Thị trường ngày 20/06: Giá dầu, vàng, quặng sắt, cao su… đồng loạt tăng mạnh
Tâm lý lạc quan về sự phục kinh tế được củng cố khi Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát được sự bùng phát mới của virus corona, hầu hết các mặt hàng dầu, khí đốt, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt tăng.
Dầu tăng
Dầu thô tăng trong phiên đêm qua nhưng bị giảm mạnh từ mức cao trong phiên do lo ngại sự lân lan của virus corona chủng mới có thể làm đình trệ sự phục hồi kinh tế của Mỹ.
Dầu thô cùng các hàng hóa khác bị giảm từ mức cao trong phiên sau khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang ở Boston cho biết sẽ cần thêm hỗ trợ tài chính và tiền tệ cho nền kinh tế Mỹ. Nỗi sợ hãi ngày càng tăng, Apple đã tuyên bố sẽ đóng cửa lại một số cửa hàng khi virus tiếp tục lây lan.
Chốt phiên 19/6, dầu thô Brent tăng 0,68 USD lên 42,19 USD/thùng sau khi đạt 42,89 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 8/6. Dầu thô WTI tăng 0,91 USD lên 39,75 USD/thùng. Tính chung cả tuần dầu WTI tăng 8,7% trong khi dầu Brent tăng 9%.
Giá tăng cao trong đầu phiên giao dịch khi Iraq và Kazakhstan đã cam kết tuân thủ tốt hơn với thỏa thuận giảm sản lượng. Nghĩa là lượng cắt giảm của OPEC có thể nhiều hơn trong tháng 7.
Dầu thô Brent đã tăng hơn gấp đôi kể từ mức thấp nhất 21 năm đạt được hồi tháng 4, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm nguồn cung kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày của OPEC và việc nới lỏng phong tỏa của các chính phủ.
Nhu cầu nhiên liệu tại Châu Âu đang phục hồi dần dần nhưng vẫn thấp hơn bình thường. Một dấu hiệu khác của sự phục hồi thị trường là dầu thô Brent trong ngày 18/6 đã chuyển sang tình trạng dầu giao ngay đắt hơn so với giao sau đó, lần đầu tiên kể từ tháng 3.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đạt cao kỷ lục mới trong tuần này, nhưng tồn kho nhiên liệu giảm.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu và khí của Mỹ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục tuần thứ 7 liên tiếp, giảm 13 giàn xuống 266 giàn.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng do dự báo nhu cầu tăng
Giá khí tự nhiên của Mỹ tăng gần 2% do các dự báo thời tiết ấm hơn và nhu cầu điều hòa tăng cao trong 2 tuần tới.
Khí tự nhiên tăng 3,1 US cent hay 1,9% đóng cửa tại 1,669 USD/mmBtu. Tuy nhiên, trong cả tuần khí tự nhiên giảm khoảng 4%, giảm tuần thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 1, sau khi sản lượng phục hồi trong đầu tuần.
Vàng tăng do lo sợ số ca nhiễm virus tăng vọt
Giá vàng tăng trong phiên vừa qua do số trường hợp nhiễm virus corona tăng làm gia tăng lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể buộc các chính phủ thực hiện phong tỏa tiếp.
Vàng giao ngày tăng 1,1% lên 1.740,79 USD/ounce, vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 1,3% lên 1.753 USD/ounce. Giá giao ngay đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2012 trong tháng trước tại 1.764,55 USD/ounce.
Từ đầu năm tới nay giá vàng đã tăng 15% được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn giữa những lo ngại về suy thoái kinh tế và kích thích tài chính chưa từng có của chính phủ và ngân hàng trung ương.
Đồng có tuần tăng thứ 5 do hy vọng phục hồi kinh tế
Giá đồng hướng tới tuần tăng thứ 5 liên tiếp do tồn kho giảm và các thị trường chứng khoán tăng trong khi nhu cầu đã cải thiện tại Trung Quốc.
Các nhà đầu tư đang ngày càng lạc quan về sự phục hồi kinh tế, với tâm lý được củng cố sau khi Trung Quốc cho biết họ đã kiểm soát sự bùng phát của virus corona mới.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London LME đóng cửa tăng 0,5% lên 5.835 USD/tấn và tăng khoảng 1% trong tuần này.
Kim loại này thường được coi là chủ đạo cho nền kinh tế toàn cầu đã tăng 34% từ mức thấp hồi tháng 3 và đang gần mức cao nhất trước Covid-19 tại 6.343 USD hồi tháng 1/2020.
Theo ngân hàng Saxo giá đồng cũng được hỗ trợ bởi kích thích khổng lồ từ ngân hàng trung ương và kế hoạch chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Tồn kho đồng trên sàn LME giảm 10.025 tấn xuống 127.875 tấn, giảm từ 250.000 tấn hồi giữa tháng 5. Tổng tồn kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 18.162 tấn xuống 109.969 tấn trong tuần này tính tới ngày 19/6, thấp nhất kể từ tháng 1/2019.
Tiêu thụ đồng của Trung Quốc dự kiến tăng 2% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, mặc dù một nhà ngoại giao của Mỹ cho biết Trung Quốc đã cam kết thực hiện theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong các cuộc đàm phán tuần này.
Video đang HOT
Quặng sắt Trung Quốc tăng tuần thứ 7 liên tiếp
Giá quặng sắt Đại Liên có tuần tăng thứ 7 liên tiếp, bất chấp một phiên biến động, khi giá giao ngay gần mức cao nhất 10 tháng được hỗ trợ bởi nhu cầu nguyên liệu thô sản xuất thép mạnh.
Quặng sắt trên sàn giao dịch đại liên đóng cửa tăng 0,1% lên 768 CNY (108,55 USD)/tấn và tăng 0,7% trong tuần này. Hợp đồng quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore tăng 0,2% lên 100,27 USD/tấn.
Giá quặng sắt của Trung Quốc đã tăng 34% trong năm nay, bởi tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc đang giảm và nhu cầu nhanh chóng được củng cố bởi sự thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh để hỗ trợ nền kinh tế này.
Tồn kho quặng sắt tại 45 cảng chủ chốt của Trung Quốc giảm tuần thứ 9 liên tiếp trong tuần 12-18/6 xuống 106 triệu tấn, theo công ty tư vấn Mysteel.
Tuy nhiên, sự phục hồi của quặng sắt dường như đang mất đà, với sự yếu kém theo mùa của nhu cầu thép trong nước, do mùa mưa tại miền nam làm chậm hoạt động xây dựng và cảnh báo sự bùng phát của virus corona.
Thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 1,1% trong khi thép cuộn cán nóng tăng 1,8%. Thép không gỉ tăng 4% do khả năng bảo trì ở nhà máy ở miền nam Trung Quốc trong tháng 7 dự kiến làm giảm nguồn cung.
Cao su tăng
Giá cao su tại Tokyo đóng cửa tăng do lo sợ về khủng hoảng y tế tại Trung Quốc dịu đi sau khi một chuyên gia y tế cho biết sự bùng phát của virus corona chủng mới ở Bắc Kinh đã được kiểm soát.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đóng cửa tăng 1,4 JPY hay 0,9% lên 158,2 JPY/kg, mặc dù kết thúc tuần này giá giảm 0,5%.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 ở Thượng Hải tăng 185 CNY hay 1,8% lên 10.475 CNY/tấn.
Đường tăng theo dầu và các hàng hóa khác
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,16 US cent hay 1,3% lên 12,05 US cent/lb.
Các đại lý cho biết thị trường này có thể khó khăn để phá mức kháng cự quanh đỉnh cao gần đây do lo ngại về tiêu thụ yếu đặc biệt ảnh hưởng tới thị trường đường trắng.
Triền vọng vụ mùa thuận lợi tại Ấn Độ và Thái Lan cũng hạn chế đà tăng.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 2,9 USD hay 0,8% xuống 368,3 USD/tấn.
Cà phê giảm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 đóng cửa giảm 0,85 US cent hay 0,9% xuống 95,9 US cent/lb.
Cà phê đã giảm dưới 1 US/lb trong thời gian sụt giảm dài nhất 10 tháng khi sản lượng của Brazil đạt kỷ lục và đồng nội tệ của nước này yếu.
Cà phê rubusta kỳ hạn tháng 9 giảm 11 USD hay 0,9% xuống 1.175 USD/tấn.
Đậu tương tăng giá do triển vọng đàm phán thương mại Mỹ- Trung
Giá đậu tương ở Chicago tăng do các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ với Trung Quốc đang tiếp diễn, tiếp thêm hy vọng nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới này sẽ sớm đạt được nhập khẩu ước tính trước đó.
Lúa mì giảm do thu hoạch lúa mì vụ đông ở Mỹ đang diễn ra, trong khi ngô tăng do vị thế kỹ thuật.
Hợp đồng đậu tương trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 3-1/2 lên 8,76-1/2 USD/bushel sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 1/4 tại 8,80-1/2 USD.
Lúa mì giảm 2-1/4 US cent xuống 4,81-1/4 USD/bushel tăng từ 4,76 USD, thấp nhất kể từ ngày 12/9/2019, trong khi ngô tăng 1-1/2 US cent lên 3,32-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 20/06
Thị trường ngày 6/6: Giá dầu tăng 5%, các hàng hóa khác cũng đồng loạt tăng cao
Giá dầu tăng mạnh trong phiên cuối tuần kéo giá kim loại công nghiệp, đường, cao su... đồng loạt tăng theo.
Ảnh minh họa.
Dầu tăng 5% do thất nghiệp của Mỹ giảm và OPEC nhóm họp
Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần sau khi số liệu từ Mỹ cho thấy thất nghiệp trong tháng 5/2020 bất nhờ giảm và OPEC quyết định tiến hành họp vào ngày thứ Bảy để bàn bạc về việc có kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng hay không.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 2,31 USD (5,8%) lên 42,30 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 2,14 USD (5,7%) lên 39,55 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 19,2%, trong khi dầu WTI tăng 10,7%. Cả 2 loại dầu đều tăng tuần thứ 6 liên tiếp do các nước sản xuất chủ chốt cắt giảm sản lượng và có dấu hiệu nhu cầu cải thiện khi ngày càng nhiều quốc gia nới lỏng chính sách giãn cách xã hội.
Bộ Lao động Mỹ thông báo tỷ lệ thất nghiệp của nước này đột ngột giảm xuống còn 13,3% trong tháng 5/2020, từ mức 14,7% của tháng 4/2020.
Bộ Năng lượng Nga cho biết, OPEC sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến trong ngày 6/6. Thị trường kỳ vọng một số nước chưa đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng sẽ nhất trí với chủ trương này trong cuộc họp hôm nay. Nếu OPEC không đồng ý kéo dài thời gian thì bắt đầu từ tháng 7, mức cắt giảm sẽ giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày.
Vàng giảm trên 2% khi kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ
Giá vàng giảm trong phiên vừa qua do kinh tế toàn cầu ngày càng đón thêm tín hiệu hồi phục, mà mới nhất là số liệu về việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ, khiến nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn an toàn sụt giảm.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 1,9% xuống 1.678,81 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 2,6% xuống 1.683 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm khoảng 2,6%, là tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 13/3/2020.
Đồng USD và chứng khoán phố Wall đảo chiều tăng mạnh cũng góp phần khiến giá vàng giảm trong phiên cuối tuần.
Đồng trải qua tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018
Giá đồng trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 13 tuần do thị trường việc làm Mỹ bất ngờ khởi sắc, cùng thông tin Ngân hàng trung ương Châu Âu tăng cường các biện pháp kích thích, làm tăng kỳ vọng về sự hồi phục của kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 2,9%, sau khi có thời điểm trong cùng phiên đạt 5.692,5 USD/tấn, cao nhất kể từ 5/3/2020. Tính chung cả tuần, giá tăng gần 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2018.
Theo các nhà phân tích của Citi, "Trong ngắn hạn, thị trường chuyển hướng sang những tài sản rủi ro, và giá đồng có thể tiếp tục tăng lên 5.750 USD/tấn trong vòng 3 tháng tới".
Một số yếu tố khác cũng góp phần hỗ trợ giá đồn tăng, đó là: Tin đồn Cơ quan Dự trữ Chiến lược và Thực phẩm Quốc gia của Trung Quốc sẽ mua đồng dự trữ để đẩy giá lên (thông tin này chưa được kiểm chứng); lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm 5.875 tấn xuống còn 159.300 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 13/3; lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm 5.075 tấn xuống 139.913 tấn trong tuần tính đến 5/6, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Quặng sắt tăng 5 tuần liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần vẫn tăng tuần thứ 5 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại nguồn cung từ Brazil.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 0,9% xuống 756 CNY (105,26 USD)/tấn, song tính chung cả tuần vẫn tăng 2,3%. Trong khi đó, cũng phiên cuối tuần, giá quặng sắt trên sàn Singapore tăng 1,5% lên 97,10 USD/tân.
Tuy nhiên, giá tăng liên tục kéo dài trong thời gian qua gây lo ngại sẽ sớm đảo chiều. Nhà phân tích cấp cao của ANZ, Daniel Hynes, cho rằng "Giá quặng sắt có thể đã tăng quá mạnh, mạnh hơn so với tốc độ tăng của ngành thép, do đó chắc chắn sẽ chịu áp lực giảm trong những tháng tới".
Khí gas tăng khi các nước dần mở cửa trở lại
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á tuần này tăng lên khi nhiều nước nới lỏng dần chính sách giãn cách xã hội và xuất khẩu từ Mỹ dự báo giảm trong tháng 6/2020.
Giá LNG giao tháng 7/2020 trung bình trên thị trường Châu Á hiện khoảng 2,1 USD/mmBtu, tăng 0,25 USD so với tuần trước.
Lúa mì giảm
Giá lúa mì Mỹ giảm trong phiên vừa qua do USD mạnh lên khiến ngũ cốc Mỹ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Chicago giảm 8-1/4 US cent xuống 5,15-1/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giá giảm 5-1/2 US cent/bushel, kết thúc 2 tuần tăng giá trước đó, chủ yếu do Mỹ bắt đầu vào vụ thu hoạch và thời tiết ở Châu Âu thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Tại Châu Âu, giá lúa mì mềm của Pháp hiện duy trì vững ở mức thấp nhất 9 năm và thấp hơn 80% so với cách đây một năm - thời điểm khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của Châu Âu.
Đậu tương tăng
Giá đậu tương Mỹ trong phiên cuối tuần tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 có thời điểm đạt 8,73-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ 13/4, và kết thúc phiên ở mức 8,67-3/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá tăng 3,2%, nhiều nhất kể từ tháng 10/2020.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thu hút sự chú ý khi cho biết hệ thống báo cáo tự động hàng ngày xác nhận doanh số bán 588.000 tấn đậu tương tới một số địa điểm chưa xác định.
Đường cao nhất 2,5 tháng
Giá đường thô trên sàn New York trong phiên cuối tuần tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng rưỡi và tính chung cả tuần tăng khoảng 10% do những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới đang hồi phục.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,29 US cent (2,5%) lên 12,02 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,03 US cent. Giá dầu tăng đã kích thích các nhà máy mía Brazil chuyển sang tăng cường sản xuất ethanol. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá đường thô khó có thể tăng nhiều hơn mứhown12 US cent vì khi đó các nhà máy mía Brazil sẽ chuyển sang sản xuất đường, và sản lượng của Ấn Độ dự báo tăng.
Đường trắng cũng tăng giá trong phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 8 tăng 8,1 USD (2,1%) lên 98,8 USD/tấn. Hợp đồng kỳ hạn 1 tháng cao hơn 20 USD mỗi tấn so với kỳ hạn 2 tháng, cho thấy nguồn cung hiện tại đang bị thắt chặt hoặc nhu cầu mạnh, hoặc cả 2 yếu tố.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica tăng 0,75 US cent (0,8%) trong phiên cuối tuần, lên 98,9 US cent/lb, trong khi robusta tăng 35 USD (2,9%) lên 1.245 USD/tấn, cao nhất kể trong vòng hơn nửa tháng.
Dầu cọ tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Giá dầu cọ Malaysia phiên cuối tuần tăng và tính chung cả tuần cũng tăng sau khi Malaysia thông báo kế hoạch miễn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay.
Kết thúc phiên cuối tuần, dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 0,95% lên 2.348 ringgit (550,66 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 2,4%.
Malaysia ngày 5/6 tuyên bố sẽ miễn hoàn toàn thuế xuất khẩu dầu cọ trong năm nay, động thái được các thương gia ước tính có thể đẩy xuất khẩu dầu cọ tăng thêm 1 triệu tấn trong nửa cuối năm 2020.
Thịt lợn tăng
Giá thịt lợn tại Trung Quốc thời gian gần đây vẫn tiếp tục tăng do cầu vượt cung. Trong tuần 25-29/6/2020, chỉ số giá thịt lợn trung bình tại 16 khu vực cấp tỉnh là 38,05 CNY (khoảng 5,4 USD)/kg, tăng 5,6% so với tuần trước đó.
Bộ NN&PTNT nước này xác nhận, dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã bùng phát trở lại ở một số trang trại thuộc tỉnh Vân Nam nước này, sau khi tỉnh này báo cáo đã hết dịch từ tháng 11 năm ngoái.
Cao su tăng do kỳ vọng kinh tế hồi phục
Giá cao su trên thị trường Tokyo tăng lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 do nhà đầu tư lạc quan rằng các nền kinh tế đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch.
Cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn Tokyo tăng 5,1 JPY vào cuối phiên vừa qua, tuông đương 3,3%, lên 159,5 JPY/kg, mức cao nhất kể từ 18/3/2020; tính chung cả tuần giá tăng gần 4%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 3% lên 10.650 CNY/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 6/6
Thị trường ngày 3/6: Giá dầu tăng mạnh lên sát 40 USD/thùng, đồng và cao su cao nhất nhiều tuần Giá dầu tăng kéo nhiều mặt hàng kim loại công nghiệp, cao su, đường... tăng theo. Trong nhóm nông sản, đậu tương cũng tăng giá do Trung Quốc mua vào. Dầu tăng hơn 3% trước thềm cuộc họp của OPEC Giá dầu tăng trên 1 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch vừa qua do nhà đầu tư kỳ vọng các nước sản...