Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán trong nước “bốc hơi” 219 điểm trong tháng 3
VN-Index gần như không đổi phiên cuối tháng 3; Dừng bảo hiểm Covid-19 vì nhiều yếu tố khó lường; Nhà đầu tư sốt ruột với lộ trình T 0; Giao dịch bằng thuật toán: Chất xúc tác làm chứng khoán rơi nhanh; Chốt kế hoạch 2020, nhiều doanh nghiệp quyết tăng trưởng cao; Chứng khoán châu Á đa sô hồi phục sau khi Trung Quốc công bố PMI tháng 3; 3 tháng nữa, thế giới hết chỗ chứa dầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 31/3 giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,00 – 48,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ giảm 4,6 USD xuống 1.623,4 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng tiếp tục giảm và xuống 1.590 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,51% lên 99,69 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.235 đồng, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.500 – 23.660 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,17 USD ( 5,82%), lên 21,26 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,78 USD ( 2,95%), lên 27,20 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất 25% trong tháng 3
Sau phiên sáng khởi sắc, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng thị trường sẽ có phiên hồi phục mạnh, bù đắp cho mất mát lớn của phiên đầu tuần. Tuy nhiên, lực cung giá thấp ồ ạt dâng cao trong phiên chiều khiến VN-có thời điểm mất gần 29 điểm, trước khi trở lại sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Như vậy, trong tháng 3 này, VN-Index đã bay mất hơn 219 điểm, tương ứng gần 25%.
Rổ VN30 ghi nhận 4 mã giảm sàn VPB, ROS, EIB và CTD, cùng STB -4,5%; CTG -2,8%; PNJ -2,9%.
Tăng điểm đáng kể có HPG, 3,1%; HDB 3,2%; BVH 2,8%; VIC 2,5%; PLX 2; VCB 1,6%.
Nhóm cổ phiếu thị trường la liệt nằm sàn và đa số trắng bên mua như AMD, FLC, HAI, DXG, SCR, ASM, IDI, DRH, OGC, LMH, TNI, BCG, JVC, HAR, FTM…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 17,51 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 414,95 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/3: VN-Index tăng 0,27 điểm ( 0,04%), lên 662,53 điểm; HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,69%), xuống 92,64 điểm; UpCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,22%), lên 47,74 điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán Mỹ
Nhận thấy nhiều cổ phiếu đang ở mức giá rẻ và sẽ được hưởng lợi lợi từ các gói kích thích kinh tế, giới đầu tư đã xuống tiền săn hàng trong phiên giao dịch đầu tuần mới, đặc biệt là nhóm cổ phiếu sản xuất thiết bị y tế và công nghệ.
Lực cầu săn hàng giá rẻ đã giúp phố Wall hồi phục mạnh trong phiên đầu tuần mới, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong phiên trước đó.
Kết thúc phiên 30/3, chỉ số Dow Jones tăng 690,70 điểm ( 3,19%), lên 22.327,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 85,18 điểm ( 3,35%), lên 2.626,65 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 271,77 điểm ( 3,62%), lên 7.774,15 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm do lo ngại rằng Tokyo có thể tiếp bước một số thành phố lớn trên thế giới phong tỏa.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,88% xuống 18.917,01 điểm. Chỉ số này đã giảm 10,5% trong tháng 3, mức giảm lớn nhất trong 1 tháng kể từ tháng 5/2010 và giảm 20% từ đầu năm đến nay, ghi nhận quý tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2008.
Chỉ số Topix giảm 2,26% xuống 1.403,04 điểm, với chỉ 2 trên 33 chỉ số phụ tăng điểm.
Tâm lý thị trường đã có một chút nhẹ nhõm vào buổi sáng khi chỉ số PMI nhà máy Trung Quốc bất ngờ tăng vào tháng 3, nhưng đà đi lên của thị trường không kéo dài do lo ngại Tokyo sẽ là thành phố bị phong tỏa đầu tiên trên cả nước để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Điều này lại khiến nhóm cổ phiếu liên quan đến internet tăng vọt với Nhà cung cấp dịch vụ hội nghị trên web / TV V-cube Inc tăng 10%, trong khi Cybozu Inc tăng 9,2%.
Ở những nơi khác, JSR Corp đã tăng 8% sau khi ValueAct Capital của Mỹ cho biết họ đã mua được hơn 16,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 7% của nhà sản xuất vật liệu chip và màn hình này.
Chứng khoán Trung Quốc đã có thời điểm tăng mạnh sau khi báo cáo chỉ số PMI tốt hơn dự kiến, nhưng sự lo ngại quay trở lại về nền kinh tế toàn cầu rơi sâu đã kéo chỉ số hạ nhiệt.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,11% lên 2.750,30 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,33% lên 3.686,16 điểm.
Tác động của dịch Covdi-19 lan nhanh đã Shanghai Composite giảm 4,5% trong tháng 3 và 9,8% trong quý đầu tiên của năm 2020. Trong khi CSI300 giảm 6,4% so với tháng trước và 10% trong quý này.
Cả hai chỉ số đánh dấu tháng tồi tệ nhất của họ kể từ tháng 5 năm ngoái và quý tồi tệ nhất kể từ quý IV/2018.
Trung Quốc đã công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực chế tạo trong tháng 3 đạt 52,0 điểm.Đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động chế tạo của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã mở rộng và trái với dự đoán chỉ số PMI lĩnh vực này sẽ sụt giảm.
Trước đó, các nhà phân tích dự báo với Reuters rằng chỉ số PMI lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc chỉ đạt 45 điểm trong tháng 3.
Chứng khoán Hồng Kông đã tăng khá tốt, khi dữ liệu PMI sản xuất ở Đại lục cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể đang hồi phục sau cú sốc Covid-19.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,85% lên 23.603,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,05% lên 9.594,77 điểm.
Nhưng Hang Seng đã giảm 9,7% trong tháng 3, đánh dấu tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2018. Tổng cộng giảm 16,3% trong quý đầu tiên năm nay, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ quý 3/2015.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng hơn 2% khi các nhà đầu tư ưa thích rủi ro đã mua mạnh cổ phiếu, nhờ kỳ vọng về gói gói kích thích khác của Mỹ sẽ tới và dữ liệu cho thấy sự phục hồi trong hoạt động của nhà máy Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 2,19% lên 1.754,64 điểm. Nhưng trong tháng 3 vẫn giảm tới 11,69% và giảm 20,2% trong quý I năm nay, mức giảm lớn nhất kể từ quý IV/2008.
Giá cổ phiếu có thể sẽ tiếp tục biến động mạnh trong quý II do vẫn còn nhiều điều có khả năng gây sốc khác, Lee Kyoung-min, nhà phân tích của Daeshin Investment & Securities cho biết.
Kết thúc phiên 31/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 167,96 điểm (-0,88%), xuống 18.917,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,08 điểm ( 0,11%), lên 2.750,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 428,37 điểm ( 1,85%), lên 23.603,48 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 37,52 điểm ( 2,19%), lên 1.754,64 điểm.
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi): Kỳ vọng nâng tầm thị trường chứng khoán Việt
Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) hiện đang được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Các chuyên gia, nhà quản lý, công ty chứng khoán, nhà đầu tư đều chung kỳ vọng Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ tạo tiền đề vững chắc để nâng tầm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau khi được thông qua và áp dụng vào thực tiễn.
Tiếp cận chuẩn mực quốc tế, phù hợp thị trường chứng khoán Việt
Thời gian qua, các bước triển khai soạn thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo thực hiện chủ động, kịp thời, bài bản, bảo đảm trình tự, thủ tục theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tai kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và ý kiến các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện nhằm bảo đảm mục tiêu, yêu cầu quan trọng của xây dựng Luật là tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của TTCK.
Trong đó, Dự thảo Luật đã nâng điều kiện về vốn điều lệ đối với chào bán chứng khoán ra công chúng từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. Quy định này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, sự ổn định của công ty đại chúng và phù hợp với thông lệ quốc tế, quy mô TTCK cũng như tương thích với điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hiện nay.
Tại Dự thảo Luật, mô hình Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định trực thuộc Bộ Tài chính nhằm giữ ổn định về bộ máy, tổ chức, không tăng thêm đầu mối. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mô hình này hiện nay đã và đang phát huy tác dụng tốt, giúp Bộ Tài chính quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến tài chính của đất nước; các chính sách phụ trợ cho sự phát triển của TTCK được ban hành trong chỉnh thể đồng bộ, linh hoạt.
Đồng thời, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã rà soát, bổ sung thêm một số quyền hạn, nhiệm vụ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ, để có thể tiệm cận gần hơn với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán.
Trong đó, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn để tăng cường vai trò cũng như trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và TTCK, bao gồm: tổ chức, phát triển TTCK; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán, bao vê quyền và lợi ích của nha đâu tư...
Ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam
Khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) được thông qua và áp dụng vào thực tiễn sẽ giúp nâng tầm TTCK Việt Nam với các quy định, tiêu chuẩn tiệm cận các thị trường mới nổi trong khu vực.
Để bảo đảm tính thống nhất, giảm bớt đầu mối quản trị, điều hành và minh bạch, rõ ràng trong áp dụng quy định của pháp luật, Dự thảo Luật quy định chỉ có 01 sở giao dịch chứng khoán duy nhất, là đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán với tên gọi là Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp rất đặc thù nên cần được quy định cụ thể trong Luật về thẩm quyền thành lập, quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản. Mặt khác, những biến động về thị trường tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ của quốc gia. Do vậy, để bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo, chi phối, Dự thảo Luật đã quy định Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết .
Dự thảo Luật cũng đã quy định cụ thể các đối tượng công bố thông tin và nội dung phải công bố thông tin của các đối tượng này. Đồng thời, bổ sung thêm nội dung công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ. Ngoài ra, để bảo đảm thống nhất với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Dự thảo Luật đã bổ sung thêm quy định: việc công bố thông tin của công ty đại chúng là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
Để thực hiện mục tiêu gắn chào bán chứng khoán ra công chúng với niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn tất đợt chào bán để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức phát hành, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về điều kiện và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì đồng thời phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cho Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam...
Kỳ vọng nâng tầm thị trường chứng khoán Việt Nam
Đánh giá về Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đang được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, Dự thảo Luật đã tiếp thu, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu về thể chế, đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cải cách thể chế tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi và tương đối minh bạch.
Dự án Luật đã tiếp cận chuẩn mực thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của chứng khoán và TTCK Việt Nam; đồng thời, khắc phục được những hạn chế bất cập của Luật Chứng khoán năm 2006 và sửa đổi năm 2010.
Theo ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), các thay đổi đáng chú ý của Luật Chứng khoán (sửa đổi) có thể kể đến là các quy định chặt chẽ hơn về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Đồng thời, Luật mới cũng đã có các quy định thúc đẩy việc chào bán chứng khoán ra công chúng gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, dự thảo Luật quy định rõ chứng khoán đã chào bán ra công chúng phải được niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Đây là điều mà nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức mong đợi, giúp tăng tính hấp dẫn cũng như mức độ thành công của những đợt IPO của các doanh nghiệp nói chung và tiến trình thoái vốn doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Ông Dương Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Tôi kỳ vọng, khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) đi vào thực tiễn với các nội dung sửa đổi có thể thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào TTCK Việt Nam, tối ưu hóa dòng vốn đầu tư.
Ông Hoàn cho rằng, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã có nhiều tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển của TTCK, cũng như quy mô kinh tế Việt Nam. Khi Luật được thông qua và áp dụng vào thực tiễn sẽ giúp nâng tầm TTCK Việt Nam với các quy định, tiêu chuẩn tiệm cận các thị trường mới nổi trong khu vực.
Cùng chung quan điểm, ông Dương Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBS nhận định, Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét ban hành trong năm nay là một bước tiến đột phá, đã tiệm cận một cách tốt nhất thông lệ quốc tế và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
"Tôi kỳ vọng, khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) đi vào thực tiễn với các nội dung sửa đổi có thể thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào TTCK Việt Nam, tối ưu hóa dòng vốn đầu tư, tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rỗi, thu hút các nguồn vốn đầu tư theo hướng bền vững..." - ông Hùng chia sẻ.
Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật Inteco, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cũng kỳ vong, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ tạo cơ chế an toàn, an tâm cho nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, giúp thu hút thêm những nguồn vốn mới, lượng vốn mới bơm vào thị trường, tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp thay đổi, điều chỉnh để đạt tới những chuẩn mực về quản trị và kinh doanh, giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hiện đại và phát triển hơn.
Với nhiều nội dung được quy định chặt chẽ, nếu được Quốc hội thông qua, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển ổn định, bền vững của TTCK, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn của hệ thống tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK.
Được biết, cùng với quá trình xây dựng và trình Dự thảo Luật, Bộ Tài chính - cơ quan soạn thảo sẽ chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết (các Nghị định và Thông tư), bảo đảm các văn bản này có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật.
T.Huyền
Theo tapchitaichinh.vn
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1% Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... Vậy việc giảm lãi suất này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên...