Thị trường phái sinh: Chững lại đà tăng
Thị trường đứng trước áp lực điều chỉnh khi quán tính dòng tiền không có dấu hiệu cải thiện thêm và các trụ cũng có dấu hiệu suy yếu dần khi đang được treo ở nền giá khá cao.
Dòng tiền hút vào thị trường chứng khoán
Trên thị trường toàn cầu, dòng tiền đầu cơ đang hướng nhiều hơn đến các tài sản mang tính rủi ro cao, trong đó có chứng khoán, trong khi những tài sản được xem là an toàn đang có chiều hướng giảm, điển hình là vàng. So sánh tương quan với các chỉ số chứng khoán khác, VN-Index đang nằm trong Top những chỉ số có xu hướng tích cực nhất.
VN-INDeX nằm trong top những chỉ số có xu hướng tích cực nhất.
Diễn biến này phần nào nhờ thông tin thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung có bước tiến triển tích cực. Phía Trung Quốc vừa cho hay hai bên đã thống nhất về việc gỡ bỏ dần mức thuế bổ sung đã áp lên hàng hóa của nhau theo từng giai đoạn.
ây được xem là bước tiến quan trọng trong lộ trình hạ nhiệt cũng như kết thúc căng thẳng thương mại của hai siêu cường kinh tế trong hơn một năm qua. Hiện giới đầu tư đang mong chờ những phản ứng từ phía Mỹ. Nếu thông tin này cũng được Mỹ xác nhận thì đó được xem là tin tức tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
Sự chậm lại cần thiết
Càng về cuối tuần qua, các chỉ số chứng khoán càng gặp khó với mức độ biến động giá thu hẹp trước sự chủ động hơn của bên bán. Góc nhìn kỹ thuật phản ánh điều này rất rõ khi có nhiều phiên xuất hiện bóng nến trên rất dài và thanh khoản treo ở mức cao.
Phái sinh đóng cửa ở mức gần cao nhất tuần và độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đã thu hẹp lại còn hơn 2 điểm so với mức trung bình của tuần là 4 – 5 điểm.
Độ lệch giữa phái sinh và cơ bản dần thu hẹp.
VN30 và VN30F1911 có kháng cự quanh khu vực 950 điểm.
VN30 và VN30F1911 có kháng cự quanh khu vực 950 điểm.
Mặc dù chỉ số bứt tăng và giá trị dòng tiền tuyệt đối cũng được duy trì ở mức cao trong suốt tuần qua nhưng dòng tiền mới tham gia thị trường vẫn không có nhiều sự thay đổi, biểu hiện rõ nhất là việc quán tính dòng tiền liên tục sụt giảm trong các phiên gần đây.
Video đang HOT
Dư địa tăng tiếp của chỉ số đang bị đặt nhiều thử thách.
Sự suy giảm về mặt dòng tiền được xem là điểm trừ lớn cho khả năng bứt phá tiếp của chỉ số!
à lan tỏa ngắn hạn đang chững lại đà tăng, tức là thị trường không có sự cải thiện thêm về mặt đà tăng, nhưng dấu hiệu đáng lo nhất là việc đà lan tỏa trung bình 10 phiên đang quay về mức cao 70% được ghi nhận vào tháng 7/2019 nên dư địa tăng tiếp của chỉ số đang bị đặt nhiều thử thách.
Đà lan tỏa ngắn hạn đang chững lại.
Nhóm ngân hàng đang ở vùng quá mua nên áp lực điều chỉnh là khá lớn ở nhóm này, nhóm bất động sản mặc dù chưa vào vùng quá mua nhưng áp lực cũng đang dần xuất hiện. Lúc này, nhóm thực phẩm đồ uống có tiềm năng trở thành “cứu tinh” cho khả năng neo giữ đà tăng của thị trường chung.
Nhóm trụ vào vùng quá mua.
Nhìn chung, sự xoay vòng của dòng tiền đầu cơ vẫn được đánh giá là hiệu quả và linh hoạt trong suốt thời gian vừa qua. Do đó, việc duy trì được đà tăng vẫn được đánh giá cao vào lúc này.
Khuyến nghị: “Hạn chế mua đuổi!”
Thị trường đứng trước áp lực điều chỉnh khi quán tính dòng tiền không có dấu hiệu cải thiện thêm và các trụ cũng có dấu hiệu suy yếu khi đang được treo ở nền giá khá cao.
Thực tế là sự điều chỉnh của thị trường chung nếu có xảy ra vẫn được xem là lành mạnh và hết sức cần thiết.
Do đó, chiến lược bám theo xu hướng trong tuần này vẫn là canh Mua (Long) trong các nhịp điều chỉnh kỹ thuật.
Trong khi đó, chiến lược Bán (Short) chỉ thích hợp với tầm nhìn “lướt sóng” trong phiên khi giá tiếp cận khu vực kháng cự.
Cụ thể, canh Long trong các nhịp điều chỉnh về khu vực hỗ trợ quan trọng với chỉ số phái sinh là 935 – 936 điểm với tầm nhìn mục tiêu tới khu vực 948 – 950 điểm và quản trị rủi ro tại khu vực 930 điểm.
Trong khi đó, canh Short lướt ngắn hạn trong phiên ở các nhịp giá tiếp cận kháng cự 948 – 950 điểm.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán phái sinh: Dư địa tăng vẫn còn
Nhìn chung, chỉ số VN30-Index vẫn còn dư địa để tăng tiếp một nhịp với mức cản mạnh quanh khu vực 930 điểm. Sự xoay tua của dòng tiền ở các trụ tính đến thời điểm này vẫn được xem là linh hoạt, sự lan tỏa của các cổ phiếu trụ và dòng tiền vẫn còn dư địa để tích cực hơn.
Câu chuyện thỏa thuận thương mại lại được kỳ vọng
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu mà Việt Nam không là ngoại lệ, đang có những tín hiệu nhen lên hy vọng trong cộng đồng nhà đầu tư.
Tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông điệp sẽ có thỏa thuận kết thúc thương mại với Trung Quốc sớm hơn dự tính. Trong khoảng thời gian qua, liên lạc giữa hai bên vẫn diễn ra và các quan chức cấp cao của Trung Quốc sẽ tới Mỹ để đàm phán vào đầu tháng 10.
Việt Nam đang nằm trong nhóm các thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực khi có sự cải thiện trạng thái từ hồi phục sang pha tăng. Nhìn chung, sức đề kháng của thị trường Việt Nam trong giai đoạn này là khá lành mạnh.
Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường có diễn biến tích cực.
Đà tăng vẫn tiếp diễn
Xét về yếu tố kỹ thuật, đà tăng vẫn được duy trì trên các chỉ số sau những nhịp lừng khừng nhẹ ở những phiên đầu tuần qua. Tuy vậy, đà tăng này có thể sẽ gặp nhiều vất vả hơn quanh khu vực kháng cự mạnh 930 điểm trên cả chứng khoán cơ sở và phái sinh.
diễn biến giá hợp đồng tương lai chỉ số kỳ hạn 1 tháng.
Độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở vẫn không có nhiều sự thay đổi, chủ yếu là đi song song với nhau, tâm lý dòng tiền đầu cơ Long (Mua) không quá hưng phấn trong nhịp này và đó là tiền đề giúp chỉ số tăng bền vững thời gian qua.
Các chỉ số tiến nhanh tới ngưỡng kháng cự mạnh.
Thanh khoản cũng không quá mạnh, do đó, thử thách tại kháng cự 930 điểm sẽ là không nhỏ.
Tâm lý dòng tiền chung có đôi lúc bị dao động, nhưng nhìn chung bên mua vẫn là bên chủ động hơn, lực cung gần như không có nhiều, khiến thị trường chung càng dễ hồi phục.
Dòng tiền đang trên đà tăng và khi đường cầu vẫn nằm trên đường cung thì xu thế tăng vẫn còn được duy trì.
Dòng tiền xoay tua rất linh hoạt.
Sự lan tỏa của các cổ phiếu vốn hóa lớn đang dần được cải thiện trở lại, đà lan tỏa trung bình 10 phiên (MA10) vẫn tiếp tục duy trì đà tăng. Mức đỉnh cũ của đà lan tỏa 10 phiên là 71% và đà lan tỏa ngắn hạn ở mức 67%. Với mức 62% như ở thời điểm hiện tại thì dư địa tăng tiếp là vẫn còn.
Dư địa lan tỏa tích cực.
Nhóm VN30 vẫn duy trì sự đồng thuận giữa giá và dòng tiền, sự lan tỏa tốt và dòng tiền có quay trở lại.
Nhóm ngân hàng vẫn đang giữ nhịp tốt cho chỉ số chung nhưng dòng tiền đang suy yếu nên sức ép điều chỉnh sẽ lớn hơn. Thực phẩm và đồ uống đang nổi lên thành nhóm thay thế vai trò dẫn dắt mới cho chỉ số chung.
Ngoài ra, nhóm bất động sản cũng đang trong quá trình tích lũy và cũng có khả năng trở thành nhóm dẫn dắt mới. Điểm yếu của nhóm này là dòng tiền tham gia còn tương đối yếu.
Canh mua được ưu tiên
Nhìn chung, các chỉ số vẫn còn dư địa để tăng tiếp thêm một nhịp với mức cản mạnh quanh khu vực 930 điểm.
Sự xoay tua của dòng tiền ở các trụ tính đến thời điểm này vẫn được xem là linh hoạt, sự lan tỏa của các cổ phiếu trụ và dòng tiền vẫn còn dư địa để tích cực hơn.
Bên mua vẫn chủ động.
Do đó, chiến lược giao dịch trong tuần này chủ yếu là canh mua (Long) trong các nhịp điều chỉnh về sát khu vực hỗ trợ 918 - 920 điểm.
Trong trường hợp giá lao tới khu vực kháng cự mạnh quanh 930 điểm, nhà đầu tư nên có góc nhìn thận trọng hơn. Trong khi đó, vị thế bán (Short) chưa nên được ưu tiên vào lúc này.
Bài viết được cung cấp bởi Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC)
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chờ "chất xúc tác" Các chỉ số chứng khoán có dấu hiệu tăng rướn khi tiếp cận vùng kháng cự, sự chững lại là điều bình thường khi chỉ số tiếp cận kháng cự và trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang mong chờ những thông tin từ Fed. Yếu tố cơ bản: Chờ tin tức từ Fed Tuần qua, các chỉ số chứng khoán có...