Thị trường ngày 30/10: Giá dầu tiếp tục lao dốc, vàng sụt mạnh xuống thấp nhất 1 tháng
Dịch Covid-19 diễn biến xấu đi gây áp lực giảm giá cho thị trường hàng hóa toàn cầu. Thế giới đã trải qua ngày có số ca nhiễm Covid-19 tăng nhiều nhất từ trước tới nay. Pháp và Đức bắt đầu áp dụng phong tỏa trở lại. Nhu cầu hàng hóa có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng.
Dầu mất thêm 4% do chính sách tái phong tỏa chống Covid-19
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch vừa qua, sau khi đã giảm hơn 5% ở phiên trước đó, do nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, gây lo ngại sẽ khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sụt giảm.
Dầu Brent kỳ hạn tháng 12/2020 lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 1,47 USD (3,7%) xuống 37,65 USD/thùng, trong phiên có thời điểm giá xuống chỉ 36,64 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 5 tháng. Dầu Brent kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 4% còn 38,11 USD/thùng.
Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 1,22 USD (3,26%) xuống 36,17 USD/thùng vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2020 là 34,92 USD/thùng.
Số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng ở khắp Châu Âu. Pháp sẽ yêu cầu mọi người dân ở nhà kể từ ngày 30/10, ngoại trừ những trường hợp thật cần thiết; trong khi đó Đức sẽ cho đóng cửa các quán bar, nhà hàng và nhà hát kể từ ngày 2/11/2020 cho đến hết tháng 11/2020. Số ca nhiễm mới ở Mỹ cũng đang tăng mạnh.
Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của Axi, cho biết: “Việc nhiều nước trên khắp Châu Âu đóng cửa trở lại gây lo ngại về tiêu thụ xăng dầu, và triển vọng giá và nhu cầu dầu thô trong ngắn hạn bắt đầu xấu đi”
Trong khi đó, nguồn cung từ Libya tăng nhanh. Nước này hiện đang sản xuất 680.000 thùng dầu mỗi ngày, và dự kiến tăng lên 1 triệu thùng/ngày trong vài tuần tới.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC ) theo kế hoạch đã lên từ trước thì sẽ hạ mức cắt giảm sản lượng từ 7,7 triệu thùng/ngày hiện nay xuống còn khoảng 5,7 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, nước này đang theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường dầu để đưa ra quyết định mới về vấn đề này.
Vàng lao dốc xuống thấp nhất 1 tháng
Giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất 1 tháng do đồng USD mạnh lên trong khi Mỹ vẫn chưa đưa ra gói kích thích kinh tế mới, song lo ngại về làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới và sự bất trắc về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã hạn chế đà giảm giá vàng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.867,4 USD/ounce, đầu phiên có thời điểm giá xuống mức thấp nhất kể từ 28/9 là 1.858,92 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 0,6% xuống 1.868 USD/ounce.
Chỉ số dollar index đã tăng 0,7% trong phiên này lên mức cao nhất 1 tháng, khiến cho vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư mua vàng bằng các loại tiền tệ khác.
Đồng giảm giá
Giá đồng cũng đi xuống trong phiên vừa qua do lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giữa bối cảnh nhu cầu chịu áp lực bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 2 và Châu Âu phong tỏa trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng trên sàn London giảm 0,4 USD xuống 6.720 USD/tấn.
Quặng sắt đi lên phiên thứ 3 liên tiếp
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp do số liệu cho thấy nhập khẩu quặng sắt từ Australia sụt giảm.
Kết thúc phiên, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,7% lên 779,5 CNY (116,18 USD)/tấn. Tuy nhiên, trên sàn Singapore, giá quặng sắt giảm 0,3% xuống 114,3 USD/tấn. Mặc dù vậy, so với đầu tuần thì giá hiện vẫn tăng.
Nhập khẩu quặng sắt Australia vào Trung Quốc trong tuần qua giảm xuống 14 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ tuần thứ 3 của tháng 9. Trong khi đó, nhập khẩu từ Brazil tăng lên 3,97 triệu tấn, từ mức 3,79 triệu tấn của tuần trước, mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình khoảng 5,1 triệu tấn của giai đoạn tháng 9-10.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thị trường quặng sắt đang được hỗ trợ bởi lo ngại về sự tắc nghẽn ở các cảng biển Trung Quốc, cũng như bởi các nhà đầu tư chơ đợi kế hoạch kinh tế của Trung Quốc – được công bố tại Đại hội Trung ương Đảng.
Ngô và lúa mì thấp nhất 2 tuần
Giá ngũ cốc Mỹ giảm trong phiên vừa qua, theo đó ngô và lúa mì xuống mức thấp nhất 2 tuần do lo ngại làn sóng Covid-19 lần thứ 2 sẽ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu ngũ cốc. Gí dầu thô giảm và thời tiết tốt lên ở cả Mỹ, Nga và Brazil cũng góp phần gây áp lực giảm giá 2 loại ngũ cốc này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô trên sàn Chicago giảm 3 US cent xuống 3,98-1/2 USD/bushe, trong phiên có lúc giá xuống thấp nhất kể từ 14/10; giá lúa mì cũng mất 5 US cent xuống 6,03-3/4 USD/bushel và là mức thấp nhất kể từ 15/10.
Đường thô giảm mạnh
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 0,49 US cent (3,3%) trong phiên vừa qua, xuống 14,4 US cent/lb do lo ngại về triển vọng nhu cầu, nhất là ở thị trường Châu Âu. Việc nhiều quỹ hàng hóa bán tháo hàng đi trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ cũng góp phần gia tăng áp lực giảm giá.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 cũng giảm 10 USD xuống 386,6 USD/tấn.
Cà phê giảm
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2020 lúc đóng cửa phiên giao dịch giảm 0,4 US cent (0,4%) xuống 1,046 USD/lb, đầu phiên có thời điểm giá chạm mức thấp nhất kể từ 22/7 là 1,0295 USD/lb. Robusta giao tháng 1/2021 giảm 10 USD (0,7%) xuống 1.337 USD/tấn.
Đồng nội tệ Brazil – real – trượt giá so với USD đã gia tăng áp lực giảm giá lên cà phê arabica.
Tại Châu Á, mưa lớn và gió mạnh do bão đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực trồng cà phê chủ chốt của Việt Nam, khiến nhiều cây cà phê bị gãy đổ. Dự báo khu vực này sẽ thường xuyên có mưa trong 10 ngày tới, và điều đó có thể ảnh hưởng đến việc thu hoạch.
Giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên hiện ở mức 32.400 – 34.000 đồng (1,4 – 1,47 USD)/kg, so với 31.100 – 33.000 đồng cách đây một tuần. Đối với cà phê xuất khẩu, robusta loại 2 (5% đen và vỡ) có giá cộng 170 – 200 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn London phiên 28/10.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta tại Sumatra không thay đổi trong vòng một tuần qua, ở mức cộng 170 – 270 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 trên sàn London.
Gạo Việt Nam và Thái Lan tăng, Ấn Độ giảm
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng do nguồn cung ít đi vì mưa lũ. Tuần này, gạo 5% tấm của Việt Nam giá tăng lên 469 USD/tấn, từ mức 485 – 495 USD/tấn cách đây một tuần.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Thái Lan giá cũng tăng lên 452 – 480 USD/tấn, từ mức 435 – 440 USD/tấn hồi tuần trước, do nhu cầu trong nước tăng và một số tàu chở hàng từ nước ngoài đã quay trở lại đặt mua gạo.
Riêng gạo Ấn Độ tuần này giảm giá. Cụ thể, loại gạo đồ 5% tấm giá giảm xuống 370 – 375 USD/tấn, từ mức 372 – 377 USD/tấn hồi tuần trước. Lý do bởi tình hình tắc nghẽn ở cảng biến và cước phí vận tải container tăng mạnh ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu.
Cao su kết thúc chuỗi 9 phiên tăng
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản phiên vừa qua đảo chiều đi xuống sau 9 phiên liên tiếp tăng trước đó, do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng trên toàn cầu.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 12,3 JPY (4,5%) xuống 262 JPY/kg, sau khi đã tăng gần 40% trong 9 phiên liền trước. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 2,8% xuống 15.770 CNY/tấn.
Bên cạnh đó, số liệu thăm dò mới của về kinh tế Trung Quốc cũng gây áp lực giảm giá trong phiên vừa qua. Theo kết quả thăm dò này, các chuyên gia cho rằng, hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng chậm lại trong tháng 10/2020, mặc dù nền kinh tế vẫn đang hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 30/10
Thị trường ngày 27/10: Giá dầu mất 3%, đậu tương đắt nhất 4 năm, giá cao su vẫn tăng tiếp
Giá dầu tiếp nối đà giảm của tuần trước khi mất hơn 3% trong phiên 26/10, kim loại công nghiệp cũng đồng loạt trượt giá do lo ngại nhu cầu giảm khi số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ và nhiều nước Châu Âu cao kỷ lục.
Dầu giảm 3% do số người nhiễm virus và sản lượng của Libya đều tăng
Giá dầu giảm hơn 3% trong phiên giao dịch đầu tuần, tiếp tục đà đi xuống của tuần trước, khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng ở Mỹ và Châu Âu, trong khi sản lượng dầu thô của Libya tiếp tục phục hồi, làm gia tăng lo ngại về tình trạng dư cung.
Mỹ thông báo số ca mới nhiễm virus trong hai ngày thứ Sáu và Bảy vừa qua ở mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi số ca nhiễm mới ở Pháp trong ngày thứ Bảy cũng cao kỷ lục, hơn 50.000 người. Italy và Tây Ban Nha đã tái áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Kết thúc phiên này, dầu Brent giảm 1,31 USD (3,1%) xuống 40,46 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 1,29 USD (3,2%) xuống 38,56 USD/thùng.
Vàng đi ngang
Giá vàng ít thay đổi trong phiên vừa qua so với phiên trước đó, giữa bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về việc số ca nhiễm virus Covid-19 gia tăng và cuộc chạy đua vì chiếc ghế Tổng thống Mỹ đẩy USD mạnh lên.
Phiên này, giá vàng giao ngay nhích nhẹ 0,1% lên 1.904,6 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2020 vững ở 1.905,7 USD/ounce.
Chiến lược gia Phillip Streible của Blue Line Futures (ở Chicago) cho biết: "Vàng đã bị mắc kẹt trong khoảng từ 1.930 USD - 1.880 USD. Kim loại này đang chờ đợi có thêm những thông tin tích cực từ cuộc bầu cử cũng như về tình hình Covid-19"
Tâm lý chung của nhà đầu tư nhìn chung vẫn lạc quan, nhưng mối quan ngại ngày thêm lớn dần. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi, ngày 25/10 cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét kế hoạch mới nhất về gói kích thích kinh tế chống Covid-19.
Đồng giảm 3 phiên liên tiếp
Giá đồng tiếp tục giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp và chạm mức thấp nhất trong gần một tuần khi các nhà đầu tư bán chốt lời bởi lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng và gói kích thích kinh tế của Mỹ vẫn bị trì hoãn.
Mặc dù đang chịu áp lực giảm, các nhà đầu tư đồng vẫn theo dõi sát sao thị trường tài chính toàn cầu, nhất là kế hoạch kinh tế 5 năm tới của Trung Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,3% xuống còn 6.780 USD/tấn, đầu phiên có lúc xuống 6.758,50 USD, mức thấp nhất kể từ 20/10.
Quặng sắt thấp nhất 4 tuần
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 4 tuần trong phiên giao dịch vừa qua do lượng lưu kho tại các cảng biển Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 và lo ngại triển vọng nhu cầu trong tương lai sẽ không khả quan.
Kết thúc phiên, quặng kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 3,3% xuống 760 CNY (113,72 USD)/tấn. Lúc đầu phiên, giá giảm 3,8% xuống mức thấp nhất kể từ 25/9.
Giá quặng sắt trên sàn Singapore (kỳ hạn tháng 11/2020) cũng giảm 1,3% xuống 111,6 USD/tân, thấp nhất kể từ 29/9.
Lượng quặng sắt nhập khẩu đang lưu tại các cảng biển Trung Quốc đã tăng tuần thứ 5 liên tiếp, lên 127,8 triệu tấn tính đến 23/10.
Sản lượng thép Trung Quốc đang có xu hướng tăng chậm lại.
Đường đi lên
Giá đường thô phiên vừa qua tăng nhẹ do thị trường chú ý tới chính sách xuất khẩu của Ấn Độ. Cụ thể, hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,05 US cent (0,3%) lên 14,77 US cent/lb. Đường trắng cũng đi lên, với hợp đồng kỳ hạn tháng 12 tăng 1 USD (0,3%) lên 396,6 USD/tấn.
Về thông tin Ấn Độ thông báo sẽ trợ cấp xuất khẩu đường trong vụ 2020/21, một số phân tích cho rằng khó khăn về tài chính do dịch Covid-19 có thể hạn chế mức hỗ trợ này.
"Chúng tôi vẫn cho rằng, Chính phủ Ấn Độ trong khoảng 2 sẽ công bố lượng xuất khẩu khoảng 5-6 triệu tấn với mức trợ cấp xuất khẩu thấp hơn nhiều so với năm ngoái", nhà phân tích Robin Shaw của Marex Spectron cho biết. Ấn Độ cũng đang chú ý hơn tới khả năng sử dụng mía để sản xuất ethanol.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 1,05 US cent (1%) lên 1,0665 USD/lb, trong khi robusta giao tháng 1/2021 tăng 8 USD (0,6%) lên 1.313 USD/tấn.
Thời tiết ở Brazil đã có mưa, giúp cải thiện độ ẩm của đất và có thể giúp các nông trường cà phê hồi phục, chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Đậu tương cao nhất 4 năm
Giá đậu tương Mỹ đã tăng phiên thứ 6 liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng hơn 4 năm do nhu cầu mạnh từ phía Trung Quốc.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương đã tăng 4 US cent lên 10,87-3/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 10,89-3/4 USD/bushel, mức cao nhất kể từ tháng 7/2016.
Các thương nhân đang theo dõi sát nhu cầu của Trung Quốc vì nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới này gần đây đã tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận đã có hợp đồng bán 120.700 tấn đậu tương Mỹ cho khách hàng không xác định và 135.000 tấn khô đậu tương cho Philippines.
Tuy nhiên, thời tiết ở Brazil đã có mưa, giúp giảm khô hạn và làm hạn chế đà tăng giá của đậu tương.
Cao su tiếp tục đi lên bởi kỳ vọng vào nhu cầu của Trung Quốc
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản phiên vừa qua tăng mạnh nhất trong vòng 12 năm do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc sẽ mạnh lên khi nền kinh tế tiếp tục hồi phục sau đại dịch.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 18,3 JPY (7,9%) lên 250,4 JPY (2,39 USD)/kg - cao nhất kể từ đầu năm 2017. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng tăng, với kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 3,3% lên 15.350 CNY/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 27/10
Giá dầu châu Á giảm hơn 1% trong phiên sáng 26/10 Giá dầu giảm trong phiên sáng 26/10 tại thị trường châu Á, nới rộng đà giảm trong tuần trước đó, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Mỹ và châu Âu gia tăng đã làm dấy lên cảnh báo về nhu cầu dầu, cùng với triển vọng nguồn cung "vàng đen" tăng cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà...