Thị trường phái sinh tăng trưởng ấn tượng sau ba năm hoạt động
Thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), sau ba năm khai trương hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã phát triển nhanh chóng, vượt kỳ vọng, thể hiện vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần tích cực vào ổn định thị trường cơ sở.
Ngày 10-8-2017, thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) chính thức khai trương hoạt động, góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường của HNX cũng như hoàn thiện cấu trúc hoạt động thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế. Việc phát triển thị trường phái sinh là xu thế tất yếu không chỉ với thị trường chứng khoán Việt Nam mà đó là xu thế chung của thế giới.
Hiện tại, TTCKPS có hai sản phẩm phái sinh trên các tài sản cơ sở là: chỉ số cổ phiếu VN30 và trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm, trong đó hợp đồng tương lai TPCP là sản phẩm dành riêng cho các nhà đầu tư tổ chức.
Có thể nói, TTCKPS dù mới ra đời nhưng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ phát triển tương đối tốt, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong vòng ba năm qua, tính đến hết tháng 7, đã có tổng số hơn 67,9 triệu hợp đồng tương lai được giao dịch.
Hoạt động trên thị trường phái sinh đặc biệt sôi động vào những thời điểm thị trường cơ sở có biến động mạnh. Thanh khoản trên thị trường liên tục vượt qua các mốc đã đạt được trước đó.
Nếu như năm 2019, KLGD bình quân trên TTCKPS đạt 88.740 hợp đồng/phiên, tăng 12,6% so năm trước đó, thì chỉ tính riêng trong bảy tháng đầu năm 2020, KLGD bình quân đã tăng xấp xỉ 95% so năm 2019, đạt 173.009 hợp đồng/phiên.
Mức KLGD kỷ lục năm 2019 là 191.707 hợp đồng đã liên tục bị phá vỡ, và kỷ lục mới nhất được thiết lập là mốc 356.033 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 29-7-2020.
Mưc tăng trương ngoan muc vê doanh sô giao dich cua thi trương phai sinh Viêt Nam như trên la con số mà nhiều thị trường phát triển trước đó phải mất nhiều năm mới đạt được. Sở Giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan (TAIFEX) phải mất 13 năm, Sở Giao dịch Chứng khoán phái sinh Thái Lan (TFEX) phải mất hơn bảy năm mới đạt được số lượng hợp đồng giao dịch như mức Sở GDCK Hà Nội đạt được hiện nay.
Video đang HOT
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng hợp đồng giao dịch, khối lượng hợp đồng mở (open interest – OI) cũng đã tăng gấp 4,7 lần từ 8.077 hợp đồng vào thời điểm cuối năm 2017 lên 38.001 hợp đồng ngày 31-7-2020.
Trong các giai đoạn thị trường cổ phiếu trong nước và quốc tế phải hứng chịu những đợt giảm điểm mạnh, nhất là giữa thời điểm nền kinh tế chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid 19 trong quy I-2020, hay khi giá dầu thô trên thế giới giảm xuống mức kỷ lục dưới 0 USD vào tháng 4-2020, OI toàn thị trường phái sinh đã có sự gia tăng manh so các thời điểm trước đó.
Con số thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5-2020, khi thị trường cổ phiếu có nhiều biến động, thị trường chứng khoán phái sinh vẫn có được sự tăng trưởng đáng kể, khối lượng giao dịch sản phẩm HĐTL trên chỉ số VN30 tăng gần 30% và OI tăng 12% so tháng trước đó.
Trong tháng 4-2020, khối lượng giao dịch phái sinh tăng 19% và OI tăng 70% so tháng 3. Mới đây nhất, sau đợt sụt giảm mạnh của thị trường cơ sở do tác động của dịch Covid 19 lần 2 vào cuối tháng 7, đầu tháng 8, ngày 5-8, OI toàn thị trường phái sinh đã đạt 38.817 hợp đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.
Từ những số liệu về thanh khoản đó, có thể thấy TTCKPS Việt Nam đã và đang góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh, là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu hiệu để giữ chân dòng vốn ở lại thị trường những khi thị trường cơ sở sụt giảm mạnh.
Với sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP, nhà đầu tư tổ chức có thêm một lựa chọn để đầu tư và phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu. Với đặc thù là sản phẩm dành riêng cho nhà đầu tư tổ chức nên giao dịch của sản phẩm này chưa thât sư sôi động. Sau một năm ra mắt, đã có 296 hợp đồng tương lai TPCP được giao dịch.
Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh vẫn liên tục gia tăng hàng tháng. Đến cuối tháng 7-2020, đã có 132.274 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, tăng gấp 1,5 lần so với cuối năm 2019. Hệ thống thành viên giao dịch và bù trừ của TTCKPS đến nay đã có 19 CTCK, tăng 5 thành viên so năm 2019. Việc gia tăng các thành viên cũng được xem là một yếu tố tích cực giúp gia tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường này.
Trong thời gian tới, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục được các cơ quan quản lý định hướng mở rộng quy mô của thị trường phái sinh đủ lớn để thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước.
Trước mắt, Sở GDCK Hà Nội sẽ nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người đầu tư và theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ. Bên cạnh các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số, Sở GDCK Hà Nội cũng có kế hoạch nghiên cứu phát triển các sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên các cổ phiếu đơn lẻ (SSF) và hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu đơn lẻ (SSO).
Đồng thời, Sở GDCK Hà Nội đang tiếp tục phối hợp các cơ quan quản lý và đơn vị tổ chức thị trường liên quan, xây dựng khung pháp lý chuẩn bị cho việc ra mắt các sản phẩm mới, có thể áp dụng từ sau năm 2020.
Ngoài ra, Sở cũng không ngừng nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức trên thị trường phái sinh.
Song song với đó, Sở GDCK Hà Nội tiếp tục phối hợp các cơ quan quản lý để tăng cường công tác giám sát trên thị trường phái sinh cũng như giám sát liên thị trường, bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, hiệu quả, và an toàn cho nhà đầu tư.
Cần sớm có khung pháp lý cho hoạt động Fintech để minh bạch thị trường
Đó là mong mỏi của ông Đỗ Minh Hải, đồng sáng lập (co-Founder) kiêm Giám đốc tài chính Công ty TNHH ATM Online Việt Nam khi nhìn nhận về thị trường Fintech (Financial Technology) tại Việt Nam. Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Đỗ Minh Hải liên quan đến các hoạt động Fintech tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường Fintech tại Việt Nam hiện nay?
Theo thống kê hiện dân số Việt Nam 96 triệu người thì có tới 55 triệu người dùng mạng xã hội tích cực và 50 triệu người dùng điện thoại tích cực. Trong đó có tới 21 triệu khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ online. Sự phát triển của internet thực sự là một "đại dương xanh" cho ngành tài chính tiêu dùng, thúc đẩy các dịch vụ tài chính không dùng tiền mặt và cung cấp các giải pháp tài chính tới những đối tượng khách hàng chưa được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng truyền thống.
Ông Đỗ Minh Hải, đồng sáng lập (co-Founder) kiêm Giám đốc tài chính Công ty TNHH ATM Online Việt Nam
Đây cũng là lý do khiến hàng trăm app, các trang web hoạt động fintech cho vay trực tuyến mọc lên như nấm sau mưa, trong khi nhà nước chưa có bất cứ khung pháp lý nào cho hoạt động của các công ty Fintech. Điều này khiến thị trường nhiễu loạn, thật giả lẫn lộn ảnh hưởng đến cả khách hàng và các công ty làm ăn minh bạch.
Vậy trong khi chưa có khung pháp lý thì Công ty TNHH ATM Online Việt Nam - công ty fintech do ông đồng sáng lập hoạt động dưới hình thức như thế nào? Đối tượng khách hàng mà công ty nhắm đến cũng như các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp?
ATM Online Việt Nam là thành viên của TM Online có trụ sở chính tại Singapore và hoạt động tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài. Chúng tôi có mặt tại Việt Nam từ năm 2017 làm dịch vụ tư vấn tài chính (mã ngành 7020) giới thiệu khách hàng có nhu cầu vay với các khoản vay trực tuyến thanh toán trả góp. Chúng tôi ký kết hợp tác với công ty TNHH Thương mại dịch vụ TM 24H (100% vốn Việt Nam) hoạt động cấp tín dụng khác (dịch vụ cầm đồ theo mã ngành 6492). Đây là đơn vị sẽ giải ngân các khoản vay do chúng tôi tư vấn.
Đối tượng khách hàng có độ tuổi 22-60 tuổi, có thu nhập ổn định, có tài khoản ngân hàng, thích sự tiện lợi của sản phẩm và dịch vụ fintech nhưng không có khả năng vay được các sản phẩm vay của các công ty tài chính hay ngân hàng truyền thống. Đây là những khách hàng có nhu cầu vay khoản nhỏ trong thời gian ngắn.
Sản phẩm là các khoản tiền vay từ 3-6 triệu đồng đối với khách hàng vay lần đầu và lên tới 10 triệu đồng đối với khách hàng vay lại. Kỳ hạn vay 03 tháng đối với khách hàng vay lần đầu và 06 tháng đối với khách hàng vay lại. Lãi suất và các mức phí thấp hơn các công ty cùng ngành. Thủ tục đăng ký vay online phê duyệt chỉ từ 10-30 phút. Các khoản vay có hợp đồng chuyển khoản thẳng vào tài khoản ngân hàng hoặc thẻ ghi nợ.
Vậy từ khi hoạt động đến nay công ty đã giải ngân được bao nhiêu khỏan vay và vấn đề nợ xấu của ATM Online được quản lý như thế nào?
Hiện chúng tôi có hơn 1,5 triệu đơn đăng ký vay nhưng khách hàng được duyệt vay mới đạt hơn 100 ngàn khách với mức cao nhất là 10 triệu thấp nhât là 3 triệu. Tỷ lệ cho vay khi thẩm định chỉ đạt 7%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 15%.
Sau 3 năm hoạt động trong lĩnh vực Fintech, ông thấy khó khăn nhất hiện nay là gì? Theo ông cần có khung pháp lý như thế nào để thúc đẩy Fintech ở Việt Nam phát triển?
Về khó khăn hiện trên thị trường có khoảng 12 nhóm qui tụ khoảng hơn 10 ngàn người kêu gọi không trả nợ vay trên online. Thậm chí còn có các nhóm mua bán giấy tờ giả, sửa thông tin chứng minh nhân dân, biên lai đóng tiền... gây nhiễu loạn thị trường ảnh hưởng đến họat động của các công ty làm ăn minh bạch.
Fintech là xu thế tất yếu của thị trường tài chính vì vậy rất cần qui định cụ thể như doanh nghiệp hoạt động phải có đăng ký kinh doanh và kiểm toán đầy đủ. Cần có khung pháp lý và chính sách quản lý. Cụ thể, các công ty Fintech phải tích cực tham gia cùng Ngân hàng nhà nước (NHNN) về việc xây dựng chính sách quản lý minh bạch, rõ ràng. Đặc biệt cần có trung tâm thông tin tín dụng cho Fintech. Các công ty Fintech phải được kiểm toán, báo cáo đầy đủ cho NHNN.
Ngày 1/6 vừa qua, NHNN đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Theo tôi, về mặt pháp lý, nên đưa các công ty Fintech vào trong phạm vi quản lý của NHNN vì: có hoạt động cho vay; Để quản lý rủi ro, tránh nợ xấu, qui định thống nhất quy trình cho vay, nhắn nợ, trích lập dự phòng, chia sẻ dữ liệu trên Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC)...
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Nhà đầu tư nhỏ cháy tài khoản: Đừng trách đòn "chơi ác" của Bigboy Thị trường tài chính hoạt động không có tình bằng hữu giữa người với người. Mọi nhà giao dịch đều cố gắng đánh bại người khác. Bị "cháy" tài khoản, nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ có thể tự trách mình, thay vì đổ lỗi cho người khác... Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Hòa, nhà đầu tư chuyên nghiệp trên...