Thị trường nhà đất TQ có dấu hiệu ‘vỡ bong bóng’
Nhận định trên được ông Naoyuki Yoshino, Trưởng khoa và Giám đốc điều hành của Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết, theo SCMP.
Theo ông Yoshino, thị trường bất động sản ở Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu tương tự như những gì đã xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1980, điều đã khiến cho kinh tế Nhật suy thoái và kéo theo hệ lụy “nhiều thập kỷ suy thoái” của tăng trưởng kinh tế yếu.
Chính sách tiền tệ được nới lỏng của Nhật Bản trong những năm 1980 đã tạo ra “một bong bóng kinh tế”, sau đó bong bóng vỡ và khiến cho nền kinh tế thứ hai thế giới ở thời điểm đó rơi vào sự suy thoái kéo dài khoảng 25 năm. Hậu quả tới nay là Ngân hàng Nhật Bản vẫn phải tiếp tục giữ lãi suất ở mức 0%, thậm chí là âm để kích thích cho lạm phát.
Kinh tế Trung Quốc bắt đầu xuất hiện dấu hiệu “ vỡ bong bóng”. Ảnh: voiceofdjibouti
Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản là tấm gương để Trung Quốc có thể tránh sự suy thoái của thị trường nhà đất. Vì điều này sẽ gây bất lợi cho ngành tài chính, cũng như lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, theo ông Yoshino. “Tôi rất lo ngại rằng, nếu giá đất tiếp tục tăng và dân số bắt đầu thu hẹp cùng với nhu cầu, thì Trung Quốc sẽ gặp tình trạng tương tự như Nhật Bản”.
Đã có một số dấu hiệu rõ ràng về bong bóng nhà đất tại Trung Quốc theo ông Yoshino, trước hết là sự biến động mạnh về giá bất động sản trong những năm gần đây. Cụ thể, giá trung bình một ngôi nhà ở Bắc Kinh đã tăng vọt trong những năm qua, từ khoảng 4.000 NDT/m2 (14 triệu VND) vào đầu những năm 2000, lên 60.000 NDT/m2 (210 triệu VND) hiện nay, gấp khoảng 15 lần, theo dữ liệu của tổ chức Creprice.cn.
Một điều đáng lo ngại khác, theo ông Yoshino, là ngành tài chính Trung Quốc đã cho vay nhiều hơn đối với lĩnh vực bất động sản so với các ngân hàng Nhật Bản trong thời kỳ bong bóng. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay đầu tư vào bất động sản ở Trung Quốc so với GDP của nước này luôn cao hơn Nhật Bản khoảng ba lần.
Video đang HOT
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tiến hành áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc hồi tháng 7/2018, nhiều sự lo ngại đã trở nên lớn hơn vì bong bóng bất động sản và mức nợ kỷ lục của lĩnh vực nhà đất sẽ làm kinh tế Trung Quốc dễ dàng bị tổn thương bởi các lệnh trừng phạt kinh tế đang gia tăng, và dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
Bất chấp chính phủ Trung Quốc đã cố gắng giải quyết các khoản nợ xấu trong nhiều năm qua, giá nhà đất và các khoản vay để đầu tư vẫn tiếp tục tăng, đẩy giá nhà vượt quá mức mà đại đa số người dân nước này có thể chi trả, cũng như khiến nhiều nhà phát triển bất động sản chìm sâu hơn vào nợ nần.
Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, nợ của các công ty Trung Quốc ở mức 155% GDP trong quý 2 năm 2018, cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế khác, chẳng hạn mức nợ doanh nghiệp của Nhật Bản là 100% GDP và 74% đối với doanh nghiệp Mỹ. Các khoản nợ của doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là các khoản vay tín dụng với sự bảo đảm ngầm từ chính quyền trung ương và địa phương, theo SCMP.
Ông Larry Hu, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Macquarie Capital dự đoán rằng, thâm hụt ngân sách của Trung Quốc sẽ tăng cao trong năm 2019, ở mức 6,6% GDP, so với mức 4,7% vào năm 2018. Lý do vì Bắc Kinh đang phải chống lại sự suy thoái kinh tế, cùng với cuộc thương chiến với Mỹ. Điều này sẽ càng làm cho nguy cơ rơi vào khủng hoảng của kinh tế Trung Quốc trở nên gần hơn.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet.vn
Việt Nam - Mỹ nâng cấp thương mại đầu tư
Trước khi chính thức có các buổi gặp gỡ giữa 2 bên vào hôm nay, hôm qua 27-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tham gia nhiều hoạt động bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội.
Sáng 27-2, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chào mừng Tổng thống Donald Trump và Đoàn đại biểu cấp cao Mỹ tới Việt Nam; hoan nghênh Mỹ và Triều Tiên đã chọn Việt Nam làm địa điểm diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, cũng như khẳng định chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ rất chu đáo cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên dù thời gian gấp rút; khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam, cũng như vai trò của Việt Nam trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện phát triển thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Ngay sau hội đàm, 2 nhà lãnh đạo đã chứng kiến Lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác giữa 2 nước, với tổng trị giá khoảng 21 tỷ USD. Các văn kiện hợp tác được ký kết gồm: Hợp đồng mua bán 100 máy bay Boeing MAX 737 giữa Vietjet Air và Boeing (trị giá 12,7 tỷ USD); thỏa thuận mua bán động cơ máy bay và dịch vụ bảo dưỡng toàn diện trong 12 năm giữa Vietjet Air và GE Aviation (trị giá 5,3 tỷ USD); hợp đồng mua bán 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữa Bamboo Airways và Boeing, trị giá gần 3 tỷ USD; bản ghi nhớ về cung cấp công nghệ và dịch vụ phần mềm ứng dụng quản lý hàng không giữa Tổng công ty hàng không Việt Nam và Công ty Sabre (Mỹ).
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 và các hoạt động song phương với Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thăm đất nước Việt Nam năng động và tươi đẹp; cho biết vẫn giữ những ấn tượng tốt đẹp về những tình cảm chân thành và sự chào đón nồng nhiệt mà người dân Việt Nam đã dành cho Tổng thống trong chuyến thăm Việt Nam cách đây hơn 1 năm; bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ rất chu đáo cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên mặc dù thời gian gấp rút.
2 bên cùng điểm lại và tỏ hài lòng về những tiến triển ngày càng thực chất trong quan hệ 2 nước thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, giáo dục - đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó nổi bật là quan hệ kinh tế - thương mại với kim ngạch 2 chiều năm 2018 đạt trên 60 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng 46% và Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.
Để duy trì và thúc đẩy đà phát triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế - thương mại, 2 bên nhất trí cần tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Mỹ và Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), đồng thời tiếp tục thảo luận về khả năng nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ thương mại đầu tư, phù hợp với sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại và tính chất của quan hệ đối tác toàn diện. Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Việt Nam tích cực xử lý một số vấn đề thương mại ưu tiên, khẳng định ủng hộ mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực này vì lợi ích của nhân dân 2 nước.
2 bên cũng trao đổi về một số vấn đề khu vực cùng quan tâm, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS); tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC).
Tối 27-2, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 với cuộc gặp riêng và bữa cơm tối thân mật. Theo Người phát ngôn của Nhà Trắng Sarah Sanders, bữa tối giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội sẽ rất hẹp.
Trong khi đó, ngay khi đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngày 26-2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành phiên họp với các nhà đàm phán, trong đó có đặc phái viên Triều Tiên phụ trách vấn đề Mỹ Kim Hyok-chol và bà Kim Song-hye, người đứng đầu văn phòng tham mưu thuộc Ban Mặt trận Thống nhất Triều Tiên. Cùng tham gia phiên họp còn có Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Choe Son-hui. Cuộc gặp được diễn ra tại khách sạn Melia. Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lắng nghe báo cáo chi tiết về cuộc tiếp xúc giữa các phái đoàn làm việc do Mỹ và Triều Tiên cử tới Hà Nội với mục đích giúp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 thành công. Kể từ ngày 21-2, trong vòng 5 ngày liên tiếp, đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol đã tiến hành các cuộc đàm phán phút chót với người đồng cấp Mỹ Stephen Biegun ở Hà Nội, nhằm vạch ra một thỏa thuận có thể đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh lần này. Được biết, từ ngày 1 đến 2-3, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm chính thức Việt Nam.
Thanh Trang (tổng hợp)
Theo SGGP
Việt Nam- Mỹ thúc đẩy hòa bình và phát triển Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được phát triển thực chất và hiệu quả hơn trong thời gian tới Sáng 27-2, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống...