Thị trường ngày 4/1: Dầu tăng vọt 3%, vàng cao nhất 4 tháng do căng thẳng ở Trung Đông
Căng thẳng ở Trung Đông khiến giá dầu và vàng tăng vọt, đồng thời tác động tới nhiều thị trường hàng hóa nguyên liệu khác.
Ảnh minh họa.
Dầu tăng gần 3% sau khi Mỹ không kích cảng Baghdad
Giá dầu đã vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng trong phiên vừa qua sau khi cuộc không kích của Mỹ gây thiệt mạng tướng Qassem Soleimani ở Iraq – một vị tướng quyền lực ở Iran, là chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds và là kiến trúc sư bộ máy an ninh vùng. Vị tướng này giữ vai trò chủ chốt trong các cuộc giao tranh ở Syria và Iraq và thường được tung hô ở cả trong lẫn ngoài Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày hôm qua nói rằng ông Soleimni đang lên kế hoạch giết chóc những người Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 3,6% (2,35 USD) lên 68,6 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 69,5 USD, cao nhất kể từ giữa tháng 9 – khi cơ sở lọc dầu hàng đầu Iran bị tấn công. Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 1,87 USD (3,1%) lên 63,05 USD/thùng; mức ‘đỉnh’của phiên này là 64,09 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 4/2019. Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu đều tăng trên 2%.
Giới đầu tư dầu mỏ đang cố gắng nhận định xem thị trường cung cấp dầu thô liệu có bị gián đoạn nguồn cung hay không.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã bùng phát từ năm ngoái sau khi Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tehran và sau vụ cơ sở lọc dầu Aramco của Saudi Arabia bị tấn công bằng máy bay không người lái mà phía Mỹ cho rằng thủ phạm chính là Iran.
Sau vụ tướng Iran thiệt mạng, bên cạnh việc cử thêm 3.000 binh sĩ tới Trung Đông, Mỹ đã kêu gọi toàn bộ công dân của mình rời khỏi Iraq ngay lập tức, trong đó có hàng chục công dân Mỹ làm việc cho các công ty dầu khí nước ngoài đóng tại thành phố dầu mỏ Barsa của Iraq.
Vàng cao nhất 4 tháng do căng thẳng ở Trung Đông
Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng, vượt ngưỡng 1.550 USD/ounce, sau khi Mỹ không kích vào Iraq làm cho tướng chỉ huy lực lượng Quds của Iran bị thiệt mạng, khiến nhà đầu tư lại đổ xô vào các tài sản an toàn.
Giá vàng giao ngay cuối phiên tăng 1,3% lên 1.548, 94 USD/ounce, đầu phiên có lúc đạt 1.553,2 USD, cao nhất kể từ 5/9/2019. Vàng kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 1,5% lên 1.552,4 USD/ounce. Kim loại quý này vừa có một tuần tăng giá mạnh nhất kể từ đầu tháng 8/2019, tăng hơn 2,5%.
Khi tình hình địa chính trị bất ổn thì những tài sản an toàn như vàng lại ‘lên ngôi’. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ phiên vừa qua giảm mạnh, trong khi yen Nhật tăng lên mức cao kỷ lục 2 tháng so với USD.
Gần đây, việc Mỹ và Trung Quốc thông báo sắp ký được thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 đã tác động tích cực lên nhiều thị trường theo hướng kỳ vọng quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vàng vẫn nghi ngờ về sự kiện này một khi chưa nhìn thấy ‘bút ký’ của Washington và Bắc Kinh.
Quặng sắt cao nhất 5 tháng do lo ngại về nguồn cung
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng trong phiên vừa qua, là phiên tăng thứ 5 liên tiếp, sau khi số liệu cho thấy xuất khẩu từ Brazil tháng 12/2019 bị chậm lại.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 666 CNY (95,53 USD)/tấn, sau khi có lúc đạt 670,5 USD/tấn lúc đầu phiên- cao nhất kể từ 6/8/20109. Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,5% lên 92,3
Xuất khẩu quặng từ Brazil đã giảm xuống 24,67 triệu tấn trong tháng 12/2019, so với 27,25 triệu tấn của tháng trước đó và 33,2 triệu tấn cùng tháng năm trước.
Khí gas tương đối ổn định
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại Châu Á tuần này ít thay đổi so với tuần trước trong không khí giao dịch thưa thớt vì nhu cầu thấp trong kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm Mới. Giá trung bình LNG giao tới Đông Bắc Á vào khoảng 5,1 – 5,2 USD/triệu đơn vị nhiệt lượng Anh (mmBtu).
Tháng trước, Nga và Ukraina đã đạt được thỏa thuận mới về trung chuyển khí gas, theo đó đảm bảo cho Nga cung cấp khí đốt cho Châu Âu thêm ít nhất 5 năm nữa. Điều này giúp làm giảm lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung khí đốt. Giá khí gas Châu Á đã bị ảnh hưởng bởi giá khí gas Châu Âu vào cuối tháng 12 vừa qua, một phần bởi thỏa thuận Nga – Ukraina này.
Tại Châu Âu, hợp đồng kỳ hạn 1 tháng của Hà Lan (hợp đồng tham chiếu LNG cho toàn Châu Âu) hiện vào khoảng 4,02 USD/mmBtu, giảm nhẹ so với cách đây một tuần.
Thời tiết ở Châu Á ấm hơn bình thường và dự báo hiện tượng này ở Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ còn tiếp diễn trong 10 ngày tới, cộng với việc nhiệt độ ở Trung Quốc cao hơn cùng kỳ mọi năm có thể sẽ tiếp tục hạn chế nhu cầu khí gas của khu vực.
Xuất khẩu LNG của Mỹ năm 2019 đạt kỷ lục (tăng hơn 60% so với năm trước). Các nhà phân tích dự báo giá khí gas sẽ duy trì thấp trong năm 2020 bởi thời tiết mùa Đông năm nay ở Châu Á không lạnh nhiều.
Video đang HOT
Đồng giảm do vụ tướng Iran bị không kích
Giá đồng và các kim loại cơ bản khác đồng loạt giảm trong phiên giao dịch vừa qua do vụ tướng Iran bị thiệt mạng bởi cuộc không kích của Mỹ. Trung Đông căng thẳng khiến các nhà đầu tư rời bỏ những tài sản có độ rủi ro cao như kim loại công nghiệp để chuyển sang những tài sản an toàn.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1% xuống 6.129,5 USD/tân vào cuối phiên, sau khi có lúc chỉ 6.088,5 USD/tân, thấp nhất kể từ 11/12/2019. Tính chung cả tuần, giá giảm khoảng 1,5%, kết thúc chuỗi 6 tuần tăng.
Đường tăng theo dầu
Giá đường thô tăng trong phiên vừa qua do giá dầu tăng. Khi năng lượng được giá, các nhà chế biến mía có thể giảm lượng mía dùng ép lấy đường để tăng cường sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên cuối tuần, đường kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,18 US cent (1,37%) lên 13,31 US cent/lb. Đường trắng cũng tăng thêm 4,5 USD (1,28%) lên 357,2 USD/tân.
Thị trường đường đã khởi sắc trong mấy tuần qua, ngày 13/12/2019 có lúc đạt mức cao nhất hơn 1 năm, là 13,67 US cent/lb.
Xuất khẩu đường thô Brazil tháng 12/2019 chỉ đạt 1,29 triệu tấn, giảm so với 1,43 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Cà phê đi xuống
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,75 US cent (0,59%) xuống 1,2635 USD/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 8 USD (0,58%) xuống 1.372 USD/tân.
Brazil đã xuất khẩu 3,16 triệu bao cà phê trong tháng 12, giảm từ mức 4,1 triệu bao cùng kỳ năm ngoái.
Gừng tăng do sản lượng thấp
Sản lượng gừng Trung Quốc năm nay giảm so với năm ngoái dẫn tới giá tăng do thời tiết thất thường ở các khu vực trồng gừng. Giá gừng tại ruộng hiện khoảng 2,8 CNY/0,5%, giá xuất khẩu là 9.500 CNY/tấn (FOB), cao hơn 15% so với 8.100 CNY/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Tại Quảng Tây, năng suất năm nay không đạt 2.000 kg/mu, tức là chỉ bằng gần một nửa của năng suất năm ngoái. Khác với mọi năm là mùa gừng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, năm nay mùa gừng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 vì lý do thời tiết.
Trung Quốc xuất khẩu gừng sang nhiều thị trường, trong đó lớn nhất là sang Canada. Giá gừng năm nay tăng khiến nhiều khách hàng Châu Âu và Mỹ chuyển hướng sang mua gừng Nam Mỹ.
Hai vùng trồng gừng lớn của Trung Quốc là Sơn Đông và Quảng Tây. Trong khi gừng Sơn Đông có năng suất trung bình 7.500 kg/mu thì của Quảng Tây chỉ khoảng 4.000 kg. Diện tích trồng gừng của Quảng Tây mấy năm gần đây tăng nhanh với tốc độ 30%/năm. Gừng Sơn Đông củ to, có khóm nặng 1,5 – 2kg, nhiều nước, thích hợp cho việc ép lấy nước. Trong khi đó gừng Quảng Tây củ nhỏ hơn, màu hơi xám, ít nước hơn, nhiều xơ hơn nhưng cay hơn, thích hợp cho việc chế biến các sản phẩm gừng khô. Đất trồng gừng ở Quảng Tây chủ yếu là đất đồi, sử dụng ít hóa chất. Được biết, 80% sản lượng gừng hữu cơ của Trung Quốc đến từ Quảng Tây.
Nhu cầu găng tay cao su dự báo tăng
Ngành kinh doanh găng tay Malaysia đã có lợi nhuận cao trong quý 3/2019, theo đó hai hãng găng tay lớn là Top Glove và Hartalaga đạt mức tăng trưởng lần lượt 6% và 14%. Hãng nghiên cứu Kenanga dự báo thị trường sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, với tốc độ tăng trong năm 2020 sẽ khoảng 30%. Malaysia đóng góp 63% tổng cung găng tay trên toàn cầu.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 4/1
Minh Quân
Theo Nhịp sống kinh tế
Thị trường ngày 13/12: Vàng tuột khỏi mức cao hơn 1 tháng, dầu và cao su bật tăng mạnh nhờ lạc quan vào thương mại Mỹ-Trung
Lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc giá dầu tăng gần 1%, cao su tăng nhưng vàng giảm từ mức cao nhất trong hơn một tháng. Trong khi quặng sắt tại Trung Quốc giảm do lo ngại về nhu cầu
Ảnh minh họa.
Dầu tăng 1% do lạc quan về thỏa thuận thương mại
Giá dầu tăng gần 1% trong phiên do hy vọng rằng Mỹ và Trung Quốc gần đạt được một thỏa thuận về tranh chấp thương mại kéo dài.
Chốt phiên 12/12, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 48 US cent lên 64,2 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 42 US cent lên 59,18 USD/thùng.
OPEC dự đoán thị trường dầu thiếu nhẹ trong năm tới, ngược lại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán dự trữ toàn cầu tăng mạnh bất chấp thỏa thuận của OPEC, dự đoán sản lượng giảm bởi Mỹ và các nước ngoài OPEC khác.
Vàng giảm
Giá vàng giảm từ mức cao nhất trong hơn một tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington đã gần tới một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó palađi lập kỷ lục mới không ngừng do thiếu hụt nguồn cung. Kim loại này tăng 1,4% lên 1.936,99 USD/ounce, trước đó đã thiết lập mức cao kỷ lục tại 1.944 USD/ounce.
Vàng giao ngay trên sàn giao dịch LBMA giảm 0,5% xuống 1.468,17 USD/ounce, trong phiên có lúc giá vàng đã đạt 1.486,80 USD/ounce cao nhất kể từ ngày 7/11. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2/2020 đóng cửa giảm 0,2% xuống 1.472,3 USD/ounce.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ đã "rất gần" trong việc ký kết một thỏa thuận với Trung Quốc, giúp chứng khoán thế giới tăng vọt.
Vàng được xem như nơi đầu tư an toàn trong tình trạng tài chính và chính trị không rõ ràng.
Đồng giảm
Giá đồng giảm từ mức cao mới sau 6 phiên tăng do các nhà khai thác đã cố gắng tận dụng thời điểm giá mạnh nhất trong 7 tháng.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 6% trong chưa đầy một tuần, một phần do lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc và số liệu kinh tế đang cải thiện tại cả 2 quốc gia này.
Đồng LME giảm 1 USD xuống 6.155 USD/tấn sau khi chạm 6.174 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/5.
Cũng gây sức ép lên giá đồng là tin tức Tập đoàn kim loại màu Shandong Fangyuan, một trong các nhà máy luyện đồng tư nhân lớn nhất Trung Quốc đã phủ nhận các tin đồn rằng họ đã nộp đơn xin phá sản và cho biết các hoạt động đang diễn ra bình thường.
Các thương nhân cho biết tin đồn đã hỗ trợ giá trong tuần này vì một số nhà đầu tư dự đoán thiếu hụt nếu Shandong đóng cửa.
Quặng sắt giảm do lo lắng nhu cầu của Trung Quốc
Quặng sắt giảm do lo ngại về nhu cầu tại Trung Quốc, nước sản xuất thép hàng đầu thế giới, khi tình trạng hạn chế sản xuất đã xuất hiện ở khu vực sản xuất thép lớn nhất của nước này.
Theo Viện nghiên cứu và lập kế hoạch công nghiệp luyện kim Trung Quốc, sản lượng thép thô của Trung Quốc trong năm 2020 dự kiến giảm xuống 981 triệu tấn từ ước tính 988 triệu tấn trong năm nay. Cơ quan này cho biết nhu cầu thép tại Trung Quốc dự kiến giảm 0,6% xuống 881 triệu tấn trong năm 2020.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 0,2% xuống 651 CNY (92,49 USD)/tấn.
Bổ sung thêm lo lắng về nhu cầu quặng sắt là tỉnh Hà Bắc ở miền bắc Trung Quốc, nơi có các thành phố sản xuất thép hàng đầu của quốc gia này đã ban hành "cảnh báo khói màu vàng" có hiệu lực từ ngày 13/12. Cảnh báo này buộc các công ty, bao gồm các nhà máy thép, phải hành động để cắt giảm khí thải và trong một số trường hợp hạn chế sản lượng trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Hợp đồng thép cây dùng trong xây dựng trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,1%. Thép cuộn cán nóng tăng 1,8%.
Cao su TOCOM tăng
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do các nhà đầu tư mua để đóng các hợp đồng bán khống trước thời hạn chót để Mỹ áp thuế mới với hàng hóa tiêu dùng nhập từ Trung Quốc.
Thị trường tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc do bất kỳ sự phát triển nào của cuộc đàm phán này có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 5/2020 đóng cửa tăng 0,7 JPY lên 198,9 JPY (1,83 USD)/kg, gần mức cao nhất trong 5,5 tháng đã chạm tới trong tuần trước. Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 60 CNY lên 13.250 CNY (1.882 USD)/tấn.
Cà phê tăng tiếp
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 đóng cửa tăng 2,05 US cent hay 1,5% lên 1.3725 USD/lb, giá đã đạt 1,39 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 9/2017.
Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 20 US hay 1,4% lên 1.447 USD/tấn.
Tại Việt Nam, nông dân Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 33.000 - 33.200 đồng/kg, tăng nhẹ từ 32.300 - 32.500 đồng/kg một tuần trước.
Vụ thu hoạch đã hoàn thành 40 - 50% do thời tiết nắng hỗ trợ quá trình phơi khô cà phê, nhưng giá thấp không khuyến khích nông dân bán ra.
Lái thương đã chào bán cà phê robusta loại 2 (5% hạt đen và vỡ) ở mức cộng 30 - 40 USD/tấn so với hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 3/2020, một tuần trước mức cộng là 90 - 100 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống khoảng 1,47 triệu tấn.
Tại Indonesia, cà phê loại 4, khiếm khuyết 80 được chào bán ở mức cộng 220 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE, một tuần trước mức cộng là 200 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2020. Tuy nhiên hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng do các thương nhân hiện nay đợi nguồn cung mới từ vụ thu hoạch sắp tới.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,1 US cent hay 0,7% lên 13,52 US cent/lb, giá đã đạt 13,55 US cent trước đó, cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Đường phục hồi bởi việc mua để đóng các hợp đồng bán khống. Niên vụ 2019/20 được dự báo rộng rãi là thiếu hụt và một số chỉ số ban đầu cho thấy có thể thiếu hụt trong niên vụ 2020/21. Tuy nhiên, dự trữ là lớn sau 2 năm dư thừa.
Nông dân trồng cải đường Pháp ước tính vụ củ cải đường năm nay ở mức 38,3 triệu tấn, giảm từ 39,6 triệu tấn trong năm 2018, do thời tiết xấu gây thiệt hại cho sự phát triển của cây trồng tại nước sản xuất lớn này.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2,4 USD hay 0,7% lên 354,3 USD/tấn, giá đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2 tại 354,6 USD.
Giá gạo Ấn Độ phục hồi, gạo Việt Nam tăng
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ phục hồi trong tuần này từ mức thấp nhất 3 năm do các nhà xuất khẩu tăng giá để bù cho đồng rupee đang tăng, trong khi giá gạo Việt Nam tăng do nguồn cung thấp và nhu cầu tăng từ Cuba, Iraq và Philippines.
Gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được chào bán khoảng 358 - 363 USD/tấn trong tuần này, tăng từ 356 - 361 USD trong tuần trước - thấp nhất kể từ tháng 1/2017.
Sự tăng giá của đồng rupee đang buộc các thương nhân tăng giá, nhưng nhu cầu vẫn thấp. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ tháng 10/2019 giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 485.898 tấn, do nhu cầu yếu từ các quốc gia Châu Phi đối với gạo phi basmati.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm được chào bán ở giá 350 USD/tấn, tăng nhẹ từ 345 USD trong tuần trước. Hiện nay nguồn cung rất thấp do vụ thu hoạch đã kết thúc trong khi nhu cầu từ các nhà xuất khẩu để đáp ứng đơn hàng sang Cuba và Iraq vẫn cao, ngoài ra nhu cầu từ Philippines cũng phục hồi trong 2 tuần qua. Các nguồn cung sẽ tăng từ cuối tháng tới khi vụ đông xuân bắt đầu thu hoạch.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan thay đổi ít tại 397 - 411 USD/tấn so với 397 - 410 USD một tuần trước. Giá gạo Thái Lan đã khá cao so với các đối thủ cạnh tranh trong năm nay, phần lớn do đồng nội tệ của nước này mạnh.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 13/12
Minh Quân
Theo Trí thức trẻ
Thị trường ngày 12/12: Giá vàng, đồng, quặng sắt, cà phê đồng loạt tăng cao, dầu giảm gần 1% Sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed, chốt phiên giao dịch đêm qua giá vàng tăng 1%, dầu giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng. Trong khi đó, giá đồng, quặng sắt của Trung Quốc đều tăng do hy vọng các kích thích của Trung Quốc có thể hỗ trợ nhu cầu. Ảnh minh họa. Dầu giảm...