Thị trường ngóng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được “ấn lệnh” triển khai
Sau nhiều năm loay hoay tìm hướng nới rộng sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên trên mức 49% không thành, các thành viên thị trường đang trông đợi Quốc hội cho phép triển khai Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), một đề xuất lần đầu tiên được đưa vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Hướng đi mới về hút vốn ngoại
Ở góc độ của quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, sau khá nhiều hướng tiếp cận, nào là nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, nới room sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên trên 49%…, đến thời điểm này, đường hướng mới định hình cho quyết sách cho thu hút vốn ngoại vẫn không có gì mới.
Trong khi chính sách không chuyển động thì từ phía doanh nghiệp, nhiều chủ thể vẫn muốn nắm giữ lượng cổ phần từ 51% trở lên để có tiếng nói quyết định trong các tình huống phải đưa ra biểu quyết nhằm kiểm soát được công ty.
iều này tạo ra mâu thuẫn trong thu hút vốn ngoại. Vậy làm cách nào để doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát công ty, nhưng vẫn có cửa gia tăng thu hút nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam?
Tiếp nối tinh thần đổi mới qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp, tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9 đang diễn ra, Chính phủ đã đề xuất một nội dung hoàn toàn mới, đó là định ra nguyên tắc để mở đường cho triển khai phát hành NVDR.
Là cơ quan thực hiện dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi theo phân công của Chính phủ, theo Bộ Kế hoạch và ầu tư, nhiều nước trên thế giới và xung quanh Việt Nam đã có cơ chế về NVDR để giải quyết vấn đề thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực mà có giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Ví dụ, Thái Lan đã cho phát hành và niêm yết Thai NVDR trên TTCK nước này từ năm 2012. NVDR của Thái Lan là một loại chứng chỉ do Thai NVDR – một công ty của Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan phát hành.
NVDR của Thái Lan được phát hành theo tỷ lệ 1:1 tương ứng với các cổ phiếu mà Thai NVDR đang nắm giữ. Người mua NVDR có đầy đủ và quyền lợi kinh tế của cổ phiếu tương ứng, nhưng không có quyền biểu quyết.
Do đó, NVDR sẽ giúp thu hút được thêm vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài trên giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư này, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước do nhà đầu tư sở hữu NVDR không có quyền biểu quyết, nên không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ thực tế và kinh nghiệm trên, cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi nội dung: “Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành NVDR được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở”.
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở.
Người sở hữu cổ phần cơ sở và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết đều không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp thông qua nghị quyết có tác động bất lợi đến quyền và nghĩa vụ của người sở hữu cổ phần cơ sở.
Video đang HOT
Quyền biểu quyết của các cổ phần cơ sở được phân bổ cho các cổ đông khác, tương ứng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đó, nhưng đảm bảo quyền biểu quyết của các cổ đông nước ngoài không vượt quá giới hạn tỷ lệ sở hữu theo pháp luật có liên quan. Chính phủ quy định chi tiết về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.
Theo kế hoạch, ngày 16/6 tới, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 cùng thời điểm Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành. Hai nền tảng pháp lý này sẽ mở ra cánh cửa lần đầu tiên NVDR được triển khai tại Việt Nam.
ợi hướng dẫn chi tiết
Theo ý kiến từ các thành viên thị trường, chuyên gia, hiện là thời điểm chín muồi cho chuẩn bị các bước để triển khai NVDR.
Theo một chuyên gia ở Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), đơn vị đã có nhiều thời gian nghiên cứu về NVDR, chỉ cần Quốc hội thông qua cơ chế về NVDR là việc triển khai sản phẩm này sẽ được kích hoạt và đảm bảo tính khả thi, bởi quá trình nghiên cứu sản phẩm này đã được chuẩn bị kỹ trong thời gian qua, đồng thời nhu cầu giao dịch sản phẩm này từ phía nhà đầu tư đang hiện hữu.
ại diện cho tiếng nói của nhà đầu tư, ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam cho rằng, mở ra cơ chế NVDR sẽ giúp Việt Nam thành công trong gia tăng thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài…
Theo góc nhìn của chuyên gia lập pháp, ông Nguyễn Hữu Quang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Việt Nam đang có sản phẩm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, nhưng có một loại hình chứng chỉ rất quan trọng chưa khai thác hết, đó chính là cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu NVDR.
Có một số ngành và lĩnh vực phải giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, nhưng nếu triển khai NVDR thì rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn mua sản phẩm này, bởi họ không cần quyền biểu quyết, mà chỉ quan tâm đến hưởng cổ tức.
Nếu NVDR được đưa vào vận hành trên TTCK, thị trường sẽ tăng khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ đồng bộ hơn, thay vì hiện nay phụ thuộc chính vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Là thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, ông Phan ức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, sau khi được Quốc hội thông qua, nội dung hướng dẫn cho triển khai NVDR được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Trên cơ sở phân giao đó, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn.
“Trên cơ sở kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng của HOSE mà chúng tôi nắm bắt được, cũng như xét thực tiễn yêu cầu của thị trường, việc triển khai NVDR tại Việt Nam là khả thi. Qua đó, tạo công cụ mới cho doanh nghiệp, cũng như thị trường chứng khoán huy động thêm dòng vốn ngoại, mặt khác đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm cho nhà đầu tư…”, ông Hiếu cho hay.
Trong một diễn biến có liên quan, theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), việc bổ sung nội dung NVDR vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đã được tính đến và đang đợi sau khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi được thông qua với quy định rõ ràng về giao cho Chính phủ quy định chi tiết thì UBCK sẽ chốt phương án cụ thể.
Trên cơ sở đó, khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCK sẽ cân đối các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán để đề xuất Bộ Tài chính có phương án hướng dẫn NVDR phù hợp.
Với tinh thần đó, trong tháng 6 tới, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ được công khai lấy ý kiến rộng rãi các thành viên thị trường, trong đó có nội dung về NVDR nếu Chính phủ giao Bộ Tài chính đề xuất nội dung quy định về NVDR vào dự thảo văn bản này…
Thị trường vốn 2020: Cần cải thiện sức hấp dẫn
Nhiều tổ chức kinh tế lớn dự báo, thị trường vốn năm 2020 sẽ có những thay đổi tích cực khi dòng tiền từ khối ngoại chảy mạnh hơn vào thị trường, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để biến kỳ vọng thành sự thật, cần nhiều nỗ lực để tháo gỡ các điểm nghẽn.
Thanh khoản là yếu tố quan trọng nhất
Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cuối năm 2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018.
Quy mô thị trường cổ phiếu giữ vững đà tăng trưởng. Với tổng số 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 sở giao dịch chứng khoán, quy mô của thị trường tính theo mệnh giá đạt gần 1,402 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2018.
Quy mô vốn hóa của thị trường đạt 4,384 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giữ vai trò xúc tác quan trọng, góp phần cho tăng trưởng của thị trường. Năm 2019, khối ngoại mua ròng gần 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng hơn 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng giá trị danh mục của khối nhà đầu tư này lên 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018.
ó là một số kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường chịu nhiều tác động từ các bất ổn địa chính trị trên toàn cầu.
Tuy nhiên, chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên (VBF) ngày 10/1/2019, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital cho biết, VN-Index tăng 7,7% trong năm 2019, thua xa mức tăng của chỉ số các thị trường cận biên ( 14%), nhóm các thị trường mới nổi ( 15%) và các thị trường phát triển ( 25%).
Về giá trị vốn hóa, sau khi điều chỉnh tăng giá trị GDP theo cách tính mới, tỷ lệ giá trị vốn hóa trị trường chứng khoán Việt Nam so với GDP giảm xuống, thấp hơn mức mục tiêu phấn đấu.
áng chú ý, vốn ngoại được thu hút thông qua thị trường chứng khoán giảm từ khoảng 1,8 tỷ USD năm 2018 xuống chỉ còn 280 triệu USD năm 2019.
Như một số thành viên thị trường đã dự báo cách đây 1 năm, Việt Nam một lần nữa chưa được nâng hạng lên thị trường mới nổi và mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's đã thông báo việc xem lại xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam theo hướng tiêu cực.
ây là các yếu tố bất lợi trong việc thu hút thêm dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.
Một vấn đề nan giải khác của thị trường là thanh khoản.
Năm 2019 được kỳ vọng thanh khoản sẽ tăng mạnh nhờ thu hút dòng vốn ngoại khi thị trường chứng khoán kỳ vọng được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi, nhưng thực tế điều này không xảy ra.
Dù VN-Index tăng điểm, nhưng thanh khoản trên thị trường cổ phiếu lại giảm 29% so với bình quân năm 2018.
Trong bối cảnh này, ông Terence F.Mahony, Phó chủ tịch VinaCapital, đồng Trưởng nhóm Thị trường vốn VBF nhận định, đảm bảo thanh khoản cho thị trường vốn là yếu tố quan trọng nhất, bởi đây là chìa khóa tiên quyết tạo thành công cho thị trường chứng khoán.
Kiến nghị tháo gỡ các vướng mắc
ể thị trường chứng khoán Việt Nam có bước tăng trưởng nhanh và bền vững, ông Dominic kiến nghị.
Thứ nhất, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trao đổi cởi mở và chi tiết với các thành viên thị trường về việc soạn thảo các nghị định và thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện gặp gỡ các thành viên thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản trong việc phát triển nhà đầu tư có tổ chức trong nước.
Thứ ba, kiến nghị Bộ Kế hoạch và ầu tư trong việc sửa Luật ầu tư và Luật Doanh nghiệp năm nay, tạo mọi điều kiện để Việt Nam nhanh chóng triển khai sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NDRV), nhằm tháo gỡ vướng mắc về giới hạn đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, để nhanh đưa ngành chứng khoán vào kỷ nguyên 4.0, kiến nghị Chính phủ ủng hộ ngành chứng khoán chấp nhận chữ ký số, hồ sơ điện tử, ví điện tử giao dịch thanh toán tức thời và giá chứng khoán theo thời gian thực.
Trong khi đó, ông Tsuyoshi Imai, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Nhật Bản chia sẻ với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, vào tháng 11/2019, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã giới thiệu 3 chỉ số mới với mục tiêu gia tăng thanh khoản, kỳ vọng dòng vốn nước ngoài sẽ chảy mạnh hơn thông qua các quỹ ETF vào thời gian tới.
Nếu nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trở lại, VN-Index được kỳ vọng tăng lên 1.100 điểm. Tuy nhiên, việc nới lỏng các chính sách liên quan tới nhà đầu tư ngoại chính là chìa khoá cho câu chuyện này.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch cho biết, Ủy ban dự kiến xây dựng 4 nghị định và khoảng 10 thông tư hướng dẫn thi hành Luật mới; sẽ đề nghị đại diện của Nhóm công tác thị trường vốn VBF tham gia vào tổ soạn thảo 4 nghị định.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đề xuất lùi thời hạn đại hội sang tháng 9: Khó khả thi Lùi đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) đến tháng 9 đang là một phương án được cơ quan quản lý tính tới trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp có khả năng không kịp tổ chức trước thời hạn 31/6 năm nay, nhưng theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), doanh nghiệp không...