Thị trường nội địa – “Điểm tựa” của doanh nghiệp trong đại dịch?

Theo dõi VGT trên

Trong khi các thị trường xuất khẩu gần như đóng băng, thị trường nội địa vẫn đang tiếp tục hoạt động mặc dù có sự suy giảm mạnh về quy mô.

Do vậy, Chính phủ và các doanh nghiệp cần hiểu đầy đủ về thực trạng, vai trò và xu hướng cung – cầu tại thị trường này.

Đứt gãy chuỗi cung ứng

Khó khăn mà ngành gỗ Việt đang gặp phải là một trong những ví dụ điển hình của tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch Covid-19. Thông tin từ kết quả khảo sát nhanh 124 doanh nghiệp (DN) gỗ, 100% các DN cho biết, họ đang bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, 75% số DN phản hồi về tác động của đại dịch tới tình hình tài chính. Thiệt hại ban đầu đối với các DN này ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng, tương đương gần 25 tỷ đồng mỗi DN.

Đây chỉ là những thiệt hại được đán.h giá bước đầu. Thông tin từ một doanh nghiệp giấu tên, chỉ trong 2 tuần DN đã mất khoảng 4 triệu USD vì người mua hủy đơn hàng.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, với kim ngạch xuất khẩu năm 2020 dự kiến đạt 12 tỷ USD. Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu rõ ràng cho thấy đại dịch sẽ làm sụp đổ kỳ vọng này.

Thị trường nội địa - Điểm tựa của doanh nghiệp trong đại dịch? - Hình 1
Thiệt hại ban đầu đối với các DN gỗ ước tính vào khoảng 3.066 tỷ đồng, tương đương gần 25 tỷ đồng mỗi DN.

Ông Vũ Hải Bằng, Tổng Giám đốc công ty Woodsland, một trong những DN xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, với khoảng 3.000 lao động và doanh thu năm 2019 đạt 60 triệu USD từ các thị trường lớn như Mỹ và EU cho biết, hiện các thị trường nhập khẩu đồ gỗ chính của Việt Nam đã đóng cửa hết hệ thống cửa hàng tiêu thụ tại các quốc gia này.

Ngành tiêu cũng không khả quan hơn ngành gỗ, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ và EU, 2 thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất trên toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ giảm và hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do các hạn chế về việc thông quan hàng hóa. Theo đó, hầu hết các hoạt động giao dịch hồ tiêu trên thế giới trong tháng 3/2020 đều bị chậm lại.

Điều này khiến giá tiêu tại thị trường trong nước tiếp tục giảm mạnh. Giá thu mua tiêu đen ngày 13/4 dao động ở mức 35.500 – 37.500 đồng/kg. Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, Gia Lai tính toán: “Với giá tiêu hiện tại người trồng tiêu đang lỗ khoảng 10.000 đồng/kg”.

Tương tự đối với ngành thủy sản, tỷ lệ các đơn hàng vẫn giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 – 50%. Trong khi đó, tỷ lệ đơn hàng bị khách hàng yêu cầu tạm hoãn chiếm 20 – 40% và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy chiếm chiếm 20 – 40%…

Hướng đến nhu cầu trong nước

Trong khi các DN chế biến, xuất khẩu gỗ gặp khó khăn thì các cơ sở cung cấp, sản xuất đồ gỗ phục vụ thị trường nội địa như cho các làng nghề tại Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội hay Đồng Kỵ, Bắc Ninh… vẫn tiếp tục hoạt động. Một số cơ sở quy mô nhỏ tại các làng nghề như Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội đang chuyển sang sản xuất các dòng sản phẩm tiêu thụ nội địa mà trước đó phải nhập khẩu.

Video đang HOT

Ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh và đại diện một số cơ sở chế biến tại làng Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội cùng đưa ra tổng kết, khoảng 20 – 30% các cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình tại các làng nghề này vẫn đang duy trì hoạt động.

Theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, thị trường nội địa có độ ổn định và đặc biệt có “sức chống chịu” đối với đại dịch tốt hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu. Với dân số gần 97 triệu và tầng lớp trung lưu đông đảo ngày càng phát triển, quy mô của thị trường nội địa không hề nhỏ.

Kinh nghiệm từ ngành chế biến gỗ của Thái Lan cho thấy, thị trường nội địa bên cạnh thế mạnh là ổn định và tạo công ăn việc làm, đặc biệt cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tốt hơn so với thị trường xuất khẩu, thì các sản phẩm bán tại thị trường nội địa đem lại lợi nhuận cao hơn trên 1 đơn vị sản phẩm so với các sản phẩm xuất khẩu. Điều này cho thấy Chính phủ và các DN trong ngành gỗ của Việt Nam cần dành sự quan tâm xứng đáng cho thị trường nội địa.

Cụ thể là xác định những thay đổi căn bản về chủng loại sản phẩm và thị trường chiến lược, hình thành và phát triển các liên kết giữa các DN trong ngành và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi dần từ phương thức bán hàng truyền thống sang hình thức bán hàng online.

Tuy nhiên, không phải ngành hàng nào cũng có thể cân bằng lại khi hướng vào thị trường nội địa. Theo ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, Gia Lai – giải pháp này không giải quyết được khó khăn của ngành tiêu do nhu cầu trong nước đối với mặt hàng tiêu không nhiều. Bình thường nhu cầu trong nước chỉ chiếm 5 – 7% tổng cung, nếu có phát triển thị trường này cũng chỉ tăng thêm 1 – 2%. Bên cạnh đó, ngành tiêu vẫn còn lượng tồn kho lớn của những năm trước.

Ông Tô Xuân Phúc cho rằng: “Phát triển thị trường nội địa đòi hỏi Chính phủ và các DN cần nghiên cứu về thị trường nội địa, từ đó hình thành các cơ chế chính sách phù hợp để phát triển thị trường này”.

Nhưng ở đây ngoài câu chuyện chính sách vĩ mô, rõ ràng còn cần cả sự thay đổi trong tư duy của chính cộng đồng DN. Không thể tiếp tục kéo dài cảnh khi thừa ế thì hướng về thị trường trong nước, còn khi xuất khẩu được giá hoặc hàng hóa khan hiếm thì người tiêu dùng nội địa phải chịu mức giá cao như đã và đang xảy ra với mặt hàng thịt lợn./.

Vân Hồng

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao?

Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp...Chính sách cách ly người dân và giao thông ngưng trệ cũng như chuỗi cung ứng bị gián đoạn đã khiến thị trường thủy sản biến động mạnh, giá hầu hết các loại sụt giảm.

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao? - Hình 1

Theo các nguồn tin Intrafish, Seafoodnews và undercurrentnews, ở Newlyn, Cornwall (nước Anh) giá cá minh thái đã giảm từ 3 GBP xuống còn 41pence/kg. Ở Nhật Bản, khách du lịch sụt giảm và dịch bệnh gia tăng khiến giá cua tuyết Matsuba-gani tháng 2/2020 chỉ còn 3.602 JPY/kg, thấp hơn 20% so với mức trung bình của năm và là mức giảm trong tháng 2 mạnh nhất kể từ 2014. Giá cá hồi Na Uy giảm 26% trong 2,5 tháng đầu năm, từ 79,1 NOK/kg đầu năm 2020 xuống 58,89 NOK giữa tháng 2/2020. Nguyên nhân do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh 83% trong tháng 2/2020 so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 363 tấn.

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao? - Hình 2

Tại Ecuador, giá tôm hiện thấp hơn 30-40% so với mức trung bình của năm 2019. Trong khi đó, giá tôm thẻ loại 40 con/kg giao tại ao ở bang Andhara Pradesh (Ấn Độ) trung tuần tháng 3/2020 là 330 rupee (4,39 USD)/kg, giảm 14% so với tuần cuối tháng 2/2020; tôm loại 60 con là 240 rupee/kg, giảm 21%.

Tại Việt Nam, giá thủy hải sản đồng loạt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nguồn Kinhtedothi.vn ngày 5/4 đưa tin, giá ốc hương, cá lăng, mực nháy... cũng đều giảm 20-30% giá trị so với giữa tháng 2/2020. Cụ thể, cá tầm mua sống mang về có giá 240.000 - 270.000 đồng/kg, tôm sú 370.000 - 450.000 đồng/kg, cua thịt và ghẹ mua 500.000 - 580.000 đồng/kg, sò huyết to loại 70 - 80 con/kg giá dao động 240.000 - 280.000 đồng/kg, cua Alaska loại 2,5 - 3,5 kg/con dao động 1,7 - 2 triệu đồng/kg, tôm hùm baby loại 0,3 - 0,4 kg/con giá 269.000 đồng/con - giảm 20% so với thời điểm "giải cứu" giữa tháng 2/2020.

Hàng loạt các sự kiện ngành thủy sản bị hoãn lại. Triển lãm thủy sản toàn cầu năm 2020 (Seafood Expo Global/Seafood Processing Global) - lớn nhất gần 3 thập kỷ, dự kiến diễn ra từ ngày 21 đến 23/4 tại Brussels, Bỉ - đã bị hoãn. Hội chợ triển lãm ngành tôm 2020, Hội nghị và Triển lãm thương mại cá ngừ thế giới và Hội thảo về thức ăn thủy sản 2020 cũng bị hoãn lại.

Tôm sẽ là một trong những loại hải sản bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng Covid-19.

Hiện vẫn còn sớm để đưa ra dự báo về xuất khẩu tôm toàn cầu trong năm 2020, nhưng sự bùng phát của dịch Covid-19 có khả năng khiến cho những dự báo trước đây (rằng sản lượng năm 2020 tăng) sẽ bị sai lệch hoàn toàn. Đó là nhận định của ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cấp cao của Rabobank khi trả lời phỏng vấn của Undercurrentnews.

Cuốn Triển vọng Định hướng Nuôi thủy sản toàn cầu (Global Outlook on Aquaculture Leadership - GOAL) công bố tháng 10/2019 dự báo sản lượng tôm toàn sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, trong đó riêng năm 2020 sẽ tăng 5% đạt trên 5 triệu tấn..

Dịch Covid-19 ban đầu bùng phát ở Trung Quốc - một trong những nước tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ tôm lớn thứ 3 thế giới - sau đó lan ra toàn cầu, làm giá tôm giảm mạnh, giữa bối cảnh giá dầu mỏ mất một nửa trong quý I/2020 làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng, từ đó tác động dây chuyền tới ngành nuôi thủy hải sản khắp nơi trên thế giới.

Tại Hội nghị Thị trường Thủy hải sản Toàn cầu (GSMC) thường niên diễn ra vào tháng 1/2020 tại Mỹ, các chuyên gia vẫn dự báo sản lượng năm 2020 sẽ tăng, đạt khoảng 4 triệu tấn (Dự báo của GSMC luôn thấp hơn so với của GOAL). Cả 2 dự báo này đều cho rằng sản lượng của Ấn Độ và Ecuador - 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới - đều tăng lên.

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao? - Hình 3

Tháng 2/2020, Trung Quốc phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong gần 2 tháng dịch bệnh hoành hành ở Trung Quốc, tiêu thụ tại thị trường này giảm mạnh.

Là thị trường chiếm 7/5% tổng nhập khẩu tôm toàn cầu, nhập khẩu tôm của Trung Quốc quý I/2020 ước tính giảm mạnh do dịch Covid-19. Nhập khẩu tôm từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan vào Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2020 đều đồng loạt giảm do nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm do các nhà hàng đóng cửa, người dân hạn chế đi lại, khách du lịch vắng bóng; lưu thông, vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận nhập cảng bị đình trệ. Từ vị trí thứ 6 ở năm 2017, Trung Quốc vươn lên vị trí nước nhập khẩu tôm đứng thứ 3 trên thế giới và năm 2018 về trị giá và đến năm 2019 vượt Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới về khối lượng. Năm 2019 ngành nuôi tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do dịch bệnh trong khi tiêu thụ trong nước tăng, dẫn tới nhập khẩu tôm tăng gần gấp 3 so với năm trước, đạt 718.000 tấn, trị giá 4,44 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu tôm để tiêu thụ trong nước và chế biến tái xuất khẩu của Trung Quốc những năm gần đây liên tục tăng. Tôm luôn là sản phẩm được quan tâm nhiều nhất trong các hội chợ triển lãm về thủy sản ở Trung Quốc.

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 2/2020 giảm gần 60%. Mặc dù vậy, trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu sang phương Tây vẫn diễn ra thuận lợi vì khi đó dịch bệnh chưa lan sang Mỹ và Châu Âu. Số liệu thống kê của hải quan cho thấy, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 2 đạt 194,5 triệu USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm, đưa tổng xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 383,4 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2019, nhờ xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc đều tốt.

Sau khi bùng phát ở Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 lan sang Châu Âu với số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng. Tiếp đến dịch bệnh lan sang Mỹ và gần đây nhất là Châu Mỹ Latinh và những nơi còn lại trên thế giới.

Italia, quốc gia bị tổn thất nhất Châu Âu với dịch Covid-19, đã buộc phải đưa ra biện pháp phong tỏa trên toàn quốc, tương tự như Trung Quốc. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường thủy sản nước này - nơi hàng năm thường nhập khẩu thủy sản trị giá tới 4,7 tỷ EUR, trong đó 10% là nhập khẩu tôm.

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao? - Hình 4

Cũng do dịch bệnh bùng phát ở phương Tây, xuất khẩu tôm của Việt Nam bắt đầu chậm dần kể từ tháng 3. Nhiều nhà nhập khẩu đã thông báo hoãn, dừng đơn hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết chỉ 30-50% đơn hàng được giao bình thường theo hợp đồng đã ký. 20-40% các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn hoặc hủy và rất ít đơn hàng mới. Các thị trường bị hoãn giao hàng hoặc hủy đơn chủ yếu tại châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc...Nguyên nhân chính được khách hàng đưa ra là Chính phủ các nước đóng cửa biên giới vì Covid-19. Khách không bán được hàng nên không nhập nữa, chưa kể các cửa hàng dịch vụ thực phẩm cũng ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng khó khăn không ít trong di chuyển và thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đến thời điểm hiện tại, một nửa dân số thế giới đã bị cách ly. Điều này có thể dẫn tới việc nhiều nhà sản xuất thủy sản phải dừng hoạt động. Tại Mỹ đã có 95% người dân bị cách ly, toàn bộ các nhà hàng phải đóng cửa. Ở Mỹ, khoảng 50% tôm được tiêu thụ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm; còn ở Châu Âu thì tỷ lệ này là 20-35%.

Tác động của Covid-19 tới ngành thủy sản Việt Nam và thế giới: Tôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất, các mặt hàng khác thì sao? - Hình 5

Triển vọng thị trường toàn cầu

Câu hỏi đặt ra lúc này là virus corona sẽ ảnh hưởng đến cung - cầu tôm ở mức độ nào, những nước nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, và các nước sẽ tháo gỡ khó khăn ra sao.

Nhìn chung, các chuyên gia nhận định, giá giảm thấp và xuất khẩu gặp khó như hiện nay sẽ khiến cho nguồn cung giảm mạnh, và sau khi dịch bệnh qua đi, giá tôm có thể sẽ tăng vọt trở lại.

Các nhà phân tích của Rabobank cho biết, số đơn đặt hàng mua tôm giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá tôm trong 6 tháng cuối năm, vì tôm dư thừa hiện nay sẽ được tích lại trong kho trữ. Theo ông Nikolik của Rabobank, ngành nuôi tôm Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngành tôm Ecuador đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ, các doanh nghiệp lớn của nước Nam Mỹ này có thể sẽ phải cố gắng tiêu thụ phần lớn sản lượng tôm trên thị trường nội địa cũng như dự trữ khối lượng lớn trong các kho lạnh.

Một số chuyên gia cũng có chung nhận định, giá tôm thấp có thể kéo dài không chỉ ở Ecuador mà cả ở Ấn Độ, Thái lan và các nước sản xuất khác.

Tại Triển lãm Hải sản Quốc tế 2020 diễn ra tại Ấn Độ, các chuyên gia nhận định giá tôm chắc chắn sẽ giảm do khủng hoảng vì dịch bệnh, tuy nhiên hầu hết đều cho rằng, sau khi dịch bệnh qua đi, giá sẽ hồi phục mạnh khi nguồn cung cạn kiệt vào cuối năm nay, trước khi thị trường trở lại bình thường. Tuy nhiện, lệnh phong tỏa 21 ngày khiến cho nguồn cung hải sản của Ấn Độ ngay cả trong tháng 4/2020 cũng trở nên thiếu chắc chắn. Nhiều nhà máy chế biến và đóng gói ở nước này đã dừng hoạt động. Doanh thu của người nông dân quy mô nhỏ cũng như các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực này bị sụt giảm. Nhiều người nuôi tôm nước này sẽ không thể sớm hồi phục sản xuất sau dịch bệnh.

Thực tế là hiện giá tôm ở Mỹ và Châu Âu đều đang thấp hơn nhiều so với tháng 1/2020, nhưng thị trường tiêu thụ Trung Quốc đang hồi phục dần. Mặc dù vậy, giá chưa thể tăng vào lúc này, kể cả ở thị trường Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, dịch Covid-19 cũng tác động tiêu cực lên ngành thủy sản, giống như các ngành khác. Chính sách giãn cách xã hội khiến cho các nhà hàng đóng cửa hoạt động. Các thị trường nước ngoài gần như đóng băng cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu. Theo số liệu sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm quý I/2020 đạt 591,083 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng trong tháng 3/2020, xuất khẩu tôm giảm 15%.

Tuy nhiên, về tiêu thụ, tiêu thụ thủy sản nói chung và tôm nói riêng tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ trong giai đoạn giãn cách xã hội tăng lên. Đối với ngành nuôi thủy sản, quý I/2020 chưa phải là mùa vụ nuôi tôm chính mà phải đến tháng 4, tháng 5 trở đi. Đối với doanh nghiệp, trong giai đoạn khó khăn về xuất khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất tôm đã đưa ra những phương án thích ứng, chẳng hạn như gia tăng sản xuất các sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp tiện dụng, dễ chế biến tại nhà thay vì thủy sản tươi sống. Hiện thị trường Trung Quốc đã dần ổn định, dự kiến nhu cầu nhập khẩu sẽ sớm tăng lên. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực trong vài tháng tới sẽ là yếu tố hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam nói chung và ngành tôm Việt nói riêng phát triển mạnh mẽ.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, ngành nuôi tôm cần theo dõi các nguồn tin chính thống để nắm bắt những khuyến cáo về việc nuôi thả, đồng thời tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn từ các nước nhập khẩu. Về phía các doanh nghiệp, cần nghiên cứu kỹ nội dung EVFTA để có thể tận dụng lợi thế ngay khi các thị trường Châu Âu thoát khỏi dịch bệnh và khi EVFTA có hiệu lực, đặc biệt là cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực, nỗ lực tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và tại các đối tác có ký kết hiệp định thương mại tự do để tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan.

Vân Chi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hơn 1 triệu người xem bạn gái Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ tố ngoạ.i tìn.h khiến nam tài tử ê chề
12:48:49 07/10/2024
Shipper bị đán.h vì tông trẻ trượt patin giữa đường: Người đán.h muốn làm hòa, nạ.n nhâ.n đưa ra quyết định
11:20:39 07/10/2024
Phản ứng gây hoang mang của Phan Đạt sau khi công bố kết quả vụ Minh Dự, Nam Thư bị phốt
12:55:03 07/10/2024
CĂNG: Cuộc thi quốc tế Hoa hậu Quế Anh tham dự đấu tố "như cái chợ", BTC tước quyền chủ nhà của Campuchia lúc nửa đêm
12:52:33 07/10/2024
Trường Giang - Nhã Phương tổ chức sinh nhật khủng cho quý tử, khoảnh khắc "ngoan xinh iu" của bé Destiny gây sốt
10:59:25 07/10/2024
Sao Việt 7/10: Vân Dung khoe ảnh hồi trẻ cùng con trai Long Vũ
14:48:43 07/10/2024
Sao Hàn 7/10: Lisa diện mốt khoe nộ.i y, con trai Lee Byung Hun lộ diện
13:53:50 07/10/2024
Ý Nhi xuất hiện tại vòng sơ khảo Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
13:56:15 07/10/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiề.n ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiề.n mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Quang Linh Vlogs dạy hư Lôi Con, còn làm chuyện khó coi, bị chị gái khui bí mật?

Netizen

17:01:13 07/10/2024
Bên cạnh những mâu thuẫn, lục đục nội bộ team châu Phi, dân tình cũng không quên để mắt đến cuộc sống của bố trẻ Quang Linh và Lôi Con. Tuy nhiên mới đây, nam YouTuber bất ngờ bị nói dạy hư cậu bé.

TP.Tân An: Phát huy hiệu quả vườn thuố.c Nam tại các trạm y tế

Sức khỏe

16:58:04 07/10/2024
Trưởng TYT xã Hướng Thọ Phú - Huỳnh Hiếu Nghĩa cho biết: "TYT đang tích cực nhân rộng mô hình vườn thuố.c Nam và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Phát hiện chiến thần mới của Genshin Impact: Tự tay thiết kế hàng loạt BST "nón.g bỏn.g" khiến người xem ngây ngất

Mọt game

16:54:55 07/10/2024
Tài khoản này đã trở thành tượng đài mới trong cộng đồng Genshin quốc tế. Việc fan hâm mộ của Genshin Impact tự tay sáng tạo các sản phẩm bóng mắt đã không còn hiếm gặp.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 49: Chải nhận được đề nghị bất ngờ từ cô chủ xinh đẹp

Phim việt

16:54:52 07/10/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 49, vừa được chủ shop xinh đẹp đồng ý trả 2 lương, Chải còn được Pu khen đẹp trai trong bộ đồ shipper.

Thiện Nhân trở lại lạ lẫm, nói gì khi b.ị ch.ê 'hết thời'?

Nhạc việt

16:50:06 07/10/2024
Vì biến cố đời sống, Thiện Nhân phải điều trị tâm lý. Ca sĩ tự vực dậy, trở lại theo đuổi đam mê âm nhạc sau quãng thời gian ở ẩn .

Chuyên gia cảnh báo cuộc chiến Israel - Iran có thể trở thành cơn ác mộng chế.t chóc

Thế giới

16:38:48 07/10/2024
Vậy cuộc chiến khu vực thực sự ở Trung Đông sẽ như thế nào? Nó có thể diễn ra cụ thể ra sao - trên không, trên biển hay trên bộ? Và Mỹ có chắc chắn bị lôi kéo vào cuộc xung đột này không?

Vách đá khổng lồ không rào chắn thu hút lượng lớn khách du lịch

Du lịch

15:48:16 07/10/2024
Một vách đá khổng lồ cao 604 mét ở châu Âu, nơi không có rào chắn, vẫn thu hút lượng lớn du khách đến đây để chiêm ngưỡng cảnh quan ngoạn mục.

Cản.h nón.g không cứu nổi doanh thu của 'Cám', 'Joker 2' xưng vương phòng vé

Hậu trường phim

15:05:48 07/10/2024
Từ vị trí quán quân phòng vé, phim kinh dị 18+ Cám sụt giảm doanh thu mạnh và bị đẩy xuống vị trí thứ 4 bảng xếp hạng, nhường lại ngôi đầu cho Joker 2 .