Thị trường tài chính 24h: Câu chuyện cũ ! đáo hạn phái sinh
VN-Index biến động mạnh trong phiên ATC; Vẫn chưa hết cảnh báo sớm cho các nhà băng; Covid-19 tác động ngược lên thị trường chứng khoán Việt Nam; Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn; Cắt quyền doanh nghiệp quyết nới room, ý kiến đồng thuận tăng lên; Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo; Ông Tập trấn an các CEO toàn cầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/7 giảm 20.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 40.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 50,32 – 50,71 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,7 USD lên 1.810,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và về gần 1.803 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York giảm 6,4 USD xuống 1.807,4 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,20% lên 96,28 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.221 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 – 23.280 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,40 USD (-0,97%), xuống 40,80 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,24 USD (-0,55%), xuống 43,55 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index bật tăng trong ngày đáo hạn phái sinh tháng 7
Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2007 nên ngay từ khi mở cửa, nhà đầu tư cả bên bán và bên mua đều giữ thế thủ khiến thị trường lình xình kéo dài cho đến trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC.
Ngay khi bước vào đợt khớp lệnh ATC, lực cầu đỡ giá ở các mã trong nhóm VN30 đã được tung vào, kéo hàng loạt mã đảo chiều tăng giá, qua đó kéo VN30-Index tăng thẳng đứng lên mức cao nhất ngày 819,83 điểm ( 1,19%).
Dù vậy, nhưng toàn bộ các hợp đồng phái sinh tương lai đều giảm, cả hợp đồng đáo hạn ngày hôm nay là VN30F2007, khi -0,12% xuống 816 điểm với 96.189 hợp đồng được chuyển nhượng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,69 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 25,87 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/7: VN-Index tăng 6,92 điểm ( 0,80%), lên 876,83 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,27%), xuống 115,59 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05 điểm ( 0,09%), lên 57,03 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall khởi sắc trong phiên thứ Tư ngày 15/7 một phần cũng nhờ được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của ngân hàng Goldman Sachs.
Goldman Sachs công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 vượt xa kỳ vọng với doanh thu đạt 13,3 tỷ USD, cao hơn 3,5 tỷ USD so với kì vọng của giới phân tích. Kết phiên, cổ phiếu Goldman Sachs tăng 1,4%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hỗ trợ thị trường còn đến từ thông tin, vaccine mRNA-1273 do hãng dược phẩm Moderna phát triển đã tạo ra kháng thể chống virus Covid-19 trên toàn bộ 45 bệnh nhân tham gia thử nghiệm bước đầu. Giá cổ phiếu Moderna chốt phiên 15/7 nhảy vọt 6,9%.
Kết thúc phiên 15/7, chỉ số Dow Jones tăng 227,51 điểm ( 0,85%), lên 26.870,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,04 điểm ( 0,91%), lên 3.226,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 61,92 điểm ( 0,59%), lên 10.550,49 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các ca mắc mới Covid-19 ở Tokyo khiến tâm trạng thị trường chùng xuống.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,76% xuống 22.770,36 điểm. Chỉ số Topix mất 0,66% xuống 1.579,06 điểm.
Thống đốc Tokyo, ông Yuriko Koike cho biết các trường hợp nhiếm mới Covid-19 có khả năng vượt quá 280 ca trong hôm nay. Một ngày trước đó, Tokyo đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn giảm sâu nhất với Screen Holdings Co Ltd giảm 4,17%, Eclest Corp và Tokyo Electron Ltd giảm lần lượt 2,68% và 2,55%.
Ở chiều ngược lại, Japan Exchange Group Inc tăng 6,51% sau khi được đua vào bộ chỉ số Nikkei 225 thay thế cho Sony Financial Holdings kể từ 29/7.
Chứng khoán Trung Quốc gặp chốt lời, bị bán tháo mạnh sau đợt tăng mạnh gần đây.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 4,5% xuống 3.210,10 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 4,81% xuống 4.516,25 điểm.
Mặc dù dữ liệu GDP của Trung Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II, nhưng tiêu dùng và đầu tư trong nước vẫn còn yếu càng khiến áp lực chốt lời gia tăng.
Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm mạnh, bị đè nặng bởi những lo ngại về quan hệ Trung-Mỹ ngày một xấu đi.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2% xuống 24.970,69 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,47% xuống 10.133,92 điểm.
Hôm thứ Tư, Bắc Kinh đã cảnh báo về các vụ trả đũa và triệu tập Đại sứ Mỹ để phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký, cho thấy dấu hiệu leo thang thêm trong căng thẳng Trung-Mỹ.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng không thoát khỏi sắc đỏ, khi căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng và dữ liệu yếu từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho biết, Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với các công ty Trung Quốc, trong khi chính quyền Trump cũng dự kiến sẽ hành động để giải quyết các rủi ro an ninh mà 2 ứng dụng TikTok và WeChat tạo ra.
Kết thúc phiên 15/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 175,14 điểm (-0,76%), xuống 22.770,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 151,21 điểm (-4,50%), xuống 3.210,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 510,89 điểm (-2,00%), xuống 24.970,69 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,12 điểm (-0,82%), xuống 2.183,76 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chờ tác động của mùa báo cáo kết quả kinh doanh
VN-Index giảm xuống dưới 870 điểm; Ổn định tiền tệ mới thu hút được đầu tư; Các thông tin tác động đến thị trường chứng khoán tuần này; Rào cản dòng tiền níu chân thị trường chứng khoán; Cảnh báo đà leo dốc của trái phiếu; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; Hệ thống tài chính Trung Quốc chứng tỏ sức mạnh...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/7 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thay đổi nào, hiện niêm yết ở mức 50,20 - 50,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 3,9 USD xuống 1.798,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và leo lên trên 1.810 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 11,2 USD lên 1.813,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,1% xuống 96,55 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.220 đồng, tăng 4 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,74 USD (-1,82%), xuống 39,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,66 USD (-1,53%), xuống 42,58 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index thêm một phiên giảm nhẹ
Thị trường lấy lại sắc xanh vượt nhanh qua 875 điểm ngay khi mở. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia hạn chế sau đó, cùng việc không có trụ đỡ vững chắc khiến VN-Index hạ dần độ cao, và thậm chí còn xuống dưới tham chiếu trong phiên chiều, đóng cửa đánh mất mốc 870 điểm.
SAB nới rộng biên độ giảm do áp lực bán gia tăng sau chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp. Kết phiên, -2,91%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng không có nhiều biến động. Bên cạnh HQC, DLG, DXG, HHS... mất điểm, SJF bị đẩy về mức giá sàn sau 4 phiên tăng mạnh.
Đáng chú ý, DAH mở cửa giảm sàn như 7 phiên trước, nhưng lực cầu gia tăng mạnh đã giúp DAH có thời điểm được kéo lên kịch trần và kết phiên 4,1%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6,09 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 60,82 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/7: VN-Index giảm 2,49 điểm (-0,29%) xuống 868,72 điểm; HNX-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 115,65 điểm; UPCoM-Index tăng 0,03 điểm ( 0,05%), lên 57,28 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trở lại trong phiên cuối tuần khi thông tin tích cực về thuốc kháng sinh của Gilead Science Inc bù đắp cho nỗi sợ số ca lây nhiễm Covid-19 liên tiếp lập kỷ lục mới trong một ngày tại Mỹ.
Ngoài ra, dữ liệu kinh tế tiếp tục cải thiện khi số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng vào tuần trước, trong khi sản lượng công nghiệp của Ý và Pháp cải thiện mạnh trong tháng 5 sau khi sụt giảm 2 tháng trước do lênh phong tỏa để đối phó với Covid.
Trong tuần, Dow Jones tăng 0,96%, S&P tăng 1,76% và Nasdaq thậm chí tăng tới 4,01%.
Kết thúc phiên 10/7, chỉ số Dow Jones tăng 369,21 điểm ( 1,44%), lên 26.075,30 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,99 điểm ( 1,05%), lên 3.185,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 69,69 điểm ( 0,66%), lên 10.617,44 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng khá mạnh, khi ảnh hưởng tích cực từ phiên cuối tuần qua trên phố Wall đã làm vơi đi nỗi lo về Covid-19 đang gia tăng tại đất nước.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,22% lên 22.784,74 điểm. Chỉ số Topix tăng 2,46% lên 1.573,02 điểm.
Ngoài phố Wall khởi sắc phiên cuối tuần trước, thì một cơn gió mát khác đến thị trường chứng khoán Tokyo là sự gia tăng của chứng khoán Thượng Hải tại Trung Quốc, với chỉ số khởi nghiệp về công nghệ đạt mức cao nhất trong hơn 4 năm qua.
Tuy nhiên, sự lạc quan của các nhà đầu tư phần nào giảm bớt trước thông báo về các trường hợp nhiễm mới Covid-19 tại Tokyo sau đó.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu ô tô tỏa sáng sau khi dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho thấy, thị trường đã tăng trở lại 11,6% trong tháng 6 so với một năm trước.
Theo đó, Mazda Motor Corp tăng 8,76 Mitsubishi Motors Corp và Honda Motor Co Ltd tăng lần lượt 6,2% và 5,94%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, với điểm nhấn thuộc về chỉ số khởi nghiệp công nghệ Chinext, khi tăng lên mức cao nhất trong hơn 4 năm rưỡi qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,77% lên 3.443,29 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,1% lên 4.852,96 điểm.
Chỉ số Chinext tăng 4% lên mức cao nhất kể từ ngày 26/11/2015, và đã tăng 12,8% trong tuần trước, mức tốt nhất kể từ khi ra mắt vào năm 2010 và đã tăng 61% kể từ đầu năm cho đến nay.
Chứng khoán Hồng Kông tăng tốt ngay từ sớm nhưng đã hạ nhiệt về cuối ngày, sau khi Bắc Kinh tuyên bố trừng phạt đối với các quan chức và thực thể của Mỹ do liên quan đến vấn đề chính trị.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,17% lên 25.772,12 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,33% lên 10.575,88 điểm.
Vào cuối giờ chiều ngày 13/7, Trung Quốc tuyên bố trừng phạt một số quan chức và tổ chức Mỹ, bao gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz.
Động thái này nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các quan chức cao cấp của Bắc Kinh về những gì Mỹ cho là vi phạm nhân quyền với người Uighur thiểu số theo đạo Hồi.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng tốt nhờ thông tin một loại thuốc chống Covid-19 mang lại kết quả tích cực
Tâm lý thị trường được cải thiện sau khi Công ty dược phẩm sinh học củaMỹ là Gilead Science cho biết, một phân tích cho thấy một loại thuốc chống Covid-19 đã giúp giảm nguy cơ tử ở những ca bệnh nặng, mặc dù cũng có những cảnh báo rằng, cần phải có thêm thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt để xác nhận.
Trong khi đó, dữ liệu của cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc trong 10 ngày đầu tháng này đã giảm 1,7% so với năm ngoái, nhưng kim ngạch sang Trung Quốc và Mỹ đã tăng lần lượt 9,4% và 7,3%.
Kết thúc phiên 13/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 493,93 điểm ( 2,22%), lên 22.784,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 59,96 điểm ( 1,77%), lên 3.443,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 44,71 điểm ( 0,17%), lên 25.772,12 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 35,81 điểm ( 1,67%), lên 2.186,06 điểm.
Cổ đông cảng Quy Nhơn tố Ban lãnh đạo 'cố tình làm trái quy định' Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp, cổ đông T. V. N tố cáo Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cố tình làm trái quy định. Ký hợp đồng thuê tàu lai 324 tỷ không qua đấu thầu Văn bản nêu rõ: "Ngay sau khi nhận bàn giao Cảng Quy Nhơn...