Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo đều tăng
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung đều tăng.
Thu hoạch lúa Thu Đông ở Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.750 đồng/kg, giá bình quân là 5.582 đồng/kg, tăng 86 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.350 đồng/kg, trung bình là 6.571 đồng/kg, tăng 113 đồng/kg.
Giá các mặt hàng gạo cũng có sự tăng nhẹ. Theo đó, giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.700 đồng/kg, giá bình quân 9.479 đồng/kg, tăng 179 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.400 đồng/kg, giá bình quân 9.275 đồng/kg, tăng 167 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.150 đồng/kg, giá bình quân 9.058 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg. Gạo lứt loại 1 có giá trung bình là 8.863 đồng/kg, tăng 248 đồng/kg.
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, giá lúa tại Sóc Trăng vẫn duy trì ổn định như: Đài Thơm 8 là 6.600 đồng/kg; OM 4900 là 6.700 đồng/kg. Riêng ST 24 tăng 100 đồng/kg, lên 8.100 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, lúa IR 50404 đi ngang ở mức 6.000 đồng/kg; Jasmine là 7.100 đồng/kg; OM 4218 là 6.300 đồng/kg.
Tại Bến Tre, giá lúa cũng không có sự biến động như: ST là 6.900 đồng/kg; IR 50404 là 5.650 đồng/kg.
Giá lúa tại Hậu Giang lại có sự tăng giảm tùy loại, điển hình lúa OM 18 giảm 200 đồng/kg còn 6.400 đồng/kg, RVT thì lại tăng 300 đồng/kg lên 8.500 đồng/kg.
Riêng lúa ở Tiền Giang có sự giảm giá ở một vài loại như: IR 50404 giảm 200 đồng/kg còn 6.700 đồng/kg; Jasmine giảm 100 đồng/kg còn 7.500 đồng/kg; riêng OC 10 vẫn ổn định ở mức 6.500 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tươi tại An Giang hầu hết có sự ổn định so với tuần trước, như lúa Nàng hoa 9 đang được thương lái thu mua ở mức 5.600 – 5.700 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 5.600 – 5.800 đồng/kg, lúa OM 5451 từ 5.400 – 5.600 đồng/kg, OM 18 từ 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 5.300 – 5.500 đồng/kg.
Hiện các huyện, thị vùng Đồng Tháp Mười và vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang bắt đầu thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2022. Trước tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài ảnh hưởng trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các địa phương và nông dân, nhất là tại những địa bàn khó khăn khẩn trương thu hoạch trà lúa Hè Thu 2022 dứt điểm, an toàn trước mùa mưa lũ, giảm thất thoát.
Tại Nam Bộ đang vào cao điểm mùa mưa lũ, thời tiết rất phức tạp nên việc thu hoạch, phơi sấy rất khó khăn, tiến độ thu hoạch rất chậm. Với mục tiêu thu hoạch ăn chắc vụ lúa Hè Thu, không để thiên tai gây hại, ngành nông nghiệp các địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn cho nông dân, chỉ đạo thu hoạch nhanh gọn trà lúa vừa chín tới, phát huy vai trò cơ giới hóa nông nghiệp trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; thu hoạch cuốn chiếu từng vùng, từng cánh đồng; tranh thủ thời tiết nắng ráo đến đâu tổ chức thu hoạch khẩn trương đến đó.
Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên từ 420 – 425 USD/tấn so với mức từ 400 – 410 SSD/tấn trong tuần trước.
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, giá gạo cao hơn nhưng không có nhiều giao dịch mới được ký kết trong thời gian gần đây do người mua vẫn trầm lắng, trong khi người bán vẫn chờ đợi giá tăng thêm.
Số liệu sơ bộ cho thấy 37.400 tấn gạo sẽ được thông quan qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1-9/10; trong đó phần lớn xuất sang Philippines và Bangladesh.
Cùng chung xu hướng với thị trường trong nước, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trong tuần qua nhờ nhu cầu từ các nước Trung Đông và Nam Á. Trong khi đó giá mặt hàng thiết yếu này tại nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ giảm do đồng rupee yếu đi.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên từ 422 – 435 USD/tấn so với mức từ 420 – 435 USD/tấn trong tuần trước.
Video đang HOT
Một thương nhân tại Bangkok cho hay Bangladesh đang có nhu cầu mua từ 200.000 – 300.000 tấn. Ngoài ra còn có đơn đặt hàng từ Iraq và Iran, nhưng chỉ một số công ty Thái Lan có đủ yêu cầu về thực hành sản xuất hàng hóa (GMP) để phục vụ thị trường đó.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 376 – 384 USD/tấn, giảm so với mức từ 385 – 392 USD/tấn trong tuần trước, giữa bối cảnh đồng rupee suy yếu và đồn đoán nguồn cung tăng lên sau khi chính phủ quyết định kéo dài chương trình lương thực miễn phí cho người nghèo.
Đồng rupee đã chạm mức thấp kỷ lục hôm 28/9, làm tăng lợi nhuận của các thương nhân từ việc bán hàng ở nước ngoài và cho phép họ giảm giá xuất khẩu.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada, bang Andhra Pradesh, cho biết một số thương nhân đã hy vọng chính phủ sẽ không tiếp tục chương trình thực phẩm miễn phí sau tháng 9/2022. Nhưng với sự phân bổ của chính phủ trong ba tháng nữa, thị trường sẽ bị thừa cung.
Trong khi đó, những hạn chế gần đây của Ấn Độ đối với xuất khẩu đã thúc đẩy dự đoán về nhu cầu nhiều hơn từ các “vựa lúa” khác như Việt Nam.
Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch 30/9, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago, Mỹ (CBOT) giao dịch ngược chiều nhau, trong đó giá ngô và lúa mỳ tăng, còn giá đậu tương giảm.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2022 tăng 8 xu Mỹ (1,19%) lên 6,775 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 12/2022 tăng 25,25 xu Mỹ (2,82%) lên 9,215 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2022 giảm 46 xu Mỹ (3,26%) xuống 13,6475 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Báo cáo về Dự trữ nông sản tính đến ngày 1/9 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy lượng ngô tăng, còn lượng đậu tương giảm nhẹ. USDA ước tính dự trữ ngô cuối niên vụ 2022-2023 ở mức 1,377 triệu bushel, nhiều hơn 142 triệu bushel so với niên vụ trước. Tuy nhiên vụ thu hoạch 2022 ít hơn làm đe dọa đến nguồn cung năm 2023 của Mỹ.
USDA đã nâng mức tiêu thụ ngô tồn dư hàng năm lên 5,706 triệu bushel do lượng lúa mỳ giảm. Vụ ngô năm 2022 bị cắt giảm 41 triệu bushel xuống còn 15,074 triệu bushel.
Vụ đậu tương năm 2022 của Mỹ đã tăng 30 triệu bushel lên 4.465 triệu bushel, với trữ lượng cuối cùng đạt 274 triệu bushel, so với 257 triệu bushel một năm trước. Cả sản lượng và diện tích thu hoạch đều được điều chỉnh cao hơn một chút.
Số liệu về lúa mỳ của USDA có xu hướng tăng. Sản lượng lúa mỳ của Mỹ năm 2022 đã giảm đáng ngạc nhiên 133 triệu bushel xuống 1.650 triệu bushel. Dự trữ lúa mỳ tính đến ngày 1/9 của Mỹ đạt tổng cộng 1,776 triệu bushel, phù hợp với ước tính thị trường và không thay đổi so với năm ngoái.
Nguồn cung đậu tương lớn hơn dự kiến của Mỹ đang trái ngược với nhu cầu xuất khẩu chậm lại và thời tiết thuận lợi ở Brazil. Ngô và lúa mỳ vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh những bất ổn ở Biển Đen leo thang.
Về thị trường cà phê thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Giá cà phê Robusta giao tháng 11/2022 giảm 29 USD xuống 2.153 USD/tấn và giá cà phê Robusta giao tháng 1/2023 cũng giảm 29 USD xuống 2.146 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 4,15 xu Mỹ xuống 221,55 xu Mỹ/lb và giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 giảm 4,30 xu Mỹ xuống 212,55 xu Mỹ/lb (1lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm thêm từ 500 – 600 đồng, xuống dao động trong khung 46.500 – 47.000 đồng/kg.
Giá cà phê tiếp nối xu hướng giảm trên cả hai sàn kỳ hạn do biến động của các chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát vượt mức.
Nhà đầu tư tiếp tục rút vốn chuyển sang thị trường khác vì mức lợi nhuận có sức hấp dẫn hơn.
Áp lực bán cà phê vụ mới của Brazil càng gia tăng khi đồng real suy yếu trở lại, xuống ở mức 1 USD đổi 5,3950 real.
Chỉ số chi tiêu cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng 8/2022 so với tháng 7/2022, cao hơn mức dự báo đã làm dấy lên lo ngại
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cơ sở để mạnh tay hơn trong cuộc họp chính sách sắp tới.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa giảm, gạo lại tăng
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ trong khi giá gạo lại tăng so với tuần trước.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.700 đồng/kg, giá bình quân là 5.475đồng/kg, giảm 133 đồng/kg.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ trong tuần qua. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Tuy nhiên, giá lúa thường tại kho cao nhất 7.150 đồng/kg, trung bình là 6.596 đồng/kg, tăng 46 đồng/kg. Giá các mặt hàng gạo cũng tăng nhẹ. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.550 đồng/kg, giá bình quân 9.171 đồng/kg, tăng 68 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.350 đồng/kg, giá bình quân 8.958 đồng/kg, tăng 58 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.150 đồng/kg, giá bình quân 8.717 đồng/kg, tăng 58 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 9.583 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Tại An Giang, hầu hết các loại lúa có sự ổn định so với tuần trước như: OM 18 từ 5.800 đồng/kg; IR 50404 ở mức từ 5.400-5.600 đồng/kg, lúa Nhật từ 8.000-8.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 từ 5.900 đồng/kg, OM 5451 từ 5.500-5.700 đồng/kg; riêng Đài thơm tám từ 5.700-5.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Về giá các loại gạo ở An Giang cũng không có sự biến động: Hương lài 19.000 đồng/kg, sóc Thái 18.000 đồng/kg, gạo Nàng nhen 20.000 đồng/kg, Nàng Hoa 17.500 đồng/kg, gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg; Jasmine từ 15.000-16.000 đồng/kg; riêng gạo thường 11.500-12.500 đồng/kg.
Tại Cần Thơ, giá các loại lúa vẫn duy trì ổn định so với tuần trước: lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, OM 4218 là 6.600 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg.
Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên, cụ thể: ST 24 có giá là 8.500 đồng/kg, OM 4900 là 8.500 đồng/kg, OM 5451 là 6.700 đồng/kg; riêng lúa Đài thơm 8 là 6.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Còn tại Hậu Giang, giá IR 50404 là 6.400 đồng/kg; OM 18 là 7.000 đồng/kg; RTV là 8.700 đồng/kg.
Vụ Đông Xuân 2021 - 2022 tỉnh Đồng Tháp xuống giống 189.125 ha, đạt 99,5% so với kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch đạt gần 100% diện tích xuống giống, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha. Vụ lúa Đông Xuân đạt trên 1,3 triệu tấn.
Vụ Đông Xuân 2021-2022 tỉnh Đồng Tháp đạt được mục tiêu hơn 1,3 triệu tấn lúa là nhờ tỉnh chỉ đạo người dân thực hiện sử dụng giống lúa xác nhận, ưu tiên sử dụng các giống lúa thơm, cao sản chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 4, cả nước đã gieo cấy được 2.990,6 nghìn ha lúa Đông Xuân, giảm 0,4% so cùng kỳ năm trước; thu hoạch được 1.568,7 nghìn ha; năng suất bình quân trên diện tích thu hoạch đạt 71,1 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt trên 11,1 triệu tấn lúa.
Các địa phương phía Nam đã xuống giống 506,2 nghìn ha lúa Hè Thu, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung tại Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm chào bán ở mức 420 USD/tấn, tăng từ mức 415 USD/tấn của tuần. Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ cũng tăng trong tuần này nhờ nhu cầu từ châu Á và châu Phi tăng cao.
Giá gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng lên mức từ 363 - 367 USD/tấn, cao hơn so với mức từ 361 - 365 USD/tấn trong tuần trước, với giá gạo tăng nhờ đồng nội tệ rupee mạnh lên. Ông Nitin Gupta, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của công ty Olam (Ấn Độ), cho biết: "Nhu cầu đối với tất cả các loại gạo đang tăng mạnh tại châu Á và châu Phi".
Nhìn chung, đồng rupee mạnh hơn làm giảm biên độ lợi nhuận của các thương nhân bán hàng ở nước ngoài.
Một thương nhân có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết "giá đang tăng lên do nguồn cung khan hiếm khi vụ thu hoạch Đông - Xuân đã kết thúc". Theo thương nhân này, nguồn cung sẽ tăng sau vụ thu hoạch Hè-Thu vào cuối tháng Năm tới đây.
Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm đứng ở mức từ 435-445 USD/tấn trong tuần này, tăng từ mức gần mức từ 432- 435 USD/tấn của tuần trước đó.
Một thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết: "Nhu cầu từ Iraq ngày càng nhiều, với nhiều tàu vận chuyển hàng hóa đến để mua gạo và điều này khiến giá cả tăng lên". Một thương nhân khác cho biết lượng gạo trên thị trường sẽ bắt đầu giảm khi Thái Lan bước vào mùa mưa.
Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch ngày 6/5, giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago (Mỹ, CBOT) biến động tăng giảm trái chiều, với giá ngô và đậu tương giảm trong khi giá lúa mỳ tăng.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 7/2022 giảm 12,75 xu Mỹ (tương đương 1,6%) xuống 7,8475 USD/bushel. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn giảm 25 xu Mỹ (1,52%), xuống 16,22 USD/bushel. Còn giá lúa mỳ giao tháng 7/2022 tăng 2 xu Mỹ (0,18%) lên 11,085 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Giá ngô và đậu tương giảm do ảnh hưởng của thị trường tài chính và dự báo thời tiết vùng Trung Mỹ được cải thiện. Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho rằng người dùng cuối có thể sử dụng thời gian này để tính toán về báo cáo mà Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra ngày 5/5. Thời tiết gieo trồng cải thiện đang gây ra áp lực ngắn hạn đối với giá cả trên sàn CBOT. AgResource quan ngại giá ngũ cốc giảm sẽ kéo dài hoặc rất sâu. Giá lúa mỳ sẽ được theo dõi sát sao theo tình hình hạn hán ở Liên minh châu Âu.
Về thị trường cà phê thế giới, trong phiên giao dịch cà phê ngày 6/5, giá cà phê thế giới trên hai sàn tại London và New York đều trong xu hướng giảm do việc thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản.
ADVERTISING
X
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tiếp tục sụt giảm mạnh. Trong đó, giá cà phê kỳ hạn giao ngay tháng 7/2022 giảm thêm 53 USD, xuống 2.083 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm thêm 52 USD, xuống còn 2.079 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York cùng xu hướng giảm sâu. Giá cà phê kỳ hạn giao ngay tháng 7/2022 giảm thêm 6,80 xu Mỹ, xuống 210,45 xu Mỹ/lb và kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm thêm 6,75 xu Mỹ, còn 210,45 xu Mỹ/lb. Khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.
Tại Việt Nam, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm từ 800 - 900 đồng, xuống dao dộng trong khung 40.200 - 40.700 đồng/kg.
Cánh đồng lúa mỳ ở gần Tioga, Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ giá đồng reais của Brazil giảm xuống mức thấp hơn 1,5 tháng đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu do họ sẽ thu về được nhiều đồng nội tệ hơn. Trong khi chỉ số đồng USD tiếp tục tăng khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ làm giảm sức mua từ các thị trường mới nổi.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "Zero COVID" (Không COVID-19), khiến nguy cơ kinh tế suy thoái ngày càng tăng, điều này sẽ dẫn tới sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ sớm nâng lãi suất cơ bản đồng euro lên từ amức 0% hiện hành cũng góp phần thúc đẩy các giới đầu cơ tiếp tục thanh lý, cân đối vị thế ròng trên các thị trường cà phê kỳ hạn.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tiếp tục tăng Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có sự tăng nhẹ. Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.875 đồng/kg, giá bình quân là 5.438 đồng/kg, tăng 221 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao...