Thị trường nông sản trong nước tuần qua: Giá cà phê, tiêu tăng mạnh
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục duy trì ở mức cao, một số địa phương tăng nhẹ.
Nhiều địa phương có giá lúa cao kỷ lục nên nông dân rất phấn khởi vì có lợi nhuận khá. Cùng với đó, mặt hàng cà phê và tiêu cũng có sự tăng giá khá cao.
Thu hoạch lúa Thu Đông sớm tại xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, giá lúa gạo trên địa bàn tỉnh trong tuần qua nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ từ 100 – 200 đồng/kg. Giá lúa tươi thường tại tỉnh dao động từ 7.000 – 7.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Một số loại lúa chất lượng cao như OM cũng tăng từ 100 – 200 đồng/kg, đạt từ 7.000 – 7.200 đồng/kg; các loại lúa chất lượng cao như lúa Nhật đạt 7.800 – 8.000 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 từ 7.200 – 7.500 đồng/kg, tăng 200 – 300 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng gạo tại An Giang thì giữ ổn định. Giá gạo thường dao động ở mức 10.500 – 11.500 đồng/kg, gạo Jasmine 16.000 đồng/kg, gạo Nhật 24.000 đồng/kg, nếp từ 13.000 – 14.000 đồng/kg, gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg,… tấm thường 12.500 đồng/kg, tấm thơm 13.500 đồng/kg.
Còn giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu giảm nhẹ. Gạo nguyên liệu IR50404 ở mức 10.150 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; giá gạo thành phẩm IR50404 là 11.300 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg. Giá tấm ổn định ở 9.900 đồng/kg; giá cám vàng 7.200 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, có một số địa phương thu hoạch lúa Đông Xuân đầu vụ. Với giá bán cao nhất từ trước tới nay, nông dân Hậu Giang bước vào mùa thu hoạch với niềm vui lớn. Theo nông dân, vụ Đông Xuân 2020 – 2021 gặp thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, nước lũ năm 2020 cao hơn mọi năm, nên đất nhận được nhiều phù sa. Do đó, năng suất vụ Đông Xuân năm nay tăng từ 300 – 400 kg/công (1.000 m2) so với vụ Đông Xuân 2019 – 2020.
Hiện giá lúa được thương lái thu mua dao động từ 6.000 – 7.000 đồng/kg tùy giống lúa. Cụ thể, lúa giống IR 50404 có giá 6.000 đồng/kg, giống OM 5451 là 6.400 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 và OM 18 có giá 6.500 đồng/kg, giống RVT trên 7.000 đồng/kg. Giá lúa bình quân cao hơn cùng kỳ từ 1.000 – 2.000 đồng/kg.
Tại Cà Mau, hiện giá lúa được thu mua tại ruộng dao động từ 6.400 – 6.500 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ 1.300 – 1.500 đồng/kg. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao, do đó, các dòng gạo ST24, ST25 rất được ưa chuộng.
Hiện, chỉ tính riêng giá lúa ST25 được sản xuất trên đất lúa – tôm tại địa phương đã được thu mua trên mức 9.000 đồng/kg, trong khi số lượng lúa rất có hạn. Bên cạnh đó, giá lúa ST24 cũng tăng cao, bình quân tăng từ 3.000 – 5.000 đồng/kg so với năm trước.
Theo Diễn đàn của người làm cà phê, giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên trong tuần qua tăng khá mạnh so với cuối tuần trước. Giá cà phê ngày 27/2 dao động ở mức 32.400 – 32.900 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg. Trong tuần, thậm chí có thời điểm giá cà phê đã lên vượt mốc 33.000 đồng/kg.
Giá cà phê thấp nhất tại Lâm Đồng là 32.400 đồng/kg. Còn các địa phương khác như: Gia Lai, Đắk Nông có giá 32.800 đồng/kg; tại Đắk Lắk có giá cao nhất 32.900 đồng/kg.
Giá cà phê tăng do lạc quan về giá thế giới và nguồn cung hạn chế khi nông dân giữ hàng với hy vọng giá có thể tăng tiếp.
Tại cảng Tp. Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.523 USD/tấn, với mức chênh lệch 55 USD/tấn.
Về mặt hàng tiêu, sau khoảng thời gian dài trầm lắng, ngay tuần đầu tiên sau Tết Nguyên đán thị trường hồ tiêu nội địa đã sôi động trở lại. Những ngày gần đây, giá tiêu liên tiếp tăng nhẹ tại các địa phương đang là tín hiệu tốt cho người nông dân.
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia, giá tiêu tuần qua đã có sự tăng khá mạnh. Theo Tintaynguyen, giá tiêu ngày 27/2 trong khoảng 53.000 – 55.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Giá tiêu cao nhất vẫn ở Bà Rịa – Vũng Tàu là 55.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu được thu mua với mức 54.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu ở mức thấp nhất là 53.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Hồ tiêu vào mùa thu hoạch, nên việc tìm kiếm nhân công hái tiêu cũng gặp nhiều khó khăn, tiền công cao khiến nhiều nhà vườn trong cảnh tiêu chín đỏ trên cây, rụng đen đầy gốc và thua lỗ nặng. Theo các hộ trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, vụ này họ chỉ lấy công làm lãi.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hiện diện tích trồng hồ tiêu đang khoảng 11.000 ha, giảm gần 2.000 ha so với năm 2019. Vụ tiêu năm nay, năng suất hầu hết các vườn đều giảm trên 50% so với năm 2020. Một phần, do vài năm trở lại đây, các vườn tiêu không được chăm sóc tốt, cộng với thời tiết không thuận lợi khiến năng suất tiêu không cao.
Cà Mau giá lúa Đông Xuân tăng cao nhất trong nhiều năm qua
Hiện nay, thời tiết đang rất thuận lợi trong việc thu hoạch lúa của nông dân tỉnh Cà Mau, bên cạnh đó, giá lúa tăng cao nhất trong nhiều năm qua khiến người nông dân rất phấn khởi.
Thu hoạch lúa Đông Xuân bằng máy. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, trong những ngày đầu năm mới, bà con nông dân đã thu hoạch được hơn 2.000 ha trên tổng số gần 36.000 ha lúa Đông Xuân, năng suất bình quân ước đạt 5,39 tấn/ha. Hiện giá lúa được thu mua tại ruộng dao động từ 6.400-6.500 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ 1.300-1.500 đồng/kg.
Phấn khởi trước giá lúa tăng cao, nhiều hộ nông dân tại huyện Trần Văn Thời đã nhanh chóng thuê máy vào thu hoạch lúa cho kịp thời vụ. Theo nhiều nông dân tại đây cho biết, rút kinh nghiệm trong đợt khô hạn, thiếu nước của vụ mùa trước, vụ đông xuân năm nay đã xuống giống sớm, đúng lịch thời vụ, nên nguồn nước ngọt vẫn dồi dào, một vụ lúa thành công cả về năng suất lẫn giá bán. Bên cạnh đó, tại những vùng trồng lúa sinh thái, hữu cơ, chất lượng cao như thì giá lúa cũng ở mức cao, tạo khiến cho khí thế sản xuất trong những ngày đầu năm.
Năng suất, chất lượng gạo của các giống lúa như: ST24, ST25 đã được khẳng định, do đó, nhiều nông dân trong vùng sản xuất lúa - tôm đang tại huyện Trần Văn Thời đang có định hướng kết hợp với giống lúa chất lượng cao này cho mô hình sản xuất lúa trên đất nuôi - tôm. Gia đình ông Dương Minh Hoàng, huyện Trần Văn Thời là một trong những hộ tiên phong áp dụng trồng giống lúa này. Theo đó, trong vụ lúa vừa qua, gia đình vừa thu hoạch gần 16 tấn lúa với giá bán 7.800 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã thu lãi gần 100 triệu đồng.
Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là rất quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao, do đó, các dòng gạo ST24, ST25 rất được ưa chuộng. Hiện, chỉ tính riêng giá lúa ST25 được sản xuất trên đất lúa - tôm tại địa phương đã được thu mua trên mức 9.000 đồng/kg, trong khi số lượng lúa rất có hạn. Bên cạnh đó, giá lúa ST24 cũng tăng cao, bình quân tăng từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg so với năm trước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, để giải quyết những rào cản lớn cho sản xuất nông nghiệp thì địa phương đang tiếp tục cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực; kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường xuất khẩu; tổ chức liên kết chặt chẽ với các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
ặc biệt, ngành tập trung xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, an toàn, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở những nơi có điều kiện. Phát triển công nghệ sau thu hoạch, sơ chế sản phẩm và phụ phẩm ngư, nông, lâm nghiệp nhằm tận dụng khai thác tốt nguyên liệu nông nghiệp tại địa phương.../.
Cần Thơ duy trì sản lượng lúa trên 1,26 triệu tấn Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, năm 2021, ngành Nông nghiệp duy trì diện tích lúa cả năm hơn 206.910ha và tổng sản lượng đạt trên 1,26 triệu tấn. Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại huyện Vĩnh Thạnh. ể đạt được mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp thành phố tập trung nâng cao...