Thị trường ô tô Trung Quốc: Thăng hoa nhờ SARS, tàn lụi vì corona
Dịch SARS năm 2003 đã giúp thị trường ô tô Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ nhưng thời huy hoàng đó không hề trở lại khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát.
17 năm trước, dịch SARS làm thị trường ô tô Trung Quốc thăng hoa
Cách đây 17 năm, SARS – hội chứng suy hô hấp cấp bất ngờ bùng phát, nhanh chóng lan rộng sang 32 quốc gia khác nhau chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Tổng cộng có 8.422 người mắc bệnh, trong đó tử vong hơn 900 người. “Đất nước đông dân nhất thế giới” thiệt hại nặng nhất với hơn 5.300 người nhiễm bệnh, tử vong 349 người.
Thời điểm đó, sau khi triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2003 khép lại, hàng loạt sự kiện của ngành ô tô đã bị hủy bỏ, trong đó có cả lễ ra mắt xe mới. Năm 2003, thị trường ô tô Trung Quốc đang trên đà phát triển. Nhiều trang tin tức ô tô khi đó nhận định, thị trường ô tô Trung Quốc sẽ “đóng băng” do dịch bệnh.
Thị trường ô tô Trung Quốc: Thăng hoa nhờ SARS, tàn lụi vì corona
Tuy nhiên, thị trường ô tô Trung Quốc đã có bước phát triển thần kỳ, trái ngược với những lời đồn đoán. Dịch SARS đã tạo ra một cái cớ hợp lý để người tiêu dùng đổ xô mua xe. Ô tô, mặt nạ, chất sát trùng,… bỗng nhiên cháy hàng. Năm 2003, tổng doanh số tiêu thụ ô tô tại thị trường Trung Quốc đạt hơn 4.390 nghìn xe, tăng 34,21% so với năm 2012.
Dịch SARS là nguyên nhân thúc đẩy các giao dịch mua bán ô tô tăng lên chóng mặt. Quá trình mua xe của người dân được rút gọn xuống mức thấp nhất có thể. Đây cũng là năm đầu tiên ghi nhận sự “ăn nên làm ra” của các trang web chuyên bán xe. Lượng khách hàng tìm kiếm thông tin ô tô thông qua website tăng đột biến.
Rồi người ta thấy, những dòng xe gia đình giá dưới 100.000 NDT phất lên như diều gặp gió. Nỗi lo sợ SARS lây lan trong không khí, đặc biệt là những nơi tụ tập đông người khiến nhu cầu mua ô tô tăng mạnh mẽ. Giới kinh doanh ô tô thực sự bất ngờ khi đứng trước cơ hội có 1-0-2.
Video đang HOT
Nhưng bây giờ, ô tô Trung Quốc đang lao đao vì Corona
Thế nhưng, khi đại dịch virus corona chủng mới bùng phát, mọi thứ diễn biến theo chiều ngược lại so với hồi dịch SARS. Đắt hàng nhất vẫn là khẩu trang, dung dịch sát trùng, còn ngành ô tô thì… chết đậm.
Đại dịch virus corona bùng phát đúng lúc thị trường ô tô Trung Quốc đang bão hòa
Ông Lang Xuehong – Phó tổng thư ký Hiệp hội đại lý ô tô Trung Quốc nhận định, thị trường ô tô Trung Quốc tiếp tục lao dốc và thiết lập mức thấp nhất vào năm 2020. Theo lời ông Lang Xuehong, khác với dịch SARS, dịch corona xuất hiện đúng lúc thị trường ô tô Trung Quốc đang thoái trào. Chưa kể đến việc virus corona tạo ra khủng hoảng tiêu dùng và sản xuất tại Trung Quốc.
“ DịchCorona lan truyền trên diện rộng với tốc độ chóng mặt, bao gồm cả khu vực nông thôn rộng lớn vốn được bảo vệ nghiêm ngặt. Cũng có khả năng dịch corona sẽ làm nhu cầu mua xe nhích lên nhưng nó chưa phản ánh được điều gì“, ông Lang Xuehong cho biết.
Dịch corona làm tê liệt các nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất tiêu dùng với quy mô lớn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc nói chung và ngành ô tô nói riêng.
Dịch viêm phổi Vũ Hán sẽ tác động tiêu cực đến ngành ô tô Trung Quốc
Theo Chen Binbo – Nhà tiếp thị ô tô cao cấp từ Vũ Hán cho rằng, corona gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người dân và có thể làm họ do dự khi mua xe. Tất cả các phân khúc, từ bình dân đến hạng sang đều bị ảnh hưởng. Hiện tại, người dân chỉ có thể ở trong nhà để đảm bảo an toàn và không nghĩ đến chuyện gì khác. Đường phố vắng tanh, trầm lắng. Một không khí ảm đạm bao trùm.
Ngoài ra, hàng loạt hãng xe ô tô tại Vũ Hán đã đóng cửa nhà máy sản xuất và đưa nhân viên của mình về nước để lánh nạn. Khoảng hơn 500 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng ô tô cũng ngừng hoạt động, chờ đợi những chuyển biến tích cực của đại dịch.
Với những gì phơi bày trước mắt, đại dịch viêm phổi do virus corona đang là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc và cả thế giới. Một số thương hiệu ô tô dự định, sau khi hết dịch, họ tập trung bán xe trực tuyến và áp dụng các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng khu vực để lôi kéo khách hàng.
Theo Oto
Hãng xe Trung Quốc chơi lớn ở Việt Nam năm nay: Gốc Anh, lắp tại ASEAN để được miễn thuế, có thể bán cả ô tô điện
SAIC hay MG dưới sự phân phối của Tan Chong sẽ là cái tên mới trên thị trường ô tô Việt Nam với các mẫu xe hứa hẹn không chỉ cạnh tranh với thương hiệu đồng hương mà cả các hãng lớn khác.
Ô tô Trung Quốc tại Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu khác nhau, dưới sự phân phối của các công ty khác nhau. Trong năm 2020, nhiều khả năng sẽ có thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc đáng chú ý khác là SAIC với thương hiệu con nổi tiếng là MG. Theo tờ báo Thượng Hải (Yicai Global), SAIC Motor sẽ bán xe tại Việt Nam ngay trong năm nay.
SAIC sẽ gia nhập thị trường Việt Nam trong năm 2020.
Nhiều khả năng, SAIC sẽ được phân phối bởi tập đoàn Tan Chong chứ không phải một số doanh nghiệp chuyên nhập khẩu ô tô Trung Quốc đã và đang hoạt động tại Việt Nam. Trước đó, ngày 29/7/2019, Tan Chong từng ký biên bản ghi nhớ với SAIC Motor để tìm kiếm cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam, bao gồm cả việc lắp ráp, bán và nhập khẩu xe. Tan Chong là tập đoàn lớn, đang nắm quyền quản lý thương hiệu Nissan tại Việt Nam.
Một điểm đáng chú ý khác là những dòng xe Trung Quốc này không được lắp ráp tại quê nhà, mà có nhà máy đặt tại Indonesia và Thái Lan để xuất khẩu đi các quốc gia khác trong ASEAN như Philippines, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Nếu tỷ lệ nội địa hoá xe đạt từ 40% trở lên, những chiếc xe này khi nào Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
SAIC có nhà máy lắp ráp xe tại Thái Lan.
Hiện tại, SAIC đang có 3 thương hiệu con là MG, Roewe và Maxus. Trong đó, MG là hãng xe đã xuất hiện tại một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan hay Philippines... Bởi vậy, nhiều khả năng, nhà phân phối sẽ chọn thương hiệu MG để bán tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, giới kinh doanh ô tô Trung Quốc cũng đang kháo nhau về việc nhiều dòng xe MG rục rịch về nước.
Trước đây, MG đã vào thị trường Việt Nam hồi năm 2012 dưới sự phân phối của CT Brothers Automobile với showroom đầu tiên ở Lê Văn Lương (Hà Nội) nhưng sau đó đã sớm biến mất, chung số phận với không ít thương hiệu đồng hương khác như Geely hay Lifan.
MG Motor là thương hiệu ô tô có gốc từ Anh quốc với tuổi đời gần 100 năm. SAIC Motor của Trung Quốc đã mua lại thương hiệu này, sản xuất xe phục vụ thị trường nội địa và xuất ngược lại sang cả châu Âu và một số thị trường khác. Một số mẫu xe nổi tiếng của MG hiện nay có thể được bán tại Việt Nam là ZS và HS thuộc những phân khúc SUV đô thị nhỏ và trung đang lên ngôi.
MG HS có khả năng được bán tại Việt Nam.
Không loại trừ khả năng MG sẽ có cả ô tô điện tại Việt Nam. Hiện tại, doanh nghiệp này đã tiếp cận thị trường Singapore bằng mẫu ô tô điện MG EZS. Sự thành công này có thể là tiền đề để hãng ô tô Trung Quốc mở rộng thị trường xe điện tại các quốc gia khác trong Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.
SAIC được kỳ vọng sẽ để lại dấu ấn tại Việt Nam từ những gì mà hãng đã làm được trong thời gian qua. Doanh nghiệp Trung Quốc năm vừa qua đã xuất khẩu 350.000 xe đi toàn thế giới, với mức tăng trưởng hàng năm đạt 26%, là nhà cung cấp Trung Quốc lớn nhất trong 4 năm liên tiếp. Ô tô thuộc thương hiệu MG chiếm áp đảo với 139.000 chiếc (90%) trong năm ngoái. Trong đó, 14.000 chiếc là ô tô điện.
Theo Trí Thức Trẻ
Giảm giá trăm triệu vẫn ế, đại lý ô tô tung "quân bài chiến lược" câu khách Lo ngại để xe tồn sang năm mới, hết đời xe lại càng bán khó, đại lý tiếp tục tung "quân bài chiến lược" là các chương trình khuyến mãi để giành giật thị phần, xoay xở bán thu hồi vốn trước khi hết năm. Giảm giá trăm triệu vẫn ế, đại lý ô tô dài cổ ngóng khách mua Thị trường ô...