Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng gần ngưỡng cao nhất hai năm qua
Theo báo cáo bán hàng vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC MOTOR và VinFast công bố, thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 10/2020 đã có sự trưởng mạnh kể từ khi dịch COVID-19 lần thứ 2 được kiểm soát và tăng kỷ lục theo tháng trong gần 2 năm qua.
VAMA cho biết, trong tháng 10 vừa qua các đơn vị thành viên có tổng doanh số bán 33.254 xe các loại, tăng 22% so với tháng trước. Trong đó, có 25.339 xe du lịch, tăng 23%; 7.528 xe thương mại, tăng 17% và 387 xe chuyên dụng, tăng 71% so với tháng trước.
Ô tô Vinfast chuẩn bị xuất xưởng. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Xét theo xuất xứ, trong khi doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 20.498 xe, tăng 15% thì doanh số bán của xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12.756 xe, tăng 35% so với tháng 9/2020.
Tổng doanh số bán hàng trên cho thấy, tháng 10/2020 là tháng có doanh số bán hàng cao nhất trong gần hai năm qua khi xấp xỉ chạm ngưỡng doanh số kỷ lục 33.484 xe được ghi nhận trong tháng 1/2019.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, doanh số bán hàng trên chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường ô tô Việt Nam bởi còn có các thương hiệu Audi, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen, Volvo, VinFast, TC MOTOR… Thế nhưng, một số đơn vị này không phải là thành viên của VAMA hoặc là đơn vị thành viên nhưng tạm dừng gửi báo cáo hoặc không tiết lộ doanh số bán hàng.
Chỉ tính riêng TC MOTOR (đại diện thương hiệu Hyundai Thành Công) – đơn vị không phải là thành viên VAMA trong tháng 10 vừa qua có doanh số 7.839 xe; VinFast cũng công bố doanh số 2.866 xe. Tính chung doanh số bán hàng của VAMA, TC MOTOR và VinFast, trong tháng 10 vừa qua thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ tổng cộng 43.959 xe các loại, tăng 4.812 xe so với tháng trước.
Dựa vào báo cáo của các đơn vị trên, trong tháng 10 vừa qua, thương hiệu ô tô tiêu thụ nhiều xe nhất tại Việt Nam không phải là TC MOTOR như tháng trước mà là Toyota khi có 8.841 xe được bàn giao đến tay khách hàng; TC MOTOR xếp ở vị trí thứ 2 khi bán được 7.839 xe; tiếp đến là Kia với 4.685 xe, Mazda 3.926 xe, Mitsubishi 3.126 xe, Ford 2.750 xe, Honda 1.738 xe…
Theo nhận định của giới chuyên doanh, thị trường ô tô có được mức tăng trưởng trên nhờ Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 lần thứ 2, đặc biệt là chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tặng 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe và ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu doanh số.
Cùng với đó, trong tháng 10 vừa qua còn có sự đóng góp doanh số của một số mẫu xe mới như Toyota Corolla Cross vừa ra mắt thị trường đã có 1.548 xe được tiêu thụ; các mẫu xe Fortuner, Innova, Yaris… của Toyota cũng được nâng cấp, làm mới và đã cải thiện được doanh số bán hàng. Đây cũng là tháng Toyota Việt Nam có doanh số bán hàng cao nhất từ đầu năm đến nay.
Video đang HOT
Ngoài Toyota nâng cấp sản phẩm và ra mắt sản phẩm mới, sau nâng cấp, Honda CR-V còn ưu đãi 50% lệ phí trước bạ còn lại cho khách mua xe, tương đương từ 99,8 triệu đến hơn 134 triệu đồng… đã thúc đẩy doanh số bán hàng.
Dự báo thị trường ô tô cuối năm, chuyên gia Nguyễn Tuấn, đến từ công ty Thiên Phúc An chuyên hoạt động trong lĩnh vực ô tô cho rằng, năm 2020 khó đạt được mức tiêu thụ gần 400.000 xe như năm 2019, bởi tổng doanh số bán trong 10 tháng qua mới chỉ đạt 212.409 xe, giảm 18% so với cùng kì năm ngoái. Tính bình quân mỗi tháng VAMA mới tiêu thụ được hơn 21.000 xe, trong khi trong khi mức bình quân của năm trước là trên 33.000 xe/tháng.
Ông Tuấn cũng cho rằng, thời gian còn lại của năm 2020 không nhiều, thậm chí từ nay đến cuối năm rất có thể người dân sẽ đổ xô tranh thủ mua xe trước thời điểm 31/12/2020 để tận dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ hoặc sẽ có đợt cao điểm mua sắm cuối năm, nhưng có lẽ cũng không giúp thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng như trước.
Các quỹ để tiền vào chứng khoán
Thị trường chứng khoán không chỉ ghi nhận dòng tiền mới từ các nhà đầu tư nội mà còn đón nhận dòng tiền mạnh mẽ từ các quỹ đầu tư.
Ảnh Shutterstock.
Năm 2021, lợi nhuận các doanh nghiệp có thể hồi phục 28%
Tại buổi họp báo công bố Hội nghị thường niên các nhà đầu tư VinaCapital năm 2020 cuối tuần qua, ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital cho biết, chủ đề chính của hội nghị năm nay là "sự phục hồi của Việt Nam" để nhà đầu tư nước ngoài có thêm thông tin nghiên cứu đầu tư.
Nhờ kiểm soát dịch Covid-19 tốt nên kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh, là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng dương trong năm nay, dự kiến tăng 1 - 2% và sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 6 - 7% vào năm 2021...
VinaCapital dự báo, năm 2020, lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE bình quân giảm 12%, nhưng năm 2021 có thể hồi phục hơn 28%.
Theo ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư VinaCapital, giai đoạn xuất hiện dịch bệnh Covid-19, dòng tiền nội dẫn dắt thị trường chứng khoán.
Khối nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ròng, nhưng so với các nước Đông Nam Á khác, mức độ bán ròng không mạnh.
Khối ngoại rút vốn đơn giản là vì "nhà" của họ đang khó khăn, rút về cho an toàn, nhưng đó là suy nghĩ của các nhà đầu tư cá nhân.
Các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn rất nhiều tiền, họ rót ròng hàng trăm triệu USD vào các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinhomes.
Ông Andy Ho cho rằng, trong trung và dài hạn, dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán và câu chuyện nâng hạng thị trường là yếu tố hấp dẫn.
Nhiều quỹ có kế hoạch đầu tư lớn
Trong ngành quỹ, ngoài sự xuất hiện các quỹ ETF mới, liên tiếp trong quý IV/2020, SSIAM thành lập 2 quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân (Private Equity - PE). Trong đó, Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VGIF) có vốn góp của CT Bright thuộc Tập đoàn Charoen Pokphand và Mercuria Investment Co., Ltd.
Đây là quỹ thành viên, quy mô dự kiến 150 triệu USD, kỳ hạn 10 năm, thời gian đầu tư 5 năm, được thành lập ngày 14/10/2020.
Với Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam DAIWA-SSIAM III (Daiwa-SSIAM III), SSIAM và đối tác Daiwa Corporate Investment Asia Limited thuộc Tập đoàn Daiwa Securities vừa hoàn thành đợt gọi vốn đầu tiên cho quỹ vào ngày 30/10/2020. Quỹ có quy mô dự kiến 100 triệu USD, kỳ hạn 10 năm, thời gian đầu tư 5 năm.
Dự kiến, giá trị mỗi khoản đầu tư của Quỹ VGIF từ 10 - 20 triệu USD, còn mỗi khoản đầu tư của Quỹ Daiwa-SSIAM III dưới 10 triệu USD.
SSIAM nhìn nhận, các quỹ PE mở mới đang hoạt động sôi động tại thị trường Việt Nam. Một số quỹ khác chuyển từ trọng tâm đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết sang đầu tư như các quỹ PE, chẳng hạn Quỹ VOF của VinaCapital, hay một số quỹ mới huy động của Mekong Capital.
SSIAM đang huy động vốn cho hai quỹ mới, hiện đã sẵn sàng giải ngân.
Ông Nguyễn Phan Dũng, Phó tổng giám đốc SSIAM chia sẻ, thành lập thêm 2 quỹ PE đã có sẵn trong kế hoạch năm 2020, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng các đối tác chiến lược trong thời gian dài trước đó.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 khiến tiến độ thành lập quỹ bị chậm so với kế hoạch và thực tế có những ảnh hưởng nhất định trong tiến độ thực hiện cam kết góp vốn của một số nhà đầu tư quốc tế trong năm nay.
Dù vậy, các quỹ hiện đã được thành lập và huy động vốn đợt đầu thành công cho thấy kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam của các nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Tính đến thời điểm hiện tại, các quỹ đều có sẵn số vốn cam kết trên dưới 30 triệu USD, sẵn sàng thực hiện giải ngân. Việc gối đầu giữa giải ngân thực tế và gọi vốn sẽ giúp tăng tính hiệu quả trên mỗi đồng vốn đầu tư.
Theo góc nhìn của SSIAM cũng như các đối tác và kỳ vọng của nhà đầu tư, Việt Nam liên tục là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là điểm đến FDI hàng đầu của khu vực.
Thặng dư tài khoản kép lành mạnh với dự trữ ngoại hối đang tăng, hệ thống ngân hàng trong nước được củng cố, cải thiện hiệu quả hoạt động, lãi suất và lạm phát ổn định... mang lại cho Việt Nam sự ổn định kinh tế vĩ mô và đồng nội tệ mạnh hơn.
Vừa qua, thị trường chứng khoán có đợt điều chỉnh, ông Dũng cho biết, ông không quá quan tâm đến diễn biến ngắn hạn, mà chú trọng vào nền tảng kinh tế, sức khỏe của các doanh nghiệp và triển vọng tăng trưởng của cả hai.
Với chiến lược đầu tư chủ động, VinaCapital tập trung vào việc đồng hành và góp phần gia tăng giá trị của từng doanh nghiệp qua các hoạt động sau đầu tư.
Khi doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, gia tăng lợi nhuận hay thị phần, giá trị các khoản đầu tư sẽ được phản ánh đúng thông qua IPO hay thoái vốn thỏa thuận trên thị trường.
Triển vọng thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư tháng 11 "Môi trường lãi suất thấp và điểm sáng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn" là nhận định trong Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 11/2020: Động lực tăng cho thị trường được củng cố do Công ty cổ phần Chứng khoán SSI vừa công...