Thị trường sâm panh Pháp ‘thở phào’ sau thỏa thuận Brexit
Sự kiện lịch sử nước Anh và Liên minh châu Âu (EU) ký kết thỏa thuận thương mại hậu Brexit đã mang lại vận may cho các nhà sản xuất rượu sâm panh của Pháp, bởi “xứ sở sương mù” là thị trường tiêu thụ rượu vang sủi lớn nhất của nước này.
Rượu sâm panh được coi là biểu tượng của cuộc sống thượng lưu ở Anh. Ảnh: AFP
Biểu tượng của cuộc sống thượng lưu
Rượu sâm panh được coi là biểu tượng của cuộc sống thượng lưu ở Anh. Trên thực tế, nước Anh tiêu thụ từ 25- 30 triệu chai rượu vang sủi Pháp mỗi năm. Do đó, cũng là dễ hiểu khi bất kỳ hãng rượu nào cũng thèm muốn được trở thành nhà sản xuất/cung cấp rượu cho Nữ hoàng và Hoàng gia Anh.
Chủ tịch Liên đoàn rượu sâm panh (UMC) của Pháp Jean-Marie Barrillere cho biết một thỏa thuận giúp loại bỏ các rào cản thuế quan và hạn ngạch về thương mại hàng hóa qua eo biển Manche là “một sự cứu trợ lớn” cho lĩnh vực sản xuất rượu sâm panh của quốc gia Tây Âu này. Theo chuyên gia này, “đây là kết thúc có hậu cho một câu chuyện đã kéo dài quá lâu”.
Video đang HOT
Kể từ khi người Anh bỏ phiếu rời EU vào năm 2016 sau nửa thế kỷ gắn bó, “bóng ma” về nỗi đau của một sự ra đi không thỏa thuận đã bao trùm khắp khu vực.
Chuyên gia Jean-Marie Barrillere nói: “Bạn có nhận ra rằng nếu không có một thỏa thuận, người Anh sẽ trở thành người ngoài và Anh sẽ là một thị trường xa xôi như châu Phi hoặc châu Á”. Khi ấy, các rào cản thuế quan mới, các thủ tục hải quan, nạn quan liêu và sự phức tạp trong các khâu hậu cần sẽ là thách thức mà thị trường rượu sâm panh Pháp phải đối mặt khi muốn xâm nhập thị trường Anh.
“Người Anh kiên cường”
Được thành lập từ năm 1822 bởi ông Joseph Bollinger, Bollinger Champagne là hãng sản xuất rượu vang nổi tiếng của vùng Champagne nói riêng và toàn nước Pháp nói chung.
Với vị thế đặc biệt là nhà cung cấp rượu sâm panh cho Hoàng gia Anh kể từ thời trị vì của Nữ hoàng Victoria, cùng mối quan hệ lâu dài với nước láng giềng phía Bắc của nước Pháp, Chủ tịch của Bollinger Charles-Armand de Belenet có lý do để tự tin một cách đáng ngạc nhiên trong suốt những thăng trầm của nước Anh trong giai đoạn chuẩn bị Brexit.
Ông de Belenet nói: “Người Anh rất kiên cường. Chúng tôi đã lo sợ niềm tin thị trường sẽ chịu tác động tiêu cực (từ Brexit), song thị trường vẫn đang giữ vững. Thị trường này mạnh mẽ hơn Pháp”.
Mỗi năm, khoảng 1/3 doanh thu của Bollinger – tương đương 1,5 triệu euro (tương đương 1,8 triệu USD) – đến từ Vương quốc Anh.
Trước khi việc ký kết thỏa thuận thương mại hậu Brexit được công bố, một số hãng sản xuất rượu sâm panh khác ví dụ như Joseph Perrier, vốn phân phối khoảng 20% trong tổng số 800.000 chai rượu sâm panh được bán sang Anh mỗi năm, đã tỏ ra lo lắng về “một cú đánh” của việc Brexit chính thức kết thúc không thỏa thuận và hậu quả là các rào cản thương mại xuất hiện.
Tuy nhiên, Maxime Toubart, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng nho tại Pháp, cho biết rượu sâm panh Pháp đã chiếm được trái tim của người Anh trong ba thế kỷ nay, do đó thị trường có lý do để tự tin, bất chấp những biến động có thể xảy ra.
EU duy trì hạn ngạch đánh bắt cá thêm 3 tháng
Ngày 17/12, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn thêm 3 tháng hạn ngạch đánh bắt cá giữa Anh và EU do hai bên chưa đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
Tàu đánh cá tại vùng biển đông Baltic. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dù đàm phán thương mại giữa Anh và EU chưa đi đến kết quả, song EU không chờ đợi thêm về vấn đề hạn ngạch. Bộ trưởng Nông nghiệp Julia Kloeckner của Đức - nước đang đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU - cho biết quyết định trên giúp các ngư dân có thể duy trì đánh bắt cá vào ngày 1/1 tới.
Trước đó, các bộ trưởng EU đều nhất trí giảm 7,5% hạn ngạch đánh bắt cá tại Địa Trung Hải vào năm 2021, thấp hơn so với mức giảm 15% mà Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất do vấp phải sự phản đối của Tây Ban Nha, Pháp và Italy. Tuy nhiên, Anh kiên quyết muốn giành lại toàn bộ quyền kiểm soát lãnh hải sau tháng này, khi giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc. Cho dù không đạt thỏa thuận khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp, hai bên vẫn phải quản lý hạn ngạch đánh bắt theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển để tránh hoạt động khai thác quá mức.
Cùng ngày, trên mạng xã hội Twitter, trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit Michel Barnier khẳng định các cuộc thảo luận của Anh và EU đang tiến triển tốt, song vẫn còn những rào cản cuối cùng trước khi đi đến thỏa thuận. Ông nhấn mạnh EU sẽ chỉ ký một thỏa thuận giúp bảo vệ lợi ích và nguyên tắc của khối.
Trong khi đó, một quan chức Anh xác nhận hai bên vẫn bất đồng trong các lĩnh vực quan trọng.
EU và Anh đã nhất trí tiếp tục đàm phán cho đến khi hai bên có thể đạt được thỏa thuận, dù đã qua hạn chót ngày 13/12 vừa qua.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier cho biết việc ký kết thỏa thuận thương mại mới với Anh vẫn khả thi và hai bên vẫn đang đàm phán giải quyết những bất đồng dai dẳng. Trong dự thảo mới nhất đưa ra ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục vào đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021 và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, phía Anh đã không chấp nhận.
Thủ tướng Anh gây chú ý khi đeo cà vạt hình cá phát biểu về Brexit Trong bài phát biểu mới nhất về thỏa thuận Brexit, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lựa chọn một chiếc cà vạt có liên quan đến ngành đánh bắt cá. Đêm Giáng sinh (24/12), Thủ tướng Anh Boris Johnson tổ chức họp báo để bình luận về thỏa thuận thương mại Brexit vừa đạt được. Ông đeo một chiếc cà vạt có họa...