Thị trưởng Nhật hứng chỉ trích vì chê phụ nữ ‘lề mề’
Thị trưởng Osaka, Nhật Bản, bị dư luận chỉ trích vì cho rằng đàn ông nên đi mua nhu yếu phẩm trong thời gian Covid-19 bởi phụ nữ hay lề mề.
Nhật Bản đang trong tình trạng khẩn cấp toàn quốc vì Covid-19, khi số ca nhiễm hơn 12.000 và số ca tử vong hơn 300. Người dân ở một số khu vực không được phép ra ngoài mua sắm thường xuyên, chỉ một người trong nhà được ra ngoài để mua nhu yếu phẩm .
Một người đàn ông đeo khẩu trang mua sắm trong siêu thị ở Tokyo hôm 23/4. Ảnh: AFP.
Trong buổi họp báo hôm 23/4, Thị trưởng Osaka Ichiro Matsui nói rằng đàn ông nên nhận nhiệm vụ đi chợ bởi phụ nữ thường “rất mất thời gian vì hay nâng lên đặt xuống, do dự không biết chọn cái này hay cái kia”.
“Đàn ông mua rất nhanh những thứ được yêu cầu và đi về, nên tôi nghĩ rằng tốt hơn là để họ đi mua đồ, tránh tiếp xúc với người khác”, thị trưởng 56 tuổi nói.
Khi bị một phóng viên phản đối, ông thừa nhận ý kiến của mình hơi phiến diện, nhưng nhấn mạnh nó là thực tế trong gia đình ông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người dùng mạng xã hội chỉ trích Matsui đã “thiếu tôn trọng phụ nữ và đàn ông”, “đầy định kiến với phụ nữ”, hay mỉa mai “đời này thiếu gì đàn ông thiếu quyết đoán và phụ nữ nhanh nhẹn sắc sảo”.
“Ông ấy nghĩ là người ta thích lề mề ư?” một người viết. “Họ đang suy nghĩ xem thực đơn đã hợp lý chưa, giá này đắt hay rẻ”.
Một số người ủng hộ Matsui. “Đúng vậy. Phụ nữ lớn tuổi nói riêng luôn thích buôn chuyện, chẳng quan tâm đến mua bán”, một người viết.
Dù phụ nữ Nhật Bản có trình độ học vấn cao, nhưng quốc gia này lại xếp hạng 121 trên 153 về chỉ số khoảng cách giới của Diễn Đàn Kinh tế Thế giới 2020, bởi quốc gia này có rất ít nữ chính trị gia.
Vai trò giới tính có nguồn gốc sâu xa trong xã hội Nhật Bản, nơi phụ nữ thường chịu trách nhiệm chính chăm sóc con cái và nội trợ, dù vẫn đi làm như đàn ông.
Hồng Hạnh
Nhật Bản khích lệ doanh nghiệp rút Trung Quốc: Tính xa cho đối sách gần
Dịch bệnh Covid-19 đã lây lan khắp thế giới và làm đảo lộn chương trình nghị sự của nhiều mối quan hệ song phương giữa các quốc gia và đối tác trên thế giới, trong đó có mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản hiện đều vẫn phải bận rộn và dành ưu tiên chính sách cao nhất cho công cuộc chống dịch bệnh này. Dịch bệnh đã làm lu mờ hai động thái mới đây nhất ảnh hưởng trực tiếp tới triển vọng của mối quan hệ song phương này là việc chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến vào cuối tháng 4 này đã bị trì hoãn vô thời hạn và việc Chính phủ Nhật Bản bỏ ra khoản tiền lớn khích lệ các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dịch sản xuất kinh doanh từ Trung Quốc về Nhật Bản hoặc sang các nước khác.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Davos 2019. (Ảnh: Reuters)
Chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình được cả hai bên nhìn nhận và đề cao như dấu mốc chuyển quan hệ hợp tác song phương sang thời kỳ mới. Chẳng gì thì cũng đã hơn 10 năm nay chưa có người đứng đầu nhà nước của Trung Quốc sang thăm Nhật Bản.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua không được suôn sẻ chứ chưa nói đến tốt đẹp vì bất đồng quan điểm về quá khứ lịch sử chung và vì có chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tốn nhiều thời gian, mất nhiều công sức và dùng nhiều thiện chí và mềm mỏng để thu xếp được chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình.
Khác với Mỹ và EU, Nhật Bản không làm găng hay tỏ thái độ định kiến với Trung Quốc trong những chuyện liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh này và cách thức Trung Quốc đối phó dịch bệnh mà luôn tỏ ra cảm thông và săn sàng trợ giúp. Dịch bệnh đã làm cho cặp quan hệ song phương này chưa thể có được cú hích cải thiện và phát triển quyết định mới.
Trong bối cảnh ấy, việc Chính phủ Nhật Bản bỏ ra khoản tiền lớn để khích lệ giới kinh tế Nhật Bản rời Trung Quốc hồi hương hoặc chuyển dịch sang các nơi khác trên thế giới càng đáng được chú ý. Việc các đối tác nước ngoài rời khỏi Trung Quốc trong điều kiện bình thường thôi đã khiến Trung Quốc không hài lòng và ở thời dịch dã này lại càng thêm tai hại đối với Trung Quốc. Nhật Bản làm việc ấy thì Trung Quốc càng không dễ bỏ qua.
Theo những gì đã được Chính phủ Nhật Bản công bố thì trong gói tài chính đã được Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm đối phó dịch bệnh có phần 2 tỷ USD dành cho các công ty của Nhật Bản hiện đang hoạt động sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc nếu hồi hương về Nhật Bản và 216 triệu USD dành cho các doanh nghiệp của Nhật Bản dịch chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh từ Trung Quốc sang các nước khác.
Hiệu ứng sâu xa của biện pháp chính sách này là giảm thiểu rủi ro từ mối quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với Nhật Bản.
Bài học nhãn tiền đối với Nhật Bản là việc Trung Quốc áp dụng những biện pháp chính sách trừng phạt Hàn Quốc, nhằm trực tiếp vào các doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc sau khi Hàn Quốc để cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Quan hệ chính trị song phương càng không ổn thì rủi ro đối với giới kinh tế của Nhật Bản ở Hàn Quốc càng thêm thực tế và càng lớn.
Hơn nữa, dịch bệnh hiện tại đã bộc lộ rõ nếu lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc thì sẽ bị nguy hiểm như thế nào khi thị trường này không còn bình thường, bất kể vì sao không còn bình thường. Đa dạng hóa và mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng là một trong những bài học xương máu mà tất cả chứ không chỉ có riêng gì Nhật Bản phải rút ra được từ dịch bệnh hiện tại.
Càng giảm được mức độ lệ thuộc vào Trung Quốc trong quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại thì Nhật Bản càng giữ được thế trong quan hệ với Trung Quốc. Ông Abe chủ ý vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc vừa không sẵn sàng nhượng bộ cơ bản gì cho Trung Quốc để không gặp khó khăn trong nội bộ, vì thế nếu Nhật Bản chỉ có càng ít điểm yếu và dễ bị tổn thương trong quan hệ với Trung Quốc thì càng thêm yên tâm và tự tin trong xử lý quan hệ của xứ Phù Tang với Trung Quốc.
Dịch bệnh hiện tại chẳng khác gì đang hợp pháp hóa cho ông Abe chủ trương khích lệ giới kinh tế Nhật Bản triệt thoái khỏi Trung Quốc. Toan tính ấy là định hướng chiến lược cho lâu dài nhưng lại phục vụ ngay cho đối sách trước mắt.
Nguyên Sa
Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19 Trang điện tử của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 30/3 đã đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming, đánh giá Việt Nam ứng phó hiệu quả với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trở thành "ngọn hải đăng" về cách làm với nguồn lực hạn chế. Các công dân được lực lượng chức năng hướng dẫn...