Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vượt ngưỡng cản mạnh
VN-Index vượt 900 điểm; Cứu tín dụng BOT giao thông làm tiền đề triển khai 5 dự án cao tốc Bắc – Nam; Cổ phiếu phân bón: Kỳ vọng sóng sau xô sóng trước; UBS đang lạc quan về giá vàng lẫn giá cổ phiếu; Chứng khoán châu Á ‘xanh’ trở lại; ByteDance lên kế hoạch IPO cho TikTok tại Mỹ trước thời hạn chót…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 18/9 tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 56,10 – 56,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 14,1 USD xuống 1.944,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và leo lên gần 1.955 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Giá vàng tương lai giao tháng 10 trên sàn Comex New York tăng 12,2 USD lên 1.953,5 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,11% xuống 92,87 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 18/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.196 đồng, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 – 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,15 USD ( 0,37%), lên 41,2 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,21 USD ( 0,48%), lên 43,51 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index leo lên 900 điểm
Thị trường tăng tốt ngay khi từ khi mở cửa, tuy nhiên dòng tiền tham gia chưa đủ mạnh khiến VN-Index lỗi hẹn với mốc 900 điểm.
Bước sang phiên chiều, thị trường nới rộng biên độ tăng nhờ nhóm bluechip khởi sắc, giúp VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh 900 điểm khi đóng cửa.
Dòng bank hỗ trợ tích cực nhất khi BID 1,2%, CTG 2%, MBB 3,6%, TCB 2,3%, VPB 1,8%, STB 1,7%, TPB 3,5%.
Video đang HOT
Một trong những điểm đáng chú ý khác là tân binh TTA vẫn giữ nguyên sắc tím tại 21.600 đồng, khớp 5,48 triệu đơn vị và dư mua trần 2,62 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 3,42 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 78,18 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 18/9: VN-Index tăng 6,91 điểm ( 0,77%), lên 900,95 điểm; HNX-Index tăng 0,73 điểm ( 0,57%), lên 129,2 điểm; UpCoM-Index tăng 0,72 điểm ( 1,2%), lên 60,59 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chính tại phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Năm (17/9), một ngày sau cuộc họp chính sách của Fed, với cảnh báo nền kinh tế Mỹ hồi phục chậm chạp và cần thêm trợ lực của chính phủ đã gây ra tâm lý hoang mang, không chắc chắn trên thị trường.
Kết thúc phiên 17/9, chỉ số Dow Jones giảm 130,40 điểm (-0,47%), xuống 27.901,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 28,48 điểm (-0,84%), xuống 3.357,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 140,19 điểm (-1,27%), xuống 10.910,28 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ sự lạc quan xung quanh các chính sách của Thủ tướng Yoshihide Suga, nhưng nhóm cổ phiếu viễn thông giảm sâu khiến đà tăng bị chặn lại khá nhiều.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,18% lên 23.360,30 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,49% lên 1.646,42 điểm.
Phiên hôm nay, cổ phiếu các công ty phần mềm và tích hợp hệ thống đã tăng vọt sau khi tờ Nikkei đưa tin, tân Thủ tướng Suga sẽ cho thành lập cơ quan chuyên trách về công nghệ kỹ thuật số mới vào mùa thu năm 2021, với NTT Data tăng 7,6% Fujitsu tăng 4,2% và NEC tăng 4%.
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu viễn thông chịu áp lực mới sau khi Thủ tướng Suga chỉ thị cho một bộ trưởng xem xét giảm cước điện thoại di động, một trong những trọng tâm chính sách lâu nay của ông. Theo đó, chịu ảnh hưởng lớn là cổ phiếu của NTT Docomo giảm 2,8%, KDDI giảm 4,1% và và SoftBank giảm 5%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng khá mạnh, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu tài chính, với kỳ vọng về các biện pháp hỗ trợ mới để thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá bởi Covid-19.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,07% lên 3.338,09 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 2,25% lên 4.737,09 điểm. Trong tuần, CSI300 và SSEC đều tăng 2,4%, chấm dứt 2 tuần giảm liên tiếp.
Dẫn đầu mức tăng vào hôm nay là chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 3,9%.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, nhưng tổng kết tuần giảm thứ 3 liên tiếp do lo lắng về căng thẳng Trung – Mỹ leo thang.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,47% lên 24.455,41 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,73% lên 9.803,10 điểm.
Trong tuần, HSI giảm 0,2%, tuần giảm thứ ba liên tiếp, trong khi HSCE tăng 0,5%.
Căng thẳng Trung – Mỹ gia tăng, sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ đưa ra “phản ứng cần thiết” đối với chuyến thăm của Thứ trưởng Mỹ Keith Krach tới Đài Loan.
Quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến đầu tư giữa 2 nước giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm trong nửa đầu năm 2020.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng nhờ lực mua ròng từ nhóm nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,26% lên 2.412,40 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 0,66%.
Phiên hôm nay, LG Chem đã phục hồi 3,3% sau khi giảm tới 9% vào hôm qua sau khi thông báo kế hoạch tách mảng kinh doanh pin của mình thành một công ty mới vào tháng 12.
Kết thúc phiên 18/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 40,93 điểm ( 0,18%), lên 23.360,30 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 67,65 điểm ( 2,07%), lên 3.338,09 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 114,56 điểm ( 0,47%), lên 24.455,41 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 6,23 điểm ( 0,26%), lên 2.412,40 điểm.
Chứng khoán ngày 18/9: PTB, VCB, DPM được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/9.
Mở vị thế PTB với giá 53.000 đồng/cp
CTCK BSC (BSI): PTB đang nằm trong xu hướng tăng giá kể từ vùng đáy 44.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều ủng hộ nhịp tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở ngưỡng giá 53.000 đồng/cp và chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 60.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 48.000 đồng/cp. Nếu cổ phiếu vượt ngưỡng 60.000 đồng/cp với thanh khoản lớn, có thể tăng đén ngưỡng 65.000 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VCB với giá 89.200 đồng/cp
CTCK SSI: Nâng khuyến nghị cổ phiếu VCB từ kém quả quan lên phù hợp thị trường, do giá cổ phiếu đã giảm khoảng -8% trong 3 tháng qua (trong khi chỉ số VN-Index giảm 1,2% trong giai đoạn này).
Hỗ trợ cho khuyến nghị là triển vọng tổng thu nhập hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020 và năm 2021 của VCB hấp dẫn hơn nhờ ngân hàng tập trung vào hoạt động cho vay mua nhà và bancassurance, và tăng trưởng tín dụng cải thiện - cao hơn các ngân hàng cùng hệ thống - bất kể tác động của dịch Covid-19.
VCB cũng đang lên kế hoạch phát hành thêm 6,5% để tăng vốn cổ phần. Mặc dù việc phát hành cổ phiếu này sẽ khiến EPS giảm, SSI ước tính BVPS sẽ tăng 10,9% (giá phát hành dự kiến là 70.000 đồng/cp trong khi BVPS trước khi tăng vốn là khoảng 25.275 đồng/cp), điều này rất quan trọng khi cổ phiếu giao dịch dựa vào BVPS nhiều hơn EPS.
Do đó, SSI hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 89.200 đồng/cp (từ 89.900 đồng/cp) do lợi nhuận ước tính cho năm 2020 và 2021 thấp hơn do tỷ lệ nợ xấu mới hình thành do dịch Covid-19 và các khoản vay tái cấu trúc cao hơn.
VCB công bố tăng trưởng lợi nhuận trước thuế Q2/2020 đạt 6,1% so với cùng kỳ, nâng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm lên 10,98 nghìn tỷ đồng (-2,8% so với cùng kỳ), nhờ việc kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động trong Q2 (-23,3% so với cùng kỳ).
SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 của VCB lần lượt là 20,06 nghìn tỷ đồng (-13,2% so với cùng kỳ) và 23,47 nghìn tỷ đồng ( 17% so với cùng kỳ) tương đương giảm -9,5% và -10,2% so với ước tính.
SSI ước tính BVPS 2020/2021 ở mức 28.035 đồng/31.398 đồng, với giả định VCB sẽ phát hành thành công 6,5% vốn điều lệ với mức giá là 70.000 đồng/cp trong năm 2020.
Khuyến nghị mua DPM với giá 17.100 đồng/cp
CTCK VNDirect (VND): Nâng dự báo EPS trong năm 2020 41% để phản ánh giá dầu thấp hơn kỳ vọng nhưng giảm dự báo EPS năm 2021-2022 7-27% do điều chỉnh chi phí vận chuyển khí đầu vào.
Giá mục tiêu tăng lên mức 17.100 đồng/cp, dựa trên sự kết hợp của ba phương pháp DCF, P/E 2020 mục tiêu 8,0x và P/BV 2020 mục tiêu 0,7x với tỷ trọng 40:30:30. Chúng tôi hạ đánh giá xuống Trung lập do giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong bối cảnh giá dầu giảm kể từ Quý 2. Rủi ro tăng giá gồm chi phí vận chuyển và giá dầu thấp hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá là giá bán ure và NPK thấp hơn dự kiến.
VND kỳ vọng sản lượng tiêu thụ ure 6 tháng cuối năm 2020 của DPM sẽ ổn định nhờ giá gạo xuất khẩu cao trong 8T20 (tăng 12,9% svck) giúp người nông dân có nguồn lực để tái đầu tư vào vật tư nông nghiệp, theo đó sản lượng ure cả năm dự báo tăng 15% svck.
Trong khi đó, giảm dự phóng giá dầu năm 2020 từ 62 USD/thùng xuống 43 USD/thùng, nhờ đó nâng dự phóng biên LN gộp 4,7 điểm %. LN ròng năm 2020 dự báo đạt 768 tỷ đồng ( 103% svck) trên cơ sở giá dầu giảm 33% và LN từ hoạt động tài chính tăng mạnh ( 145% svck) nhờ thanh toán nợ gốc nhanh.
VND ước tính chi phí vận chuyển khí đầu vào của DPM sẽ tăng từ mức trung bình 1,4 USD/mmbtu trong năm 2019 lên 1,7 USD/mmbtu trong 2020 do đóng góp của các mỏ có chi phí cao, đặc biệt là các mỏ ở bể Cửu Long.
Chi phí khí đầu vào có thể tiếp tục tăng trong giai đoạn 2021-2024 do các nguồn cung giá rẻ (như mỏ Bạch Hổ) tiếp tục sụt giảm, kết hợp với việc giá dầu cao hơn sẽ gây áp lực lên chi phí đầu vào của DPM trong tương lai.
Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư chứng khoán toàn cầu giao dịch thận trọng VN-Index vẫn gặp khó ở vùng quanh 900 điểm; Bị tước quyền tự quyết room ngoại, ngân hàng bị dồn vào thế khó - Bài 3; Giao dịch chứng khoán: Giới đầu tư "lướt sóng" theo động thái của ETF; Quỹ đầu tư từ Trung Quốc dồn dập đổ tiền vào chứng khoán Việt Nam; Giá cổ phiếu nhảy múa với thông tin...