống 99,41 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 3.221 đồng, giảm 14 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.340 - 23.520 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,33 USD (-9,29%), xuống 22,76 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,36 USD (-4,14%), xuống 31,48 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index chám dứt chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp
Thị trường gặp áp lực bán chốt lời ngay từ sớm. Tuy nhiên, lực cầu sớm được kích hoạt sau đó đã giúp thị trường bật ngược trở lại và giằng co quanh vùng giá 760 điểm.
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực bán dâng cao đã khiến thị trường quay đầu giảm điểm, và chỉ khi thủng mốc 755 điểm, chỉ số mới bật trở lại, nhưng không đủ để cứu VN-Index thoát một phiên giảm điểm khi đóng cửa.
Nhóm ngân hàng gia tăng gánh nặng khi đồng loạt đều chuyển đỏ dù mức giảm không qua lớn chủ yếu trên dưới 1%. Trái lại, cặp đôi cổ phiếu ngành hàng không VJC và HVN vẫn duy trì sắc tím.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nhóm cổ phiếu nhà FLC bị bán manh, với ROS-4,2%; AMD -5,7%; FLC -4,8%, HAI -3,6%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,51 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 112,31 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/4: VN-Index giảm 2,39 điểm (-0,31%), xuống 757,94 điểm; HNX-Index tăng 1,15 điểm ( 1,1%), lên 105,08 điểm; UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,21%), xuống 50,63 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Dù đã dự đoán được tác động ghê gớm của đại dịch Covid-19 tới thị trường việc làm nói riêng và kinh tế Mỹ nói chung, nhưng con số 15 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong 3 tuần gần đây đã gây sốc với nhiều người.
Mặc dù vậy, Phố Wall lại tăng điểm trước khi hạ nhiệt vào cuối phiên nhờ "cú nã đại bác" của Fed đã giải cứu kịp thời.
Theo đó, Fed mới đây công bố tung thêm gói kích cẩu 2.300 tỷ USD để cho các công ty thuộc các tiểu bang, hạt bị ảnh hưởng bởi Covid-19 có từ 10.000 nhân viên vay trong thời hạn 4 năm. Ngoài ra, cơ quan này sẽ mua trái phiếu chính quyền địa phương của các tiểu bang, các quận, hạt đông dân cư.
Kết thúc phiên 9/4, chỉ số Dow Jones tăng 285,8 điểm ( 1,22%), lên 23.719,37 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 39,84 điểm ( 1,45%), lên 2.789,82 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,67 điểm ( 0,77%), lên 8.153,58 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng trở lại, với các cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu mức tăng nhờ kỳ vọng chương trình trị giá 2.300 tỷ USD của Fed sẽ ảnh hưởng tích cực chung đến nền kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,79% lên 19.498,50 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 9,4%, mức tăng lớn thứ hai trong một tuần kể từ tháng 12/2009.
Chỉ số Topix tăng 0,92% lên 1.430,04 điểm, nhưng thanh khoản suy giảm do nhiều nhà đầu tư chuẩn bị cho ngày Lễ Phục Sinh, với giá trị giao dịch chỉ 2,2 nghìn tỷ Yên (20,2 tỷ USD), mức thấp nhất kể từ ngày 21/2.
Ngành ngân hàng là nhóm cổ phiếu tăng vượt trội so với phần còn lại, nhích 3,6% với Mitsubishi UFJ (MUFG) Inc, Sumitomo Mitsui (SMFG) và Mizuho tăng từ 3,6% đến 4,4%.
Công ty dầu khí hàng đầu Inpex Corp giảm 3,1% do giá dầu thô lao dốc, do nghi ngờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của tất cả các nước trong OPEC .
Chứng khoán Trung Quốc giảm hơn 1% do dữ liệu giá cổng nhà máy ảm đạm cho thấy sự phục hồi nền kinh tế sẽ còn rất khó khăn.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,04% xuống 2.796,63 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,62% xuống 3.769,18 điểm.
Trong tuần, CSI300 tăng 1,5%, trong khi SSEC tăng 1,2%.
Giá tại cổng nhà máy (FGP) của Trung Quốc trong tháng 3/2020 giảm 1,5% so với tháng 3/2019, và là mức giảm mạnh nhất trong 5 tháng và nền kinh tế vẫn duy trì yếu do tác động của virus corona.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Thứ sáu tốt lành.
Chứng khoán Hàn Quốc thêm một phiên tăng tốt, khi tâm lý thị trường được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích mới của Fed, giúp giảm bớt những lo ngại về khủng hoảng thanh khoản.
Thông tin đáng chú nhất về thị trường là việc KB Financial Group Inc đã ký thỏa thuận mua 100% số cổ phần của Prudential Financial Inc, Hàn Quốc với giá 2,3 nghìn tỷ won (1,89 tỷ USD).
Kết thúc phiên 10/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 152,73 điểm ( 0,79%), lên 19.498,50 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,27 điểm (-1,04%), xuống 2.796,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 24,49 điểm ( 1,33%), lên 1.860,70 điểm.
Thạch bắc
Thị trường dầu mỏ và chứng khoán bấp bênh Theo Roi-tơ và TTXVN, giá dầu thô thế giới giảm mạnh khi chốt phiên giao dịch ngày 7-4, thời điểm trước thềm hội nghị của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) bàn về cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 8-4, giá dầu thô Brent Biển Bắc ở Luân Đôn (Anh)...