Thị trường ô tô Đông Nam Á lao đao vì đại dịch Covid-19
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến lượng tiêu thị ô tô tại khu vực Đông Nam Á giảm mạnh trong tháng 4.2020, trong đó riêng thị trường Indonesia giảm gần 90%, các hãng ô tô tại Malaysia bán ra chưa tới 150 xe.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến lượng tiêu thị ô tô tại khu vực Đông Nam Á giảm mạnh ẢNH: PAULTAN
Đại dịch Covid-19 hoành hành khiến ngành sản xuất, kinh doanh ô tô tại Đông Nam Á vốn đang trên đà tăng trưởng phải hứng chịu “cú sốc” lớn.
Việc phải áp dụng các biện pháp phong toả, cách lý xã hội khiến nhiều nhà máy sản xuất ô tô tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam… phải tạm dừng hoạt động. Sức mua sụt giảm kéo doanh số bán hàng của những thị trường ô tô hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… lao dốc không phanh.
Doanh số bán ô tô tại Thái Lan trong tháng 4.2020 tiếp tục giảm 65,02% về mức 30.109 xe ẢNH: TRẦN HOÀNG
Tại Thái Lan, Covid-19 đang đẩy ngành sản xuất ô tô đến bờ vực thẳm. Theo số liệu vừa được Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) công bố, doanh số bán ô tô tại quốc gian này trong tháng 4.2020 tiếp tục giảm 65,02% về mức 30.109 xe. Đáng chú ý, đây đã là tháng thứ 11 liên tiếp sức mua ô tô tại Thái Lan sụt giảm. Theo tờ Bangkokpost, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 là nguyên nhân nhu cầu mua sắm ô tô của người dân giảm mạnh.
Trong khi đó tại Indonesia – nơi được xem là thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á trong 2 năm trở lại đây cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Lệnh phong toả, cách ly xã hội được áp dụng từ tháng 4.2020 khiến doanh số bán ô tô tại “xứ vạn đảo” chỉ đạt 7.871xe, giảm 89,7% so với tháng 3.2020. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo), tháng 4.2020 là tháng có doanh số bán hàng thấp nhất trong vòng 15 năm trở lại đây của thị trường ô tô Indonesia.
Thị trường ô tô Malaysia bán ra chưa tới 150 xe trong tháng 4.2020 ẢNH:PAULTAN
Video đang HOT
Tại Malaysia, tình hình thậm chí còn “thê thảm” hơn. Theo dữ liệu từ Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA), chỉ có 141 ôtô được giao đến tay khách hàng trong tháng 4 vừa qua, giảm tới 22.337 chiếc so với tháng 3.2020, tương đương với mức giảm là 99,37%.
Ngoại trừ Proton, Perodua, Honda, Toyota, Nissan, Mitsubishi… các thương hiệu còn lại đều không bán được mẫu xe nào tại Malaysia trong tháng 4.2020. Tương tự các quốc gia khác, Malaysia cũng áp dụng các biện pháp cách lý, phong toả để đối phó nguy cơ lây lan đại dịch Covid-19. Đâu cũng là nguyên nhân chính khiến thị trường ô tô Malaysia gần như “về mo” trong tháng 4.2020.
Mức sụt giảm mạnh khiến lượng tiêu thụ ô tô tại Malaysia, Indonesia… thậm chí còn thấp hơn cả thị trường Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 4.2020 tổng doanh số bán ô tô của toàn thị trường đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng 3.2020.
Hiện tại, nhiều nhà máy sản xuất, đại lý kinh doanh ô tô tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đã đi vào hoạt động trở lại. Chính phủ các nước đang thực hiện các biện pháp nhằm kích cầu thị trường ô tô sau khi gánh chịu hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19.
Perodua, Proton và VinFast
Năm 2018, ở Malaysia, hãng Perodua bán được 227.243 xe; còn hãng Proton bán 64.744 xe. Tính tổng hơn 290.000 xe, chiếm gần 50% thị phần ở Malaysia.
Càng bán càng lỗ, Vinfast chịu được đến bao giờ?Kia Soluto - Xe hạng B nhưng giá hạng A, liệu có nên mua?Vinfast tặng xe Lux SA 2.0 bản cao cấp cho huấn luyện viên Park Hang-SeoTồn kho hàng chục ngàn xe, ôtô mùa Tết đại hạ giá
Doanh số tổng của 2 hãng xe này chiếm tới gần 50% thị phần ở Malaysia trong năm 2018. Điều dễ nhận thấy nhất đó là Perodua và Proton đánh vào những phân khúc phổ thông nhất với mức giá rẻ nhất.
Perodua có chiếc Axia, một chiếc compact cỡ nhỏ với giá bán chỉ từ 135 triệu đồng. Nếu so với xe ở cùng phân khúc mà mang thương hiệu KIA thì nó rẻ hơn gấp đôi. Chiếc Kia Picanto có giá bán từ 275 triệu đồng tại Malaysia; còn Perodua Axia chỉ có từ 135 triệu. Với 135 triệu ở Việt Nam thì mang đi mua Honda Sh 2020 bản cao cấp nhất là vừa đủ.
Perodua Axia
Proton có chiếc Persona, một chiếc sedan hạng B với mức giá bán từ 237 triệu. Nếu so với các đối thủ trong phân khúc đến từ Toyota hay Honda thì giá của Persona rẻ hơn khoảng một nửa. Rất đáng để cân nhắc.
Proton Persona
Câu chuyện phía sau việc định giá sản phẩm "mang tính sản xuất trong nước" của Perodua và Proton chắc chắn là có nhiều vấn đề, nhưng cứ nhìn vào thực tế, với giá bán ra cụ thể thì có thể hiểu vì sao năm 2018 Perodua bán 227.243 xe; Proton bán 64.744 xe; Toyota bán 65.551; Kia bán 5.658 xe và Hyundai bán chỉ vỏn vẹn 2.949 xe, thấp hơn cả Subaru.
Tổng doanh số thị trường ô tô Malaysia 2018
Từ câu chuyện của Perodua và Proton lại nghĩ về VinFast. Hiện tại VinFast đã bước qua năm thứ 2 của cuộc đời. Họ đang có 2 sản phẩm ở phân khúc cao cấp là Lux A2.0 sedan và Lux SA2.0 SUV với mức giá bán ra khá cao. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết cho một sự khởi đầu, một giai đoạn để định vị thương hiệu.
Có lẽ, tương lai VinFast sẽ tấn công đúng vào các phân khúc phổ thông, với các sản phẩm "lắp ráp" và "đổi logo" tương tự kiểu Fadil, nhưng giá sẽ rẻ hơn, rẻ hơn rất nhiều. Đó mới là phân khúc phù hợp để VinFast làm kinh doanh trong dài hạn. Và chắc chắn giá bán của VinFast phải hợp túi tiền của nhiều người Việt hơn. Theo thống kê thì hiện 1.000 người dân Việt chỉ mới có 23 người sở hữu ô tô; số còn lại đang rất thèm ô tô để che mưa, che nắng và bảo vệ tấm thân của họ.
Tất nhiên, định hướng của ông chủ VinFast có thể sẽ khác so với Perodua hay Proton nhưng khác biệt sẽ không quá nhiều. Công thức có sẵn, chỉ cần làm cho phù hợp hơn với thị trường địa phương thôi.
Vinfast (autopro)
Dưới đây là giá tham khảo cho một số mẫu xe của Perodua, Proton, Kia và Toyota bán ra tại thị trường Malaysia.
Giá tham khảo cho xe PERODUA tại Malaysia:
1. Axia, compact cỡ nhỏ, giá từ 24.090 RM, tương đương 135 triệu đồng
2. Bezza, sedan hạng A, giá từ 34.490 RM, tương đương 191 triệu đồng
3. Myvi, hatchback hạng B, giá từ 42,790 RM, tương đương 238 triệu đồng
4. Alza, MPV hạng B, giá từ 51,490 RM, tương đương 286 triệu đồng
5. Aruz, SUV hạng C, giá từ 72,900 RM, tương đương 405 triệu đồng
Giá tham khảo cho xe PROTON tại Malaysia:
1. Saga, sedan hạng A, giá từ 32.800 RM, tương đương 182 triệu đồng
2. Iriz, hatchback hạng B, giá từ 36.700 RM, tương đương 204 triệu đồng
3. Persona, sedan hạng B, giá từ 42.600 RM, tương đương 237 triệu đồng
4. Exora, MPV hạng B, giá từ 59.800 RM, tương đương 332 triệu đồng
5. Preve, sedan hạng C, giá từ 61.090 RM, tương đương 340 triệu đồng
6. X70, SUV hạng, giá từ 99.800 RM, tương đương 555 triệu đồng
7. Perdana, sedan hạng D, giá từ 103,927 RM, tương đương 578 triệu
Giá tham khảo cho xe KIA tại Malaysia:
1. Picanto, compact cỡ nhỏ, giá từ 49.518 RM, tương đương 275 triệu đồng
2. Rio, hatchback hạng B, giá từ 79.518 RM, tương đương 442 triệu đồng
3. Cerato, sedan hạng C, giá từ 104.963 RM, tương đương 584 triệu đồng
4. Sportage, SUV hạng C, giá từ 125.948 RM, tương đương 701 triệu đồng
5. Optima, sedan hạng D, giá từ 139.058 RM, tương đương 774 triệu đồng
Giá tham khảo cho xe Toyota tại Malaysia:
1. Yaris, hatchback hạng B, giá từ 70.888 RM, tương đương 394 triệu đồng
2. Vios, sedan hạng B, giá từ 77.200 RM, tương đương 429 triệu đồng
3. Corolla, sedan hạng C, giá từ 128.888 RM, tương đương 717 triệu đồng
4. Camry, sedan hạng D, giá từ 196.888 RM, tương đương 1,095 tỉ đồng
5. Avanza, MPV cỡ nhỏ, giá từ 80.888 RM, tương đương 449 triệu đồng
6. Innova, MPV cỡ trung, giá từ 115.280 RM, tương đương 641 triệu đồng
7. Rush, SUV hạng B, giá từ 93.000 RM, tương đương 517 triệu đồng
8. Fortuner, SUV hạng C, giá từ 171.500 RM, tương đương 953 triệu đồng
Theo Ngaynay
20 hãng xe không bán được chiếc nào Toàn thị trường chỉ tiêu thụ 141 ôtô trong tháng 4/2020, hơn 20 hãng có doanh số bằng 0. So với mức giảm 44% của Việt Nam, thị trường xe hơi Malaysia chịu tác động nặng nề hơn bởi dịch Covid-19. Chỉ 131 xe con và 10 xe thương mại được tiêu thụ trong tháng 4/2020, giảm 99,37% so với tháng trước đó...