Thị trường ngoại hối cuối năm lặng sóng
Trao đổi với PV, Giám đốc khối tiền tệ một ngân hàng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối ước tính lên trên 40 tỷ USD. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi liên tục nhiều năm liền, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá dự trữ ngoại hối Việt Nam thấp.
Thị trường ngoại hối trong nước hiện đang ổn định, nguồn cung ngoại tệ dồi dào
Trao đổi với PV, Giám đốc khối tiền tệ một ngân hàng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối ước tính lên trên 40 tỷ USD. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi liên tục nhiều năm liền, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá dự trữ ngoại hối Việt Nam thấp.
Dự trữ ngoại hối 40 tỷ USD đã cải thiện nhiều so với con số 28,6 tỷ USD Mỹ (tương đương 1,9 tháng nhập khẩu) vào cuối năm 2015.
Lý giải việc mua vào ngoại tệ liên tục của NHNN trong thời gian qua, Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cho rằng, trước tiên là do hệ thống tài chính trong 8 tháng đầu năm nhìn chung đã đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế do thanh khoản của khu vực ngân hàng khá dồi dào. Cụ thể, tính đến 31/7/2016, tổng nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế đạt 7.489.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cuối năm 2015. Trong đó, vốn cung ứng của khu vực ngân hàng chiếm 74,9%, tăng 9,1% so với đầu năm, còn lại thị trường vốn (gồm cổ phiếu và trái phiếu) đóng góp xấp xỉ 25,1% tổng cung ứng vốn, tăng 24,3% so với đầu năm.
Bên cạnh đó, tính đến cuối tháng 8/2016, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 10,5% so với đầu năm 2015. Vốn huy động từ hệ thống các tổ chức tín dụng tăng khoảng 11% so với đầu năm, song tín dụng chỉ tăng ở mức tương đương so với cùng kỳ năm trước (9,2%) và chưa có dấu hiệu bứt phá bước trong quý III/2016. Trong đó, tín dụng các khu vực ưu tiên tăng trưởng thấp hơn mức chung của toàn hệ thống khi đến hết tháng 7, tín dụng tăng trưởng 9,45% so với đầu năm. Cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn chỉ tăng 6,1% so với đầu năm; cho vay xuất khẩu tăng trên 3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 3,3%… cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao.
Báo cáo tình hình kinh tế tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết thêm thông tin, thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 8 tiếp tục dồi dào. Điều này biểu hiện ở mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm khoảng 0,3 đến 0,5 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với tháng trước và duy trì ở mức thấp, trong khi khối lượng giao dịch bình quân giảm 24% so với tháng trước.
Video đang HOT
Cụ thể, nửa đầu tháng 8 là 6.100 tỷ đồng/ngày, tháng 7: 8.050 tỷ đồng/ngày. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục mua USD trên thị trường và đồng thời mở rộng phát hành tín phiếu kỳ hạn ngắn (14 ngày). Trong tháng 8, các tổ chức tín dụng đã hấp thụ hết lượng tín phiếu kỳ ngắn hạn do NHNN phát hành với mức lãi suất rất thấp, trong khoảng từ 0,7 – 1,2%/năm, thấp hơn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 2 tuần (1,28%/năm).
“Theo thống kê, tính đến 22/8/2016, NHNN đã hút ròng hơn 128.000 tỷ đồng qua thị trường OMO”, một lãnh đạo cao cấp của Uỷ ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia nhấn mạnh.
Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại và tỷ giá tự do vẫn giữ ổn định trong biên độ trên của tỷ giá trung tâm (dao động trong khoảng 22.300 – 22.350 đồng/USD). Hiện tỷ giá trung tâm đang ở mức 21.898 đồng/USD, tăng nhẹ 0,01% so với đầu năm. Chỉ số hoán vị rủi ro tín dụng (CDS) có xu hướng giảm nhẹ và tỷ giá kỳ hạn NDF không thay đổi so với tháng trước cho thấy kỳ vọng vào tỷ giá hiện đang khá ổn định.
Vị lãnh đạo của Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, trong bối cảnh thị trường ngoại hối trong nước hiện đang ổn định, nguồn cung ngoại tệ dồi dào, cán cân thương mại thặng dư. Tính đến ngày 20/08/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Cầu ngoại tệ chưa có nhiều đột biến khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vẫn có xu hướng giảm so với năm trước. Cụ thể, tính đến hết ngày 15/8/2016, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 102,36 tỷ USD, giảm 0,4% (tương ứng giảm 393 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015… Theo đó, áp lực lên thị trường ngoại hối Việt Nam từ nay đến cuối năm là không lớn.
“Với chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới dự báo có nhiều biến động, tôi cho rằng, NHNN vẫn sẽ có những biện pháp và công cụ phù hợp nhằm đảo bảo sự ổn định của tỷ giá và nằm trong tầm kiểm soát”, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Kinh doanh trái phiếu và ngoại hối, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) nhận định.
Xung quanh chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Giám đốc Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV, nhìn chung, tác động của chính sách tỷ giá đối với nền kinh tế là đa chiều và khác nhau với các nền kinh tế có cấu trúc, giai đoạn, đặc điểm… khác nhau. Vì vậy, mức độ và cách thức điều hành tỷ giá phụ thuộc vào lựa chọn của cơ quan quản lý về các mục tiêu điều hành ưu tiên trong từng giai đoạn.
“Vì vậy, Chính phủ và NHNN cần tiếp tục xác lập được một số mục tiêu ưu tiên, từ đó đưa ra các định hướng điều hành chính sách tỷ giá và có truyền thông phù hợp tới thị trường. Bên cạnh đó, với thị trường dự báo sẽ ít có biến động trong thời gian tới, tôi nghĩ, NHNN có thể cân nhắc triển khai mạnh mẽ hơn những công cụ phái sinh như quyền chọn (option) để tạo ra những công cụ hỗ trợ việc phòng ngừa rủi ro cũng như bổ sung đa dạng các công cụ tài chính cho thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới”, ông Quỳnh nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giật mình với dự án FDI ngưng hoạt động tại Đồng Nai
Số liệu thống kê về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Đồng Nai đã ngưng hoạt động với điệp khúc "chủ ra đi, nợ còn ở lại" sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Doanh nghiệp đã đóng cửa và ngừng động gần 5 năm, nhưng vẫn chưa được khai tử do thiếu các quy định cụ thể ảnh: hồng sơn
Số liệu thống kê về các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn Đồng Nai đã ngưng hoạt động với điệp khúc "chủ ra đi, nợ còn ở lại" sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Theo số liệu tổng hợp mới nhất của Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (Diza), tính đến tháng 8/2016 vẫn còn 26 dự án FDI ngưng hoạt động (trước đây vẫn thường gọi là dự án FDI vắng chủ, bỏ trốn - PV). Trong số này, đứng đầu là Hàn Quốc với 9 dự án, tiếp sau là Đài Loan với 6 dự án. Số còn lại phần nhiều là dự án của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á.
Cũng theo tổng hợp này, số vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI đã ngưng hoạt động tại Đồng Nai lên tới hơn 133 triệu USD (trong đó, 7 dự án có số vốn đầu tư trên 10 triệu USD, với 1 dự án có vốn đăng ký lên tới 30 triệu USD của Hàn Quốc tại KCN Nhơn Trạch 1). Con số này có thể tương đương số vốn FDI thu hút được của không ít các địa phương trong cả một năm.
Điều đáng nói là, trong danh sách này chỉ có 2 dự án chưa giải ngân vốn, còn lại 24 dự án đã giải ngân được hơn 79 triệu USD, trong đó có 6 dự án đã hoàn thành giải ngân hoặc đã giải ngân gần xong số vốn đầu tư đăng ký. Đáng kể nhất là một dự án của Hàn Quốc tại KCN Long Thành đã giải ngân 100% số vốn đầu tư đăng ký (16 triệu USD)...
Những con số vừa nêu cho thấy một điều khá rõ ràng là, những dự án FDI trong danh sách này chủ yếu thuộc dạng "chủ ra đi, nợ còn ở lại". Bởi trước đó, Đồng Nai đã khá mạnh tay đối với các dự án FDI thuộc diện vắng chủ và chưa thực hiện giải ngân. Đơn cử, trong năm 2013, Đồng Nai đã "trảm" 17 dự án FDI thuộc diện vắng chủ, là các dự án không còn nhà xưởng, tài sản. Tuy vậy, sau thời điểm đó vẫn còn 30 dự án FDI vắng chủ chưa giải quyết được mà vướng mắc lớn nhất là do các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể để giải quyết.
Sau khi Luật Đầu tư 2014 ra đời, cơ sở pháp lý cho việc xử lý các dự án FDI vắng chủ đã có, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều lần rà soát các dự án dạng này, nếu đủ cơ sở thì tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt dự án. Đáng chú ý là dịp cuối năm 2015, tỉnh Đồng Nai đã tiến hành thu hồi 37 dự án FDI, trong đó có 22 dự án bị thu hồi do vắng chủ.
Điểm lại như thế để thấy rằng, phần lớn là các dự án đã ngưng hoạt động trên 5 năm, với những tồn tại chưa thể giải quyết được như chủ đầu tư bỏ về nước không liên lạc được, tài sản chưa xử lý xong, nợ tiền lương người lao động, nợ tiền thuế, bảo hiểm xã hội... Đơn cử, doanh nghiệp của Đài Loan tại KCN Biên Hòa 2 có vốn đầu tư 10 triệu USD, chuyên sản xuất các loại xích truyền động dùng trong công nghiệp, xích xe máy, xe đạp; hoặc một doanh nghiệp của HongKong cũng ở KCN Biên Hòa 2, chuyên sản xuất keo dựng vải, keo dựng giấy, gia công hoàn tất vải thành phẩm từ vải thô...
Cũng với những "người cũ" này, trong một bài viết đăng hồi tháng 6/2015, Báo Đầu tư đã chỉ ra những số nợ cụ thể của nhiều doanh nghiệp. Đó là, Công ty TNHH Sản xuất xích chuyên dùng Việt Nam nợ bảo hiểm xã hội hơn 227 triệu đồng, nợ thuế 6 triệu đồng; Công ty TNHH C&H Việt Nam nợ bảo hiểm xã hội hơn 812 triệu đồng, nợ thuế 3 triệu đồng; Công ty TNHH Kỹ nghệ J&V nợ bảo hiểm hơn 688 triệu đồng...
Số liệu được Diza tổng hợp mới đây cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp đã ngưng hoạt động từ rất nhiều năm và tồn tại nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Vậy, thực sự có bao nhiêu doanh nghiệp FDI đã ngưng hoạt động và Đồng Nai sẽ xử lý thế nào?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện của Diza cho biết, Ban đang phối hợp với các công ty hạ tầng để tiếp tục rà soát và sẽ công bố ngay khi có số liệu cụ thể.
"Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, dự án ngưng hoạt động trên 12 tháng và không liên lạc được với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì sẽ đưa vào danh sách các doanh nghiệp ngừng hoạt động", vị đại diện Diza nói và cho biết, thời gian qua, bằng nhiều cách khác nhau (kể cả thông qua đường ngoại giao), nhưng Ban vẫn không thể liên hệ được với nhiều chủ doanh nghiệp. Do đó, tới đây, Diza sẽ tổng hợp danh sách các dự án FDI đã ngưng hoạt động và công bố công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Sau đó, sẽ thực hiện các bước xử lý theo quy định hiện hành.
Ông Mai Văn Nhơn, Phó trưởng ban Diaz cho rằng, phần lớn là các dự án trong danh sách này không có đóng góp nhiều cho kinh tế - xã hội, thậm chí, nhiều doanh nghiệp khi ngưng hoạt động còn để lại khá nhiều các khoản nợ thuế, bảo hiểm xã hội và lương của người lao động. Theo ông Nhơn, chủ trương của Đồng Nai là xử lý kiên quyết, đúng quy định của pháp luật với các dự án dạng này để góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực tốt hơn đến đầu tư.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thu hồi dự án FDI chậm triển khai: Hành trình không dễ Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm triển khai, dư luận bức xúc, cơ quan quản lý địa phương muốn thu hồi, nhưng đó là một hành trình không dễ. Dự án Thép Guang Lian, vốn đầu tư 3 tỷ USD chính thức bị chấm dứt sau 10 năm được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ảnh: Đức Thanh...