Thị trường ngày 11/6: Giá dầu và vàng tiếp tục tăng
Giá dầu tiếp đà tăng, vàng cao nhất 1 tuần, đồng cao nhất 4,5 tháng, nhôm cao nhất 2,5 tháng, đường cao nhất 3 tháng, trong khi thép và quặng sắt tiếp đà giảm.
Giá dầu tiếp đà tăng
Giá dầu tăng trở lại từ mức giảm trong đầu phiên giao dịch, bất chấp số liệu của Mỹ cho thấy rằng tồn trữ dầu thô tăng lên mức cao kỷ lục, dấy lên mối lo ngại về dư cung dầu thô kéo dài do nhu cầu yếu.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/6, dầu thô Brent tăng 55 US cent lên 41,73 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 66 US cent lên 39,6 USD/thùng, sau khi giảm 2% trong đầu phiên giao dịch.
Tính đến nay, giá dầu Brent đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất 21 năm (dưới 16 USD/thùng) trong tháng 4/2020, song một số nhà phân tích cho rằng giá đã tăng quá xa khi đại dịch khiến nhu cầu dầu giảm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, tồn trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 5/6/2020 tăng 5,7 triệu thùng lên 538,1 triệu thùng, gây áp lực lên giá. Tuy nhiên, giá dầu cũng được hỗ trợ khi Bộ Năng lượng Mỹ đã mua 126.000 thùng dầu thô cho dự trữ chiến lược của nước này. Đồng thời, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước khác được gọi là OPEC giảm nguồn cung dầu thêm 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% nhu cầu trước đại dịch đến cuối tháng 7/2020.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng do thị trường tập trung nhiều hơn vào sự suy giảm sản lượng thay vì dự báo nhu cầu điều hòa không khí và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn New York tăng 1,3 US cent tương đương 0,7% lên 1,780 USD/mmBTU.
Với thời tiết ôn hòa vào giữa tháng 6/2020, Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ bao gồm xuất khẩu sẽ giảm từ 81,5 bcfd trong tuần này xuống 79,7 bcfd trong tuần tới.
Giá vàng cao nhất 1 tuần
Giá vàng tăng gần 1% lên mức cao nhất 1 tuần sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ cam kết giảm bớt nỗi đau kinh tế từ đại dịch virus corona, thúc đẩy nhu cầu vàng thỏi là tài sản trú ẩn an toàn.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,8% lên 1.728,76 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York giảm nhẹ xuống 1.720,7 USD/ounce.
Fed giữ cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế khi các nhà hoạch định chính sách dự báo tổng sản phẩm quốc nội giảm 6,5% trong năm nay và tỉ lệ thất nghiệp là 9,3% vào cuối năm nay.
Giá đồng cao nhất 4,5 tháng, nhôm cao nhất 2,5 tháng
Giá đồng tăng phiên thứ 6 liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, được hỗ tợ bởi nhu cầu tăng.
Giá đồng trên sàn London tăng 2,1% lên 5.893 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.913,5 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/1/2020.
Tồn trữ đồng tại London giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/2/2020 (130.225 tấn) và tồn trữ đồng tại Thượng Hải chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17/1/2020.
Giá đồng tinh chế giao ngay tại thị trường nội địa Trung Quốc tăng lên 46.350 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 23/1/2020, cho thấy nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh.
Đồng thời, giá nhôm trên sàn London tăng 1,4% lên 1.628 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 20/3/2020.
Giá thép và quặng sắt tiếp đà giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp do xuất khẩu từ các mỏ khai thác tăng, mặc dù bất ổn về nguồn cung kéo dài do đại dịch virus corona.
Video đang HOT
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,4% xuống 760 CNY (107,47 USD)/tấn.
Xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil trong tuần trước tăng 5 triệu tấn lên 29,3 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,4% xuống 3.587 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,4% xuống 3.516 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 12.910 CNY/tấn.
Giá cao su tăng trở lại
Giá cao su tại Tokyo tăng do kỳ vọng nền kinh tế sẽ nhanh chóng hồi phục khi nhiều nước trên thế giới nới lỏng các hạn chế virus corona, song đồng JPY tăng cao đã hạn chế đà tăng.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,1 JPY lên 163 JPY (1,5 USD)/kg.
Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY xuống 10.585 CNY (1.498 USD)/tấn.
Đồng JPY tăng đã hạn chế đà tăng giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM. Đồng JPY tăng mạnh khiến tài sản mua bằng đồng JPY rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá đường cao nhất 3 tháng
Giá đường tăng lên mức cao nhất 3 tháng, trong bối cảnh xuất khẩu của Brazil chậm lại và nguồn cung đường trắng thắt chặt.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 0,23 US cent tương đương 1,9% lên 12,23 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 12,27 US cent/lb, cao nhất gần 3 tháng.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 6,6 USD tương đương 1,7% lên 394,9 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 398,5 USD/tấn, cao nhất 3 tháng.
Giá cà phê diễn biến trái chiều
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 1,15 US cent tương đương 1,2% xuống 98,55 US cent/lb.
Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 6 USD tương đương 0,5% lên 1.253 USD/tấn.
Sản lượng cà phê của Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – dự kiến sẽ giảm 3,5% xuống 30,2 triệu bao (60 kg) trong niên vụ 2020/21.
Xuất khẩu cả phê của Brazil trong tháng 5/2020 giảm 23% xuống 2,68 triệu bao, thấp nhất trong hơn 1 năm.
Giá đậu tương và lúa mì tăng, ngô giảm
Giá đậu tương tại Mỹ tăng, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ nước nhập khẩu lớn nhất thế giới – Trung Quốc – tăng, trong khi giá ngô giảm do điều kiện cây trồng được cải thiện.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 2-1/4 US cent lên 8,65-1/2 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 1-3/4 US cent lên 5,06-1/4 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1-1/4 US cent xuống 3,26-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tiếp đà tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng theo xu hướng giá dầu đậu tương tăng mạnh và được hỗ trợ bởi xuất khẩu trong tháng 6/2020 tăng, tồn trữ dầu cọ trong tháng 5/2020 giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 6 ringgit tương đương 0,25% lên 2.394 ringgit (561,58 USD)/tấn.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia tính đến cuối tháng 5/2020 giảm 0,5% so với tháng trước đó xuống 2,03 triệu tấn, do sản lượng giảm và xuất khẩu tăng hơn so với dự kiến, Ủy ban Dầu cọ Malaysia cho biết.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 11/6
Thị trường ngày 3/6: Giá dầu tăng mạnh lên sát 40 USD/thùng, đồng và cao su cao nhất nhiều tuần
Giá dầu tăng kéo nhiều mặt hàng kim loại công nghiệp, cao su, đường... tăng theo. Trong nhóm nông sản, đậu tương cũng tăng giá do Trung Quốc mua vào.
Dầu tăng hơn 3% trước thềm cuộc họp của OPEC
Giá dầu tăng trên 1 USD mỗi thùng trong phiên giao dịch vừa qua do nhà đầu tư kỳ vọng các nước sản xuất dầu thô chủ chốt trên thế giới sẽ nhất trí gia hạn việc cắt giảm sản lượng sau cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này. Việc các bang của Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại sau giai đoạn giãn cách xã hội để chống COVID-19 cũng góp phần đẩy giá dầu tăng lên.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 1,25 USD (3,3%) lên 39,57 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 1,37 USD (3,9%) lên 36,81 USD/thùng. Cả hai mức này đều cao nhất trong vòng gần 3 tuần.
"Dự đoán OPEC sẽ đồng ý kéo dài thời gian kiềm chế sản lượng như hiện tại thêm 2 tháng nữa. Thị trường cũng lạc quan rằng việc các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại sẽ làm cho nhu cầu dầu tăng lên, và đến khoảng tháng 8 thì cung - cầu mặt hàng này sẽ trở nên cân bằng", Chủ tịch Công ty tư vấn Lipow Oil Associates, Andy Lipow cho biết.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và một số nước sản xuất dầu lớn khác, trong đó có Nga, đang xem xét gia hạn việc cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày (bpd), tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, tới tháng 7 hoặc 8/2020. Cuộc họp của họ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày thứ Năm 4/6. Theo kế hoạch ban đầu của nhóm này, trong tháng 5 và 6, mức cắt giảm sản lượng là 9,7 triệu thùng/ngày, sau đó giảm xuống còn 7,7 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 12/2020.
Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 483.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 29/5, xuống còn 531 triệu thùng.
Trong khi đó, Saudi Arabia dự định sẽ nâng giá bán dầu thô Arab Light chính thức sang thị trường Châu Á thêm trung bình 3,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 7 tới. Thị trường dầu mỏ có vẻ đang sáng dần lên.
Vàng giảm 1% do chứng khoán tăng các nền kinh tế mở cửa trở lại
Giá vàng giảm 1% trong phiên vừa qua khi các nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền sang Phố Wall giữa bối cảnh ngày càng lạc quan về triển vọng kinh tế hồi phục sau khi mở cửa trở lại.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay trên sàn London giảm 0,7% xuống 1.727,23 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York giảm 0,9% xuống 1.734 USD/ounce.
Vàng được coi là nơi trú ẩn an toàn. Do đó, kim loại quý này thường tăng giá mỗi khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, và trái lại giảm giá khi kinh tế tốt lên.
Tuy nhiên, triển vọng giá vàng nhìn chung vẫn được đánh giá là tích cực. Kim loại này đã tăng giá hơn 18% kể từ mức thấp nhất 4 tháng là 1.450,98 USD/ounce hồi tháng 3/2020. Lý do giá tăng là bởi kinh tế toàn cầu suy yếu do đại dịch và các chương trình kích thích lớn của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Đồng cao nhất 11 tuần do kinh tế Trung Quốc hồi phục
Giá đồng trên sàn London đã tăng lên mức cao nhất hai tháng rưỡi vì ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc - nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới - đang tăng trưởng trở lại sau đợt suy yếu do dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,8% trong phiên vừa qua, lên 5.525 USD/tấn, cao nhất kể từ 13/3/2020. Kim loại này đã tăng 26% kể từ khi chạm mức thấp nhất 45 tháng vào ngày 19/3/2020 (4.371 USD/tấn). Trên sàn Thượng Hải, đồng kỳ hạn tháng 7/2020 cũng lập kỷ lục cao nhất kể từ 6/3, là 44.800 CNY/tấn.
Doanh số bán xe hơi - chỉ báo quan trọng về nhu cầu kim loại ở Trung Quốc - tháng 5/2020 đã tăng 11,7%. Thành phó Vũ Hán, đã từng là tâm dịch của Trung Quốc, cũng báo cáo không có ca nhiễm COVID-19 mới.
Nhà phân tích Nicholas Snowdon thuộc Deutsche Bank ở London cho biết, nhu cầu đồng physical tại Trung Quốc đang mạnh, trong khi nguồn cung đồng phế liệu hạn hẹp khiến các nhà đầu tư tăng mua mặt hàng này.
Quặng sắt tăng tiếp
Giá quặng sắt trên thị trường Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp do triển vọng nhu cầu mạnh và lo ngại về tình hình nguồn cung ở Brazil.
Kết thúc phiên giao dịch, quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 757 CNY (106,3 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt cũng tăng 1% lên 98,2 USD/tân. Phiên 1/6, quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (hàm lượng 62% sắt) đạt 102,5 USD/tân, cao nhất kể từ 5/8/2020.
Nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang hồi phục khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục nới lỏng những hạn chế chống lại sự lây lan của virus corona. Tồn trữ thép của Trugn Quốc đang giảm nhanh, thôi thúc các nhà máy đẩy tăng sản lượng, kéo nhu cầu quặng sắt nguyên liệu tăng theo. Trong khi đó, số ca lây nhiễm virus corona ở Brazil tiếp tục tăng, gây lo ngại về khả năng cung cấp quặng từ nước này trong thời gian tới.
Đậu tương cao nhất 3 tuần bởi dự báo nhu cầu từ Trung Quốc
Giá đậu tương Mỹ trong phiên vừa qua đã đảo chiều tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần do bán được hàng sang Trung Quốc và có dấu hiệu xuất khẩu sẽ còn khả quan trong thời gian tới.
Đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 đã tăng 10 US cent lên 8,50-1/2 USD/bushel vào cuối phiên vừa qua, trong phiên có thời điểm giá đạt 8,56 USD, cao nhất kể từ 12/5. Đậu tương Mỹ hiện đang rẻ hơn nhiều so với đậu tương Brazil.
Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận đã có 132.000 tấn đậu tương của nước này được bán cho Trung Quốc, mặc dù cách đây 2 ngày Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh của mình ngừng mua đậu tương Mỹ để trả đũa về vấn đề liên quan tới đặc khu hành chính Hongkong.
Đường đi lên
Giá đường thô tăng phiên thứ 4 liên tiếp theo xu hướng giá dầu giữa bối cảnh giảm lo ngại về tình trạng nguồn cung dư thừa. Giá dầu tăng đã khiến các nhà chế biến mía Brazil tăng cường sản xuất ethanol.
Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,22 US cent (2%) lên 11,22 US cent/lb; đường trắng giao tháng 8/2020 tăng 5,2 USD (1,4%) lên 370 USD/tấn.
Tổ chức Mía đường Quốc tế dự báo thâm hụt đường toàn cầu trong niên vụ 2019/20 sẽ ở mức 9,3 triệu tấn. Tuy nhiên, dự báo này chưa tính toán đầy đủ tác động của COVID-19. Tổ chức này ước tính nhu cầu tiêu thụ đã giảm 2,1 triệu tấn cho tới tháng 5/2020 do đại dịch, tức là nhu cầu giảm bằng hơn một nửa mức thiếu hụt nguồn cung.
Cà phê trái chiều
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 0,1 US cent (0,1%) xuống 98,2 US cent/lb vào cuối phiên giao dịch vừa qua do dự báo sản lượng của Brazil sẽ cao gần kỷ lục trong khi nhu cầu có nguy cơ sụt giảm do đại dịch. Xuất khẩu cà phê của Costa Rica đã giảm 13% trong tháng 5/2020 và giảm 3,5% trong 8 tháng đầu niên vụ 2019/20. Giá cà phê robusta trái lại tăng 20 USD (1,7%) lên 1.179 USD/tấn. Xuất khẩu cà phê Sumatra (Indonesia) trong tháng 5/2020 đã giảm 9% so với một năm trước đó.
Cao su lập "đỉnh" 2 tuần
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng phiên thứ 2 liên tiếp, thêm 0,6% để đạt mức cao nhất trong vòng 2 tuần vào lúc kết thúc phiên giao dịch, bởi kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh sau khi các nước dần nới lỏng lệnh phong tỏa.
Kết thúc phiên, cao su kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 1 JPY lên 155,3 JPY/kg, cao nhất kể từ 21/5/2020. Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải cũng tăng 0,5% lên 10.300 CNY/tấn.
Các thị trường, bao gồm cả các mặt hàng như cao su, đã hồi phục mạnh sau khi giảm sâu hồi tháng 3 và 4/2020, bởi hy vọng kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau đại dịch COVID-19.
Thịt lợn ở Hàn Quốc tăng mạnh
Giá thịt lợn tại Hàn Quốc tháng 5/2020 tăng mạnh do các gia đình tăng cường nấu ăn ở nhà do dịch COVID-19 tái bùng phát. Giá thịt lợn bán buôn trung bình đạt 5.115 won (4,18 USD)/kg trong tháng 5/2020, tăng 22% so với cùng tháng năm ngoái. Số lợn giết mổ trong cùng tháng là 1,4 triệu con, tăng 1,5% so với mức trung bình các tháng.
Chè tiêu thụ giảm ở Ấn Độ
Tiêu thụ chè ở Ấn Độ đã giảm 25-30% trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc vừa do nguồn cung sụt giảm, vừa bởi người tiêu dùng giảm ăn uống ở các hàng quán. Đối với mặt hàng này, tiêu thụ bên ngoài gia đình chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè nội địa của Ấn Độ.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 3/6
Thị trường ngày 12/5: Giá dầu giảm vì lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai, giá thép, đồng và đậu tương tăng mạnh Thị trường lại dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 khi ngày càng có nhiều quốc gia nới lỏng các chính sách phong tỏa/giãn cách xã hội. Đức hôm qua thông báo số ca nhiễm mới gia tăng theo cấp số nhân sau khi đã giảm trong thời gian phong tỏa trước đó; Hàn Quốc hôm 10/5...