Thị trường ngày 15/9: Giá đường sụt mạnh, dầu và vàng cũng đi xuống
Thị trường hàng hoá nguyên liệu ngày 14/9 diễn ra trái chiều trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ- Trung leo thang khi tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo trợ lý tiến hành áp đặt thuế quan 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, bất chấp việc bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin cố gắng nối lại các cuộc thương lượng với nước này.
Giá các kim loại quý, đồng, dầu brent, LNG chịu áp lực giảm; ngược lại dầu WTI, thép và nguyên liệu sản xuất thép, đường, cao su tăng…
Dầu biến động
Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch cuối tuần do lo ngại Mỹ bổ sung thêm thuế nhập khẩu vào hàng hóa Trung Quốc, lệnh trừng phạt nhiều hơn đối với Iran có thể hạn chế nguồn cung.
Giá dầu Brent kỳ hạn chốt phiên giảm 9 cent/thùng xuống còn 78,09 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đã tăng hơn 1,6%. Ngược lại, giá dầu thô WTI Mỹ tăng 40 cent lên mức 68,99 USD/thùng sau khi giảm 2,5% trong phiên liền trước. Tính chung cả tuần, giá loại dầu này tăng 1,8%.Trong tuần qua, dầu thô Brent kỳ hạn có lúc đã đạt mức cao trên 80 USD/thùng.
Mỹ đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt tài chính đối với Iran từ ngày 6/8, sau đó sẽ cấm xuất khẩu hoàn toàn dầu khí từ 4/11/2018. Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, khách mua dầu thô truyền thống của Iran, đã thông báo sẽ giảm một nửa lượng mua dầu trong tháng 9 và tháng 10 so với đầu năm nay. Tuy nhiên, bộ trưởng dầu mỏ Iran cho rằng Mỹ sẽ không thể đạt được mục tiêu cấm vận hoàn toàn xuất khẩu dầu của nước này vì nguồn cung khan hiếm.
LNG quay đầu giảm sau nhiều tuần tăng mạnh
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á giảm nhẹ sau nhiều tuần tăng mạnh bởi nhu cầu mạnh từ Nhật Bản và Hàn Quốc, nguồn cung thắt chặt và giá dầu thô tăng. Giá LNG giao tháng 11 vào châu Á đạt khoảng 12 USD/mmBtu trong tuần này, giảm 5 cent so với tuần trước. Giá LNG đã tăng trong những tuần gần đây và đạt mức cao nhất 4 mùa đông qua.
Kim loại quý đồng loạt sụt giảm
Vàng tiếp tục giảm do USD tăng so với CNY sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo trợ lý tiến hành đánh thuế quan bổ sung đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Vàng giao ngay giảm 0,5% còn 1.195,21 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ 28/8 là 1.212,65 USD trong phiên liền trước. Nhưng tính chung cả tuần, giá đã tăng hơn 0,1%. Giá vàng giao tháng 12 của Mỹ đã giảm 7,10 USD, tương đương 0,6%, còn 1.201,10 USD/ ounce.
Video đang HOT
Căng thẳng thương mại kéo dài nhiều tháng giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến các nhà đầu tư đổ vốn vào mua USD vì tin rằng Mỹ sẽ ít thua thiệt hơn từ cuộc chiến này.Giá vàng đã giảm khoảng 12% từ mức đỉnh 1.365,23 USD trong tháng 4 trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng và lãi suất Mỹ tăng cao.
Giá các kim loại quý khác cũng giảm. Bạc giảm 0,4% còn 14,10 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 0,1%. Paladi giảm 0,4% còn 978,30 USD, cả tuần giảm 0,1%. Bạch kim giảm 0,9% xuống 793 USD/ ounce sau khi chạm mức cao nhất trong một tháng là 812,30 USD trong phiên thứ Năm, cả tuần tăng1,9%.
Đồng giảm
Đồng giảm giá sau khi các dữ liệu ở Trung Quốc cho thấy nền kinh tế đang bị nguội lạnh và tranh chấp thương mại tồi tệ hơn giữa Washington và Bắc Kinh khiến thị trường lo ngại nhu cầu kim loại của Trung Quốc sẽ giảm nhiều hơn dự kiến. Giá đồng tham khảo tại London (LME) đóng cửa giảm 1% xuống mức 5.973 USD/tấn. Sau thông báo về việc tổng thống Trump yêu cầu trợ lý tiến hành đánh thuế quan Trung Quốc, giá trên sàn giao dịch điện tử tiếp tục sụt giảm mạnh nữa.
Thép và nguyên liệu sản xuất thép (quặng sắt và than đá) tăng
Giá thép Trung Quốc tăng do các số liệu cho thấy dự trữ chỉ tăng nhẹ, sản xuất giảm trong khi nhu cầu mạnh.
Dự trữ các sản phẩm thép chỉ tăng 19.900 tấn lên 10 triệu tấn trong tuần này, trong khi dự trữ thép xây dựng tăng 0,2% lên 4.33 triệu tấn và thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 2,07 triệu tấn.
Sản lượng giảm trong khi nhu cầu ổn định giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung tăng trong mùa đông sắp tới nếu Trung Quốc áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm linh hoạt hơn. Sản lượng thép thô trung bình hàng ngày của Trung Quốc giảm trong tháng 8 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018.
Giá thép tại Thượng Hải tăng 1% lên 4.093 CNY (597,81 USD)/tấn.Giá nguyên liệu sản xuất thép cũng tăng nhẹ. Giá quặng sắt tại Đại Liên tăng 0,6% lên 501,5 CNY/tấn. Giá than cốc kỳ hạn tăng 1,3% lên 1.298.5 CNY/ tấn.
Đường có lúc giảm gần 6%
Giá đường sụt giảm mạnh do hoạt động bán chốt lời vào cuối phiên giao dịch. Đường thô kỳ hạn New York giao tháng 10/2018 giảm 0,52 cent, tương đương 4,5%, xuống mức 11,16 cent/lb, mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ 4/6/2018. Đáng chú ý trong phiên chỉ 2 phút cuối giao dịch thị trường đã giảm tới 5,8% xuống còn 11 cent/lb.
Giá đường trắng giao tháng 12/2018 giảm 10,90 USD, tương đương 3,1%, xuống còn 339,70 USD/tấn.
Cao su tăng do nhu cầu cao
Giá tham khảo cao su kỳ hạn giao ngay Tokyo tăng cao do kỳ vọng nhu cầu theo mùa tăng mạnh. Giá cao su Tokyo giao tháng 2/2019 chốt phiên tăng 0,3 JPY (0,0027 USD) đạt 167,9 JPY/ kg. Tính chung cả tuần, giá cao su TOCOM tăng 2 JPY/kg. Giá cao su giao tháng 1/2019 tại Thượng Hải giảm 15 CNY(2,19 USD) xuống còn 12.330 CNY/tấn. Giá hợp đồng cao su tại SICOM giao tháng 10/2019 chốt phiên ở mức 132,9 cent Mỹ/kg, giảm 0,7 cent.
Giá máy tính tại Mỹ cao kỷ lục
Giá máy tính bàn, máy xách tay và máy tính bảng tại Mỹ đã đột ngột tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 8/2018, trái với xu hướng giảm của tháng 7/2018. Chi phí sản xuất máy tính đã giảm trong suốt thập kỷ vừa qua, nhưng người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ không còn cơ hội mua máy tính giá rẻ nữa sau khi Mỹ áp thuế mới lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có nhiều đồ điện tử và linh kiện. Dự báo giá sẽ còn tăng hơn nữa trong những tháng tới.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc sáng ngày 15/09
Minh Quân
Theo Trí thức trẻ
Tổng thống Trump bị tấn công ở 'sân nhà'
Sau nhiều tháng phát động một cuộc chiến "phía sau hậu trường" chống lại chính sách thuế "gây hấn" của Tổng thống Donald Trump đối với một số quốc gia, hơn 60 tập đoàn công nghiệp Mỹ đã "liên thủ", công khai "tuyên chiến" với ông Trump.
Các công ty công nghệ đã liên kết để chống lại Tổng thống Trump. Ảnh: Financial Post.
Kim Jong-un đề nghị có thêm cuộc gặp mặt với Donald TrumpTrái lời TT Trump, Mỹ chuẩn bị điều động thêm quân tới châu Âu
Liên minh mang tên Americans for Free Trade (Những người Mỹ ủng hộ tự do thương mại) ra đời sau khi ông Trump lại sử dụng tới "vũ khí thuế quan".
"Rất nhiều nhóm lợi ích khác nghĩ rằng họ sẽ không đi xa tới mức này, nhưng tác động bề mặt của chính sách thuế quan cuối cùng đã khiến mọi người phải thốt lên: "quá đủ rồi", Nicole Vasilaros, nhà vận động chính sách hàng đầu của Hiệp hội Các nhà sản xuất thiết bị hàng hải quốc gia (NMMA), nói. Theo Reuters, một số thành viên của NMMA, chuyên sản xuất các loại tàu bè, động cơ máy thủy... đang cân nhắc phương án sa thải bớt nhân công vì chi phí sản xuất nay đã tăng 35%.
Ông Trump đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, hầu hết là máy công nghiệp và linh kiện điện tử trung gian, ví dụ như thiết bị bán dẫn.
Một danh sách dự kiến đánh thuế mới với 200 tỷ USD sẽ nhắm tới hàng tiêu dùng, và một lời đe dọa đánh thuế tiếp 267 tỷ USD về cơ bản là "phủ sóng" toàn bộ các mặt hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ. Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa trả đũa, nhắm tới các công ty Mỹ đang hoạt động tại nước này.
Trong liên minh thương mại mới hình thành, có những công ty thuộc hàng lớn nhất nước Mỹ. Trong số này, có viện Dầu mỏ Mỹ, đại diện cho các hãng dầu mỏ lớn nhất như Exxon Mobil Corp và Chevron Corp, và Hiệp hội các nhà lãnh đạo Công nghiệp bán lẻ, với các tên tuổi như Target Corp và Autozone Inc.
"Đã có rất nhiều việc xảy ra trong 8 tháng qua để chứng tỏ cho ngài tổng thống và chính quyền của ông ta thấy được thuế quan không phải là biện pháp tốt. Quan điểm của chúng tôi là chưa quá muộn (để thay đổi)", Dean Garfield, giám đốc điều hành của Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin, tổ chức bao gồm các thành viên như hãng Microsoft, Alphabet Inc (công ty mẹ của Google) và hãng Apple, nói.
Liên minh Americans for Free Trade ra đời sau cuộc gặp của lãnh đạo một số ngành công nghiệp. Sự kiện do Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (NRF), với các thành viên như Amazon, Macy's Inc và Walmart Inc, tổ chức.
Gần như có đủ các thành phần của nền kinh tế Mỹ tham gia", ông David French, nhà vận động chính sách hàng đầu của NRF, nói.
Nhóm sẽ nhắm tới các thành viên của đảng Cộng hòa trong quốc hội ở 5 tiểu bang Ohio, Pennsylvania, Illinois, Indiana và Tennessee, thúc giục họ thảo luận các vấn đề thương mại trên diễn đàn lưỡng viện. Liên minh dự kiến mở rộng phạm vi tới 12 bang cho đến thời điểm cuối năm.
Các thành viên lưỡng viện Mỹ đã thất bại trong việc làm chậm lại tiến trình thực thi các biện pháp bảo hộ và rất ít người công khai chỉ trích do lo sợ chọc giận tổng thống và đảng Cộng hòa.
Theo Tiền Phong
WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mại Những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt thuế với hàng hóa Trung Quốc đã trở thành chủ đề thảo luận của các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN đang diễn ra tại Việt Nam. Các nhà lãnh đạo dự Diễn đàn Kinh tế Thế...