Thị trường tài chính 24h: Bài học “lòng tham và nỗi sợ hãi” lại được đưa ra bàn luận
VN-Index lên sát 770 điểm; Nhà đầu tư đứng giữa lòng tham và sợ hãi; Dòng tiền nội đối ứng với 2 “ông lớn” bán ròng; Doanh nghiệp thủy sản nhọc nhằn đi qua quý I; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng nhẹ; Gói nới lỏng của Fed bắt đầu thay đổi thế cờ trên thị trường chứng khoán…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 29/4 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,85 – 48,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 0,7 USD xuống 1.711,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã giảm tiếp và về dưới 1.705 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm hơn 3,5 USD xuống 1.718,6 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,14% xuống 99,73 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 223.257 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.330 – 23.510 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,61 USD ( 13,05%), lên 13,95 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,84 USD ( 4,11%), lên 21,30 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi nhẹ
Sự thận trọng khiến các chỉ số chính chỉ dao động trong biên độ hẹp. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận của VGC, thanh khoản hôm nay cũng sụt giảm khá mạnh
Trong phiên chiều, dù có lúc VN-Index nỗ lực bứt qua 770 điểm, nhưng lực cản mạnh từ VHM, VNM, SAB khiến chỉ số này không thể chinh phục được ngưỡng cản trên trước khi đóng cửa.
Trong các mã lớn, VHM -1,55%, VNM -1,49%, MSN -1,51%, SAB -4,12%, VPB -2,38%.
Trong khi đó, CTG gây ấn tượng 4,99%, khớp 9,34 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE.
Các mã vừa và nhỏ phân hóa với ITA, KBC, QCG, HAG, DLG… giảm giá, thậm chí FIT giảm sàn, còn HHS, FLC, HQC, AMD, TSC… tăng giá, thậm chí OGC tăng trần.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 26,61 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 499,54 tỷ đồng.
Video đang HOT
Kết thúc phiên giao dịch 29/4: VN-Index tăng 1,90 điểm ( 0,25%), lên 769,11 điểm; HNX-Index tăng 0,57 điểm ( 0,54%), lên 106,84 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,2%), lên 52,22 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chính của phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng tốt trong nửa đầu phiên sáng thứ Ba (28/4). Tuy nhiên, sau đó nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền, bán ra các cổ phiếu tăng trưởng mạnh thời gian qua là nhóm công nghệ để chuyển hướng vào nhóm cổ phiếu giá trị theo chu kỳ khiến phố Wall đảo chiều đi xuống và lình xình dưới tham chiếu.
Theo các chuyên gia, sự chuyển hướng này là do các quốc gia bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế, giúp nhiều nhóm ngành lấy lại đà tăng trưởng theo chu kỳ.
Kết thúc phiên 28/4, chỉ số Dow Jones giảm 32,23 điểm (-0,13%), xuống 24.101,55 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,09 điểm (-0,52%), xuống 2.863,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 122,43 điểm (-1,40%), xuống 8.607,73 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Chiêu Hòa.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăngsau khi các ngân hàng niêm yết lớn nhất của nước này công bố lợi nhuận quý I vững chắc.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,44% 2.822,44 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,46% lên 3.867,03 điểm.
Thị trường ổ định nhờ báo cáo cho thấy, 37 ngân hàng niêm yết tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng ổn định về lợi nhuận ròng và thu nhập hoạt động trong quý I.
37 ngân hàng này có quy mô tương đương 71,37% tổng tài sản và 76,77% lợi nhuận ròng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc. Các ngân hàng này được chia thành 6 NHTM lớn, 7 NHTM cổ phần và 24 NHTM thành phố và nông thôn.
Chứng khoán Hồng Kông cũng được nâng lên bởi kết quả kinh doanh của các ngân hàng niêm yết lớn nhất của Trung Quốc trong quý I vẫn ổn định.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,28% lên 24.643,59 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,57% lên 10.040,87 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng, và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong 11 năm qua, nhờ sản lượng nhà máy bất ngờ tăng.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,70% lên 1.947,56 điểm, chỉ số này đã tăng 10,99% trong tháng 4, mức tăng mạnh nhất hàng tháng kể từ tháng 7/2009.
Thông tin đáng chú ý là kết quả kinh doanh quý I/2020 của Samsung Electronics. Theo Reuters, lợi nhuận ròng của hãng điện tử Hàn Quốc đạt 4.900 tỷ won (xấp xỉ 4,01 tỷ USD), còn theo ước tính của công ty phân tích dữ liệu thị trường Refinitiv, con số này là 5.100 tỷ won.
Kết thúc phiên 29/4: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,42 điểm ( 0,44%), lên 2.822,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 67,63 điểm ( 0,28%), lên 24.643,59 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 13,47 điểm ( 0,70%), lên 1.947,56 điểm.
Mik Group: Dòng tiền âm, 'sức khoẻ' có đáng báo động? (bài 1)
Liên tục công bố thâu tóm và tung ra các dự án đình đám trong thời gian qua trong bối cảnh thị trường bất động sản đang "đứng im" khiến nhiều người bất ngờ.
Trong tháng 10 và 11/2019, Mik Group nổi lên là doanh nghiệp phát triển dự án Matrix One và Imperia Smart City, trước đó là loạt dự án tại Hà Nội, Tp HCM và cả Phú Quốc.
Song thực tế tiềm lực tài chính của Mik Group này như thế nào mà có thể đồng loạt thâu tóm và xây dựng những dự án quy mô như vậy là điều mà nhiều người thắc mắc.
Hiện Mik Group chưa công bố báo cáo tài chính năm 2019. Còn xem kỹ báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP Tập đoàn Mik Group Việt Nam có thể thấy, một điểm đáng lưu tâm nhất chính là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận âm 984 tỷ đồng.
Sở dĩ dòng tiền thuần của Mik Group âm do ảnh hưởng của khoản chi cho hoạt động kinh doanh và trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ.
Trước đó, năm 2016, dòng tiền kinh doanh của Mik Group cũng âm nặng tới 1.360 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc liên tục thâu tóm các dự án bất động sản nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Mik Group luôn trong tình trạng âm khi năm 2015 là -278 tỷ thì năm 2016 tăng lên âm 1.529 tỷ đồng, năm 2017 âm 472 tỷ và năm 2018 cao nhất với 3.447 tỷ đồng.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của Mik Group âm nặng chủ yếu do đầu tư góp vốn và chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác.
Trong khi đó, tiền lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia không đáng là bao chỉ vài trăng đến vài tỷ đồng nên không thể đủ bù đắp cho các khoản chi mà đơn vị này tung ra.
Soi kỹ báo cáo tài chính của Mik Group có thể thấy, sở dĩ dòng tiền từ hoạt động đầu tư năm 2018 âm nặng do khoản phải thu ngắn hạn năm nào cũng duy trì ở mức cao, tính đến cuối năm 2018 vẫn là 3.442 tỷ đồng. Đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng vọt từ 26 tỷ năm 2017 lên tới 5.869 tỷ đồng.
Trong khi đó, hàng tồn kho lại giảm mạnh từ 722 tỷ đồng xuống vỏn vẹn 71 tỷ đồng và đây hoàn toàn phải trích lập dự phòng 100%.
Trong cơ cấu nguồn vốn tăng vọt gần gấp đôi lên 9.467 tỷ đồng của Mik Group thì vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu với 5.954 tỷ. Còn nợ phải trả chiếm 37% với 3.513 tỷ đồng hoàn toàn là nợ ngắn hạn, trong đó vay nợ tài chính chiếm 1.118 tỷ đồng.
Đặc biệt ở Mik Group không hề có nợ dài hạn trong năm 2018. Bởi thế, nếu như năm 2015 và 2016, Mik Group ghi nhận từ 91 tỷ và 155 tỷ chi phí lãi vay thì năm 2017 và 2018 đều không phát sinh chi phí này. Thậm chí, điều khó hiểu là một đơn vị kinh doanh bất động sản nhưng nhiều năm liền Mik Group không phát sinh chi phí bán hàng.
Mik Group làm ăn thế nào?
Trong hoạt động kinh doanh của Mik Group, nếu như doanh thu bất ổn, trồi sụt thất thường, nhất là trong năm 2018 sụt giảm hơn 8% khi xuống ức 1.973 tỷ đồng thì lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng đột biến tính bằng lần.
Cụ thể, trong năm 2016, mặc dù doanh thu thuần của Mik Group chỉ tăng 135% nhưng lợi nhuận sau thuế gấp tới gần 23 lần so với năm 2015 khi đạt gần 64 tỷ đồng, trong khi năm trước chỉ vỏn vẹn gần 3 tỷ đồng.
Sang năm 2017, doanh thu thuần chỉ tăng nhẹ 61% lên 2.153 tỷ thì lợi nhuận sau thuế cũng gấp 4,4 lần với 282 tỷ đồng.
Hay năm 2018, trong khi doanh thu thuần sụt giảm hơn 8% xuống còn 1.973 tỷ thì nhờ ghi nhận doanh thu tài chính tăng vọt gấp 3 lần lên 531 tỷ nên lợi nhuận sau thuế của Mik Group cũng tăng trưởng gấp 1,6 lần với 471 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể coi là phần quan trọng nhất trong các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố.
Bởi lẽ, dòng tiền là "dòng máu" duy trì tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Nói thế để thấy rằng, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận, song hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền dương, bị chôn vốn, nguồn tiền thu về chậm sẽ dẫn tới sự nguy hiểm trong tình hình tài chính, gặp khó khăn trong thanh toán công nợ hay cổ tức cho cổ đông...
Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động kinh doanh âm đều đáng báo động.
Trang web của công ty này giới thiệu: Công ty Cổ Phần Tập đoàn MIKGroup Việt Nam (viết tắt là MIKGroup) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư, Kinh doanh và Phát triển Bất động sản tại Việt Nam.
Với đội ngũ quản lý, chuyên gia giàu kinh nghiệm, MIKGroup đang phối hợp với nhiều đối tác uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế về thiết kế, giám sát, thi công và quản lý bất động sản để xây dựng & phát triển các dự án bất động sản cao cấp như: Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Park Riverside, Villa Park, Mvenpick Resort Waverly Phú Quốc,..
Imperia Garden, Imperia Sky Garden, Valencia Garden tại Hà Nội; The Waterfront Saigon, Villa Park, Park Riverside, River Park, RioVista tại TP Hồ Chí Minh; Sol Beach House Phú Quốc, Mvenpick Resort Waverly Phú Quốc, Crowne Plaza Phú Quốc Starbay...
(Còn tiếp)
Minh An
Vinamilk sắp chi nghìn tỷ mua cổ phiếu quỹ Cổ phiếu Vinamilk tăng trần trong phiên giao dịch 24/4 sau thông tin doanh nghiệp chuẩn bị mua 17,5 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa thông qua nghị quyết mua lại 17,5 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Số cổ phần này tương ứng 1% vốn điều lệ doanh...