Thị trường nội địa: Điểm tựa giúp doanh nghiệp vượt mọi thách thức
Qua 6 năm thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước, Việt Nam đã có một hệ thống phân phối đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân, ngay cả trong tình trạng khẩn cấp.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Từ đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy thị trường xuất khẩu, nguồn nguyên liệu, các đơn hàng bị ngừng trệ.
Song với quy mô gần 100 triệu dân, thị trường nội địa là không gian đủ rộng cho doanh nghiệp khai thác, vượt qua khó khăn và thách thức.
Đây là thông tin do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đưa ra tại Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020, do Bộ Công Thương tổ chức sáng 12/8, tại Hà Nội.
Sức lan tỏa của hàng Việt
Ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.
Đây cũng là tiền đề quan trọng trong việc định hướng phát triển thị trường trong nước, góp phần xây dựng thói quen văn hóa sản xuất, tiêu dùng hàng Việt.
[Phát triển thương mại miền núi, thu hẹp chênh lệch giữa các vùng miền]
Để thực hiện mục tiêu đề ra, ông Trần Duy Đồng, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết nhiều chương trình gắn với Cuộc vận động đã được triển khai trong suốt 6 năm qua nhằm tuyên truyền, quảng bá cho hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam uy tín.
Video đang HOT
Tiêu biểu nhất là Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên “Tự hào hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2015 đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và các thương hiệu uy tín.
“Đã có hàng trăm biên bản ghi nhớ và hợp đồng được ký kết giữa các nhà sản xuất hàng công nghiệp nông thôn, hàng nông sản và các loại hàng hóa tiêu dùng khác với các doanh nghiệp phân phối lớn có uy tín, cũng như thu hút hàng nghìn lượt người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm tại mỗi hội chợ,” ông Trần Duy Đông dẫn chứng.
Ngoài ra, thực hiện cuộc vận động, các bộ, ngành địa phương đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, kích cầu tiêu dùng hàng nội địa, trong đó hiệu quả rõ rệt nhất nằm ở việc “bắt tay” giữa nhà sản xuất và các doanh nghiệp phân phối, để từ đó giúp hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Saigon Co.op Hà Nội, cho hay các siêu thị và cửa hàng trong hệ thống của doanh nghiệp luôn ưu tiên các sản phẩm trong nước và được đặt tại các vị trí trong siêu thị mà người tiêu dùng dễ thấy, dễ lấy nhất.
“Mỗi năm Saigon Co.op đều thực hiện chương trinh tự hào hàng Việt, sau khi kết thúc chình, mức tăng trưởng tối thiểu 10% trong tháng thực hiện. Đặc biệt, Saigon Co.op phối hợp với các địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật để nhà sản xuất yên tâm đầu tư các mặt hàng chất lượng cao đáp ứng cho thị trường và người tiêu dùng,” bà Dung thông tin thêm.
Hàng Việt đã tạo chỗ đứng vững chắc đối với người tiêu dùng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tạo vị thế vững chắc trên sân nhà
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) năm 2019 cho thấy có 88% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ quan tâm tới cuộc vận động, 67% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và 52% người được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam.
Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, thông qua Đề án, đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương trên cả nước và cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam.
Với những giải pháp nêu trên, hiện hàng Việt đã chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên; trong đó các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đánh giá dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, rất nhiều địa phương trên cả nước và các hệ thống phân phối đã triển khai loạt chương trình thiết thực hiệu quả nhằm hưởng ứng cuộc vận động. Các hoạt động này đã giúp hỗ trợ nhiều tỉnh thành phố, hiệp hội, doanh nghiệp mở rộng thị trường.
“Riêng Hà Nội, trong nửa đầu năm 2020, thị trường nội địa là cứu cánh cho nền kinh tế. Đặc biệt, khi Bộ Công Thương ban hành quyết định triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, Hà Nội đã tích cực vào cuộc, giúp GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) thành phố 6 tháng đầu năm tăng 3,39%, cao hơn nhiều bình quân chung cả nước. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố cũng tăng 1,1%,” bà Lan chia sẻ.
Còn theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, để cung ứng hàng hóa đến tận tay người dân trong mùa dịch, Saigon Co.op đã xây dựng các kênh phân phối có diện tích nhỏ, len lỏi đến tận các khu dân cư để phục vụ tận tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong dịch bệnh. Bên cạnh đó, công ty cũng kết nối chặt chẽ với nhà sản xuất trong nước để cung ứng hàng hóa đến người dân.
Tại hội nghị, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Trương Thị Ngọc Ánh đánh giá cao việc thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước.
Điểm nhấn là sau 6 năm triển khai toàn quốc đã có một hệ thống phân phối đủ mạnh, có mặt ở khắp mọi nơi, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân, ngay cả trong tình trạng khẩn cấp.
Đáng chú ý, với sự xuất hiện dịch bệnh COVID-19 trở lại tại một số địa phương vừa qua đã cho thấy sự vững mạnh của hàng Việt và hệ thống phân phối trong nước, khi không còn hiện tượng khan hàng, sốt giá những mặt hàng thiết yếu.
“Với hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường và hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi bán hàng Việt đã góp phần đảm bảo nhu cầu, ngày càng phục vụ tốt cho người tiêu dùng Việt Nam,” bà Trương Thị Ngọc Ánh nêu rõ.
Hàng hóa dồi dào, đảm bảo cung ứng trong mọi tình huống. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là việc tham gia và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao như CPTPP và EVFTA, sẽ mở ra nhiều cơ hội về thị trường và bạn hàng, nhưng đồng thời cũng là áp lực cạnh tranh gay gắt.
Vì vậy, theo các chuyên gia, việc xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các FTA đã ký là tiền đề quan trọng để giúp doanh nghiệp thích ứng trước “ thế giới vạn biến,” cũng như nâng tầm thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Bà Trần Thị Phương Lan đề xuất Việt Nam đã ký nhiều FTA, đặ biệt là EVFTA nên cùng với cơ hội xuất khẩu, các sản phẩm hàng Việt phải đối mặt, cạnh tranh với nhiều sản phẩm của khối các nước này nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, Nhà nước phải đưa ra cơ chế như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp sao cho phù hợp và không vi phạm các FTA đã ký kết.
Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định những kết quả của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi để Bộ Công Thương thực hiện Kế hoạch hành động của ngành công thương khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới.
Cụ thể, các Kế hoạch hành động triển khai nhằm bảo đảm thực hiện ở mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng của năm 2020 và tạo nền tảng cho tăng trưởng ở những giai đoạn tiếp theo./.
Doanh thu tháng 7 của TNG tăng 6% so với cùng kỳ
Doanh thu tiêu thụ tháng 7 của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán TNG) đạt 604 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019 (572 tỷ đồng).
Tổng doanh thu 7 tháng năm 2020 là 2.445 tỷ đồng, đạt 94% so cùng kỳ năm 2019 và hoàn thành 53,2 % kế hoạch năm (4.600 tỷ đồng). Riêng doanh thu nội địa 7 tháng đạt gần 180 tỷ đồng, tăng 44% so cùng kỳ 2019.
So sánh doanh thu năm 2020 với cùng kỳ năm 2019 (Đvt: tỷ VNĐ)
Trong tháng 7, ngoài việc thực hiện các đơn hàng xuất khẩu như hàng năm, TNG còn xuất khẩu sản phẩm bộ bảo hộ y tế đem về doanh thu khoảng 9%.
Ngoài sản phẩm truyền thống, TNG tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm sản phẩm mới là: khẩu trang y tế, bộ bảo hộ chống dịch, bộ bảo hộ phòng chống cháy, bộ bảo hộ phòng chống hóa chất tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Dự kiến doanh thu tháng 8 và quý III lần lượt là 610 tỷ đồng và 1.665 tỷ đồng, đưa tổng doanh thu tiêu thụ 9 tháng ước đạt 3.505 tỷ đồng.
Trên thị trường, chốt phiên sáng 3/8, cổ phiếu TNG tăng 3,7% lên mức 11.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh gần nửa triệu đơn vị.
Nên giảm tiếp lãi suất để kích cầu nội địa TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tác động của Covid-19 chưa lường trước được bởi diễn biến còn phức tạp trên thế giới. Vì thế, cần kích cầu nội địa bằng nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có việc giảm lãi suất. TS. Trần Du Lịch Nhận định...